Xây dựng khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam - pdf 25

Chia sẻ cho ae Ket-noi luận văn


Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử; Phân tích sự cần thiết của việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Nghiên cứu những yêu cầu pháp lý khi ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Phân tích thực trạng pháp luật hiện hành của nước ta trước những yêu cầu pháp lý của việc phát triển thương mại điện tử và trình bày kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử. Từ đó, xây dựng phương hướng, các giải pháp xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở nước ta trong thời gian tới
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Máy tính được sử dụng phổ biến trong
xã hội, trở thành một công cụ không thể thiếu tại các cơ quan, doanh nghiệp,
trường học và cả nhà riêng. Không chỉ là một công cụ văn phòng đắc lực,
máy tính còn là một công cụ sáng tạo, phương tiện sản xuất tại các doanh
nghiệp, một công cụ ưu việt cho học tập và nâng cao kiến thức, một thiết bị
giải trí đa năng. Sự lan truyền và phổ biến của Internet từ giữa thập kỷ 90 của
thế kỷ trước đã có tác động sâu sắc tới đời sống xã hội nước ta. Chúng ta có
thể trao đổi thông tin dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, tìm hiểu được nhiều
thông tin hơn từ kho tàng tri thức phong phú của nhân loại. Tính đến cuối
tháng 7 năm 2006, Việt Nam có trên 3,688 triệu thuê bao internet. Số người
sử dụng dịch vụ này là khoảng 13,4 triệu, tương đương 16% dân số. Dự kiến
đến năm 2010, tỷ lệ dân số sử dụng internet có thể đạt tới 35%.
1
Internet cũng
trở thành một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình
quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại, mở rộng phạm vi giao dịch và kinh
doanh ngay trên Internet.
Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào lĩnh vực
thương mại đã mang lại những kết quả, những giá trị to lớn đối với nhiều loại
chủ thể khác nhau. Và điều này đã dẫn đến sự hình thành của một phương
thức kinh doanh mới - thương mại điện tử. Theo số liệu thống kê, doanh thu
từ thương mại điện tử trên toàn thế giới trong năm 2000 là gần 280 tỉ USD,
năm 2001 là gần 480 USD, năm 2002 là gần 825 tỉ USD, năm 2003 là hơn
1.400 tỉ USD, năm 2004 là gần 2.400 tỉ USD và năm 2005 là gần 4.000 tỉ
USD. Các số liệu này cho thấy thương mại điện tử tăng trưởng gần 70% mỗi
năm. Cũng theo thống kê, trong năm 2002, chi phí dành cho quảng cáo trên Internet của toàn thế giới là 23 tỉ USD, trong đó châu Á đã chi 3 tỉ USD cho
quảng cáo trên Internet
2
.
Nhiều doanh nghiệp của nước ta đã nắm bắt được những lợi ích mà
thương mại điện tử có thể đem lại đối với việc giảm thiểu các chi phí sản
xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường cho hàng hóa dịch vụ của mình, và nhờ
đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế. Hiện nay, theo thống
kê nước ta có trên 30% doanh nghiệp có kết nối Internet, 10% có trang Web
để phục vụ kinh doanh, tiếp thị trong nước và quốc tế
3
.
Với tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thương mại và
những giá trị to lớn mà thương mại điện tử mang lại, đặc biệt là trong điều
kiện hội nhập mạnh mẽ kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta hiện nay,
Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng chiến lược quốc gia, kế hoạch
tổng thể cho thương mại điện tử trong đó có việc xây dựng một khung pháp
lý hiện đại và phù hợp với tình hình phát triển cụ thể của Việt Nam.
Thực hiện chủ trương đó, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành một
số văn bản pháp luật về xây dựng mạng tin học diện rộng, về sử dụng các dữ
liệu thông tin trên vật mang tin để làm các chứng từ kế toán và thanh toán của
ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Gần đây nhất là ban hành Luật giao dịch
điện tử, Luật công nghệ thông tin, Nghị định của Chính phủ về thương mại
điện tử v.v. Tuy nhiên, Luật giao dịch điện tử là luật khung và các văn bản
hướng dẫn chậm được ban hành. Các văn bản pháp luật của Chính phủ chỉ là
những giải pháp tình thế để giải quyết những yêu cầu trước mắt, hiệu lực
pháp lý của các văn bản không cao. Nhìn chung, các quy định pháp luật về
thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống, nhiều chồng
chéo, bất cập, thiếu tính đồng bộ và tạo ra sự manh mún.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status