Pháp luật về tranh chấp nội bộ công ty ở Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

M
Ở ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tranh chấp nội bộ công ty (TCNBCT) liên quan đến việc thành lập, hoạt
động, tổ chức lại và giải thể công ty là một trong những vấn đề mới phát sinh
kể từ công cuộc Đổi mới 1986. Thời điểm đó, nước ta bắt đầu thực hiện
đường lối đổi mới với ba nội dung chính: Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; Phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày
càng quan trọng và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách
hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Đây chính là
nguyên nhân dẫn đến hàng loạt sự thay đổi toàn diện về cả chính trị, kinh tế
và xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Nhiều thành phần kinh tế mới xuất
hiện, Luật Công ty 1990 được ban hành dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về số
lượng và quy mô hoạt động của công ty. Hệ quả tất yếu dẫn đến là các tranh
chấp giữa các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế, trong đó có tranh chấp nội
bộ công ty diễn ra ngày càng nhiều về số lượng, phức tạp về nội dung.
Tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung và tranh chấp nội bộ công
ty nói riêng là một hiện tượng tất yếu không thể tránh khỏi của nền kinh tế thị
trường. Pháp luật điều chỉnh về loại tranh chấp này đang từng bước được
hoàn thiện bởi vì đây là loại tranh chấp mới so với các quan hệ tranh chấp
kinh doanh, thương mại khác. Trong thực tiễn, việc tranh chấp nội bộ công ty
rất đa dạng, tuy nhiên việc áp dụng pháp luật để giải quyết loại tranh chấp này
còn nhiều bất cập, vướng mắc. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như các
cách giải quyết tranh chấp nội bộ công ty theo pháp luật Việt Nam, từ
đó có những sự đánh giá dựa trên thực tiễn giải quyết tranh chấp để đưa ra
những giải pháp tối ưu hạn chế tranh chấp, tìm ra các tồn tại bất cập và chưa
đầy đủ trong các quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
phát triển ổn định là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra.
Với những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Pháp luật về giải
quyết tranh chấp nội bộ công ty ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tranh chấp nội bộ công ty luôn nhận
được sự chú ý của các nhà nghiên cứu cũng như các cá nhân, tổ chức hoạt
động trong thực tiễn. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn
đề này như: Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2005 “Thẩm quyền giải quyết
tranh chấp kinh doanh của Tòa án – những điểm mới và các vấn đề đặt ra
cho thực tiễn thi hành” của tác giả Bùi Nguyễn Phương Lê; Luận văn thạc sĩ
Luật học năm 2006 “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc vè kinh doanh,
thương mại của Tòa án Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiếu; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2006 “Giải
quyết tranh chấp công ty theo thủ tục tư pháp – những vấn đề lý luận và thực
tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2008
“Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý
công ty trong công ty cổ phần” của tác giả Trần Duy Bình; Luận văn thạc sĩ
Luật học năm 2010 “Tranh chấp nội bộ công ty theo pháp luật Doanh nghệp
Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hiền;Pháp luật giải quyết tranh chấp nội bộ
công ty: nhận thức, thực trạng và cải cách (Ngô Huy Cương, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật. Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2012, tr. 48 – 58).
Các công trình trên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam về tranh chấp nội bộ công ty. Tuy nhiên, trong quá trình
nghiên cứu, tác giả thấy rằng việc nghiên cứu chuyên sâu về việc giải quyết
tranh chấp nội bộ công ty vẫn còn bỏ ngõ nhiều vấn đề, các vấn đề lý luận và
thực tiễn đang tiếp tục được đặt ra và có nhu cầu giải quyết hay chưa được
cập nhật theo pháp luật hiện hành , và đây vẫn là vấn đề đòi hỏi các nhà
nghiên cứu pháp luật quan tâm tìm hiểu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra mục đích là nghiên cứu tổng quát về tranh chấp nội bộ công
ty, các cách giải quyết tranh chấp nội bộ công ty theo pháp luật Việt
Nam hiện hành, từ đó đề xuất những kiến nghị về việc hoàn thiện các quy
phạm pháp luật liên quan đến tranh chấp nội bộ công ty và cách giải
quyết tranh chấp nội bộ công ty nhằm có một cái nhìn tổng quát, đồng bộ,
khoa học về vấn đề này để làm rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nội bộ
công ty, từ đó đưa ra các kiến giải về cách giải quyết phù hợp với
thực tiễn của sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh
chấp nội bộ công ty, nhận dạng các loại tranh chấp nội bộ công ty.
- Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ các cách giải quyết tranh chấp
nội bộ công ty, chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm của từng cách.
- Thứ ba, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành liên quan đến các cách giải quyết tranh chấp nội
bộ công ty, thực tiễn áp dụng để giải quyết tranh chấp.
- Thứ tư, nghiên cứu các bản án, quyết định của tòa án liên quan đến giải
quyết tranh chấp nội bộ công ty để đánh giá phân tích thực trạng áp dụng
pháp luật giải quyết nội bộ công ty.
- Thứ năm, đề xuất một số kiến nghị về hoàn thiện các quy định của pháp
luật liên quan đến các cách giải quyết tranh chấp công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về các phương
thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty dựa trên lý luận về tranh chấp nội bộ
công ty, rà soát các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công
ty, khảo sát thực tiễn thực hiện pháp luật để giải quyết tranh chấp.
Phạm vi nghiên cứu là các quy định của pháp luật doanh nghiệp, thương
mại có liên quan đến giải quyết tranh chấp nội bộ công ty theo sự điều chỉnh
của Luật Doanh nghiệp 2005, không đi sâu vào các lĩnh vực chuyên ngành
khác như chứng khoán, đầu tư, ngân hàng…; các quy định của pháp luật
doanh nghiệp, thương mại cũng chỉ được tập trung nghiên cứu ở một số nhóm
tranh chấp phổ biến, điển hình, không đi sâu vào các công ty có yếu tố nước
ngoài. hay liên quan đến việc hoàn thiện các cách xử lý tranh chấp
nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần
là hai loại hình công ty phổ biến hiện nay.
Về cách giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu trong phạm vi khảo sát là các tranh chấp nội bộ công ty
được giải quyết bằng thủ tục tố tụng tại tòa án, lý do là với điều kiện thực tế
hiện nay tại Việt Nam, tranh chấp nội bộ công ty chủ yếu được giải quyết
bằng con đường Tòa án.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học khác nhau như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh,
chứng minh, tổng hợp. Các phương pháp xã hội học như thống kê, tham khảo
ý kiến đánh giá và quan điểm của những người làm công tác thực tiễn cũng
như những học giả quan tâm đến chủ đề này. Bên cạnh đó, trong quá trình
nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích các tình huống cụ thể kết
hợp với phương pháp tổng kết thực tiễn để hoàn thành luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hiện nay, tranh chấp nội bộ công ty và cách giải quyết tranh
chấp nội bộ công ty đang có xu hướng gia tăng, đa dạng và phức tạp. Đây là
hệ quả tất yếu của sự phát triển đa dạng và mạnh mẽ của các loại hình công ty


b6RdYqNyYbBnMJ7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status