Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất (NNTHĐ). Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ từ khi luật đất đai (LĐĐ) năm 2003 có hiệu lực đến nay tại địa bàn quận Tây Hồ. Qua đó, chỉ ra các quy định phù hợp, chưa phù hợp của pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ, cũng như những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và nêu nguyên nhân của tình trạng này. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
9
1.1. Các vấn đề cần xác định, giải quyết trong việc xây dựng các
văn bản pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
9
1.1.1. Các thiệt hại cần xem xét, xác định khi Nhà nước thu hồi đất
để bồi thường, hỗ trợ
9
1.1.2. Giải quyết hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, người bị thu hồi
đất và người được hưởng lợi từ việc thu hồi đất của Nhà nước
11
1.2. Khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 14
1.2.1. Về cách hiểu thuật ngữ “bồi thường”, cụm từ “bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất”
14
1.2.2. Đặc điểm và tính chất của việc bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất
16
1.2.3. Ý nghĩa của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 20
1.3. Quan niệm về hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 21
1.3.1. Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất 21
1.3.2. Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 22
1.3.2. Phân biệt giữa hỗ trợ, tái định cư với bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất
23
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
26
2.1. Cơ sở pháp lý thực hiện việc bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay
26
2.1.1. Nguyên tắc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn quận Tây Hồ
26
2.1.2. Phạm vi và đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội từ
khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay
37
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội từ
khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay
41
2.2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định bồi thường, hỗ trợ về đất và
những vấn đề đặt ra
41
2.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định bồi thường, hỗ trợ về tài sản
và những vấn đề đặt ra
58
2.2.3. Thực tiễn áp dụng các chính sách hỗ trợ và những vấn đề đặt ra 69
2.2.4. Thực tiễn áp dụng các quy định về tái định cư và những vấn
đề đặt ra
80
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỰC TIỄN
87
3.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất
87
3.1.1. Thiết lập khung pháp lý về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính ổn
định tương đối cao
87
3.1.2. Thực hiện các biện pháp đẩy nhanh việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất
88
3.1.3. Hoàn thiện các quy định về giá đất 91
3.1.4. Hoàn thiện các quy định về đơn giá tính bồi thường, hỗ trợ
về tài sản (nhà, công trình, cây trồng, hoa màu…)
93
3.1.5. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ 95
3.1.6. Thống nhất quy định về thời hạn thông báo thu hồi cho
người bị thu hồi đất giữa các văn bản quy phạm pháp luật
97
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất
98
3.2.1. Tăng cường và kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, phổ
biến và giáo dục pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng cho cán bộ và
nhân dân
98
3.2.2. Kiện toàn tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất
100
3.2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
trong quá trình thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
103
3.2.4. Hoàn thiện mô hình phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức hữu quan, Nhà đầu tư và
Chủ đầu tư xây dựng công trình khi thực hiện tái định cư cho
người bị thu hồi đất
105
3.2.5. Chấn chỉnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất
109
3.2.6. Xác lập cơ chế giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất 111
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy luật chung của sự phát triển kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu
lên công nghiệp tiên tiến và hiện đại, Việt Nam đang tiến hành quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế và đô thị hóa một bộ phận nông
thôn. Muốn vậy, phải có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu sử dụng các loại đất,
nhằm tạo điều kiện cho việc cơ cấu lại nền kinh tế đất nước theo hướng tăng
mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và
ngành thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản. Từ
đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân nói chung được nâng cao, an
ninh chính trị, trật tự an toàn được ổn định và giữ vững.
Quá trình phân phối lại đất đai nêu trên của Nhà nước, mà cụ thể là
thông qua việc Nhà nước thu hồi đất (NNTHĐ), nhất là đối với đất nông
nghiệp, đã kéo theo hiện tượng hàng triệu nông dân mất tư liệu sản xuất cơ
bản, mất đi nguồn thu nhập ổn định, tạo ra áp lực đối với xã hội về việc làm
mới cho số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất (THĐ). Thực tế cho thấy,
pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ và thực tiễn áp dụng từ khi có Luật Đất
đai (LĐĐ) năm 2003 đến nay, đang gặp phải rất nhiều vướng mắc như: điều
kiện được bồi thường, hỗ trợ (BT, HT) về đất, giá trị được BT, HT về đất, nhà
ở và các tài sản trên đất, các vấn đề về tái định cư (TĐC) và điều kiện sinh
hoạt của người dân phải di dời, các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện các
chính sách hỗ trợ… Các quy định về bồi thường khi NNTHĐ nhìn chung mới
chỉ quan tâm đến BT, HT dưới góc độ vật chất, còn các chính sách về việc
làm, ổn định đời sống và sản xuất cho người có đất bị thu hồi, đặc biệt đối với
người lao động tại khu vực nông thôn chưa được chú trọng, chưa có hiệu quả,
chưa đáp ứng được nguyện vọng cũng như nhu cầu được ổn định đời sống và
sản xuất của họ, nên nguy cơ mất việc làm và thất nghiệp của người bị THĐ
là rất lớn. Đã vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng
pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ vào thực tiễn tại nhiều địa phương trong
thời gian qua vẫn còn cứng nhắc, bị động và thiếu sự linh hoạt, chưa thực sự
chú ý lắng nghe các kiến đóng góp từ phía người dân bị THĐ, thậm chí vi
phạm pháp luật trong quá trình giải quyết việc BT, HT và TĐC.
Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc nêu trên có thể kể đến là:
pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ liên tục thay đổi trong một thời gian
ngắn và không nhất quán, dẫn đến việc thực hiện vừa chậm, vừa khó khăn và
thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, sự tuân thủ các quy định của pháp luật và năng
lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền và nhà đầu tư (NĐT) trong quá trình thực hiện việc BT, HT và TĐC
chưa tốt, còn nhiều bất cập. Thêm vào đó, một số cán bộ, công chức, viên chức
trong quá trình thực hiện việc bồi thường khi NNTHĐ đã lợi dụng các “khe
hở” của pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ
nói riêng để trục lợi, thậm chí có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng và
gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước, cho người sử dụng đất (SDĐ) và cho xã hội.
Đồng thời, sự tin tưởng của người dân vào chính sách, pháp luật đất đai nói chung
và pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ ở một số địa phương chưa cao, tính tự
giác của người SDĐ trong việc chấp hành quyết định THĐ của Nhà nước còn yếu
kém; do đó tại một số dự án cụ thể, giữa Nhà nước - người SDĐ - NĐT chưa tìm
được tiếng nói chung trong quá trình thực hiện việc bồi thường khi NNTHĐ.
Có vị trí địa lý quan trọng, là trung tâm dịch vụ - du lịch - văn hóa, là
vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội [49], quận Tây Hồ
phải chủ động được quỹ đất khá lớn để đáp ứng tốt nhu cầu SDĐ của các dự
án phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các dự án
phát triển, hiện đại nền quốc phòng và an ninh nhân dân. Để đạt được mục
tiêu này, quận Tây Hồ phải tiến hành THĐ, đồng thời cần thực hiện tốt việc
bồi thường khi NNTHĐ. Song thời gian vừa qua, cũng như các địa phương


70gS0V9jDb2V2yj

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status