Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về điều tra trong tụng hình sự: đưa ra các khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc, yêu cầu và các biện pháp của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự. Trình bày chi tiết các quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về các biện pháp điều tra như: khởi tố bị can, lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, khám xét, thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định... Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự như: nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của điều tra viên, hoàn thiện tổ chức, biên chế các cơ quan điều tra, đổi mới hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đề cao tính độc lập sáng tạo của điều tra viên, tăng cường phương tiện, kỹ thuật hiện đại cho cơ quan điều tra, tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là giữa các cơ quan tiến hành tố tụng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật tố tụng hình sự được ban hành nhằm đảm bảo việc đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân. Ý nghĩa đó được thể hiện trong suốt quá trình tố tụng ở giai đoạn
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Để đạt được mục đích đó, Bộ
luật Tố tụng hình sự quy định quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan và người
tiến hành tố tụng (gồm các cơ quan chức năng của Nhà nước, các tổ chức xã
hội và công dân) nhằm phát hiện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội,
không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Trong quá trình đổi mới đất nước, do tác động của mặt trái nền kinh tế
thị trường, của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình tội phạm ở nước ta
trong thời gian vừa qua và trong những năm tới đang và sẽ diễn biến rất phức
tạp, chưa có chiều hướng giảm. Tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt về thủ
đoạn, cách và ngày càng nghiêm trọng về tính chất, mức độ nguy
hiểm. Điều tra là một hoạt động trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm
xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Công
tác điều tra rất quan trọng, điều tra đúng là cơ sở để xét xử đúng; điều tra sai
là sai ngay từ bước đầu, dễ dẫn tới xét xử sai, vi phạm nghiêm trọng tới
quyền, lợi ích của công dân.
Ngày 17/3/2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số
388/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có
thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, đã nhận được sự hưởng
ứng đồng tình từ phía đông đảo nhân dân. Điều này không chỉ có ý nghĩa lớn
đối với những người bị oan sai mà còn ảnh hưởng lớn tới tâm lý của tất cả
mọi người, tạo cho người dân yên tâm, tin tưởng hơn nữa vào chính sách pháp
luật của Nhà nước ta. Đồng thời, Nghị quyết này còn đặt ra một thách thức,
yêu cầu lớn cho những người tiến hành tố tụng. Họ phải thận trọng, tỷ mỷ
trong hoạt động của mình để tránh gây ra tổn thất về tinh thần cũng như vật
chất cho những người tham gia tố tụng. Muốn như vậy, ngay từ bước điều tra
ban đầu cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, yêu cầu trình độ
chuyên môn cao, làm việc một cách khách quan và hoàn toàn phục vụ vì công
lý.
Điều tra trong tố tụng hình sự là giai đoạn đầu tiên có vai trò rất quan
trọng trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Chính vì vậy mà pháp luật
tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ về các biện pháp điều tra. Điều này được
thể hiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và
các văn bản chuyên ngành khác. Vì vậy việc nghiên cứu cụ thể về các biện pháp
điều tra trong tố tụng hình sự và thực tiễn hoạt động điều tra, phân tích làm
sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các biện pháp điều tra,
để từ đó có những giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng về điều tra, nâng cao
hiệu quả hoạt động điều tra có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận cũng như thực
tiễn. Những phân tích đó lý giải cho việc chúng tui chọn đề tài "Các biện pháp
điều tra trong tố tụng hình sự" để làm luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, điều tra trong tố tụng hình sự cũng là một
vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia luật học cả về lý
luận lẫn thực tiễn, đáng chú ý là các công trình: "Sổ tay điều tra hình sự"
(Nhà xuất bản Công an nhân dân); "Khoa học Điều tra hình sự" (Trường Đại
học Luật Hà Nội), "Giáo trình Điều tra hình sự" (Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội) và một số bài báo được công bố trong một số tạp chí... Đây là
những công trình nghiên cứu cơ bản các vấn đề thuộc lĩnh vực điều tra hình
sự, đã đề cập đến các biện pháp điều tra hình sự. Tuy nhiên các công trình này
mới chỉ đề cập tới vấn đề mang tính bình luận các quy định của pháp luật
hay chiến thuật điều tra mà chưa đi phân tích thực tiễn hoạt động điều tra,
phân tích các bất cập, hạn chế, từ đó đưa ra đề xuất về giải pháp hoàn thiện,
cũng như những kiến nghị trong việc hoàn thiện pháp luật về các biện pháp
điều tra trong tố tụng hình sự.
Cho đến nay, trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một công
trình chuyên khảo nghiên cứu sâu, toàn diện, đầy đủ về biện pháp điều tra
trong tố tụng hình sự.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích
Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về điều tra hình sự cũng
như các biện pháp điều tra hình sự cụ thể, luận văn đề xuất những giải pháp
cơ bản về các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
+ Nghiên cứu một số vấn đề chung về biện pháp điều tra;
+ Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp
điều tra và thực tiễn áp dụng các biện pháp đó;
+ Đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và nâng cao
hiệu quả áp dụng các biện pháp điều tra trong thực tiễn.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp điều tra trong tố tụng
hình sự cả về phương diện quy phạm pháp luật cũng như về thực tiễn
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các
văn bản pháp luật về vấn đề điều tra trong tố tụng hình sự và các văn bản
khác, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan tới đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng và kết hợp chặt chẽ
phương pháp lôgíc với phương pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp; phương
pháp so sánh, thống kê, khảo sát, điều tra, tổng kết thực tiễn.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Luận văn là một công trình nghiên cứu về các biện pháp điều tra trong
tố tụng hình sự một cách hệ thống, toàn diện. Kết quả nghiên cứu góp phần
làm sáng tỏ vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp điều tra
trong tố tụng hình sự; đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng
điều tra trong tố tụng hình sự hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về điều tra trong tố tụng hình
sự.
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về các
biện pháp điều tra.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả các biện pháp điều tra trong
tố tụng hình sự.

0j8v2a83Kf8t4v8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status