Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. Phân tích và đánh giá thực trạng việc vận dụng cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động, làm rõ những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của nó. Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc vận hành cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thực tế lĩnh vực lao động, người sử dụng lao động tìm mọi cách để
mang lại lợi ích tối đa cho mình, người lao động thì mong muốn được trả
lương cao tương ứng với công sức bỏ ra, được làm việc trong điều kiện lao
động tốt, Nhà nước thì mong muốn các quy định mà mình ban hành được
thực hiện một cách nghiêm túc, các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động
được quản lý chặt chẽ để ổn định xã hội. Do vậy, lợi ích của nhà nước, người
sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) đan xen lẫn nhau, phụ
thuộc lẫn nhau nhưng cũng dễ sảy ra mâu thuẫn. Vì thế để dung hoà lợi ích
giữa các bên cần phối hợp cùng nhau xây dựng và đưa ra những nguyên
tắc chung làm cơ sở để thực hiện. Cơ chế ba bên (CCBB) trong lĩnh vực lao
động xuất hiện và tồn tại một cách tự nhiên. Trên thế giới, cơ chế ba bên
trong lĩnh vực lao động được xác lập và vận hành từ lâu. Sự tồn tại của cơ chế
ba bên đã góp phần xây dựng và pháp triển các mối quan hệ lao động giữa
nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, tạo ra sự ổn định và
phát triển của xã hội nói chung, lĩnh vực lao động nói riêng. Thông qua cơ
chế ba bên sẽ góp phần hạn chế những mẫu thuẫn, giảm thiểu căng thẳng,
giúp các bên tìm ra giải pháp có lợi nhất thoả mãn đòi hỏi, lợi ích của mỗi
bên.
Ở phạm vi quốc tế Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là tổ chức được thiết
lập và hoạt động trên nền tảng của ba đối tác xã hội ở tầm quốc tế. Sự tồn tại,
phát triển và hoạt động của ILO đã kích lệ các quốc gia xây dựng và vận hành
cơ chế ba bên ở nước mình tạo ra môi trường lao động hài hoà ổn định và
mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, xã hội.
Ở Việt Nam khi tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa, giao lưu, hợp tác
ngày càng sâu rộng với bên ngoài, trên cơ sở nguyên tắc, giữ vững độc lập
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
bình đẳng, các bên cùng có lợi. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ
chức quốc tế và khu vực, như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội
các quốc gia đông nam á (ASEAN)…trong quá trình hợp tác Việt Nam đã ký
kết, tham gia nhiều Hiệp định song phương và đa phương. Trong lĩnh vực lao
động, là một thành viên của ILO Việt Nam cũng đã tham gia nhiều Công ước
của tổ chức này, Chúng ta đã vận dụng những khía cạnh hợp lý của cơ chế ba
bên vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên cơ chế ba bên còn là vấn
đề mới mẻ ở Việt Nam, về lý luận chưa được nghiên cứu nhiều, các quy định
pháp luật về cơ chế hợp tác ba bên còn ít, việc vận hành trên thực tế còn hình
thức, hiệu quả còn hạn chế, do đó đề tài : “ Những vấn đề pháp lý đặt ra từ
cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam” sẽ nghiên cứu để đưa ra
những giải pháp góp phần xây dựng, nâng cao hiệu lực, vận dụng các quy
định của pháp luật về cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài:
Qua các nguồn thông tin mà tác giả có thể tiếp cận được thì hiện nay có
một luận án tiến sỹ “Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động
ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Thu - Đại học Luật Hà Nội, nghiên
cứu vấn đề cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động, đề tài “Cơ
chế ba bên – Pháp luật và thực tiễn hoạt động” của Khoa Luật – Đại học Quốc
gia Hà Nội do TS.GVC Lê Thi Hoài Thu chủ trì. Ngoài ra có một số bài báo
đề cập hay nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề cơ chế ba bên, tiêu biểu
nhất phải kể đến những bài viết của PGS.TS Phạm Công Trứ như: “Cơ chế ba
bên trong nền kinh tế thị trường” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (tháng
1/1997), “Cơ chế ba bên của ILO : Khái niệm và cơ sở pháp lý” Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật (tháng 6/2006), Cơ chế ba bên của ILO: Cơ sở lý luận
(tháng 12/2006)..., tiếp đến là các bài viết của TS Lưu Bình Nhưỡng như:
“Một số vấn đề lý luận, pháp lý và điều kiện phát triển Cơ chế ba bên ở Việt
Nam” Tạp chí Luật học số 12/2006, “Việc giải quyết tranh chấp lao động tập
thể và đình công” Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 10/2006; TS Đào Thị Hằng
: “Cơ chế ba bên và khả năng thực thi trong pháp luật lao động Việt Nam”
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật tháng 11/2005; ThS Nguyễn Hữu Chí “Vai
trò của công đoàn trong cơ chế ba bên và giải quyết tranh chấp lao động” Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật tháng 10/2001. Ngoài ra, các sách báo viết về cơ
chế ba bên hầu hết đều là của các tác giả nước ngoài. Trong nền kinh tế thị
trường hiện nay việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề cơ chế ba
bên trong lĩnh vực lao động mang ý nghĩa lý Luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài
có ý nghĩa cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao
động, phù hợp với luật pháp quốc tế và là cơ sở cho việc áp dụng ở Việt Nam.
Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ là một trong những cơ sở cho việc xây
dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích
vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế vừa bảo vệ được lợi ích của Nhà
nước, lợi ích của người sử dụng lao động vừa bảo vệ được lợi ích chính đáng
của người lao động. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả
nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sơ sở lý
luận, việc vận dụng cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. Trong nội dung
trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn việc thực hiện
các quy định pháp luật liên quan đến cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động.
Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc sửa
đổi, bổ sung pháp luật đối với lĩnh vực này.
- Mục đích:
Tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn cho các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động.
- Nhiệm vụ:
+Làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao
động.
+ Đánh giá đúng đắn về thực trạng việc vận dụng cơ chế ba bên trong
lĩnh vực lao động, thuận lợi và khó khăn.
+ Hướng bổ sung hoàn thiện các quy định, phương hướng, giải pháp,
kiến nghị.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao
động, như cơ sở lý luận, các quy định quốc tế về cơ chế ba bên, quy định pháp
luật Việt Nam về cơ chế ba bên, việc vận dụng cơ chế ba bên ở Việt Nam
trong việc xây dựng chính sách pháp luật; Ký kết hợp đồng, thoả ước lao
động tập thể; Lĩnh vực tiền lương... giải quyết tranh chấp lao động.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, chứng
minh, thống kê, tổng hợp được kết hợp hài hoà trong quá trình viết luận văn.
6. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, luận văn góp phần xây dựng hệ thống lý luận về cơ chế ba bên
trong lĩnh vực lao động.
Thứ hai, luận văn phân tích đánh giá các quy định của pháp luật Việt
Nam về cơ chế ba bên cũng như việc vận dụng chúng trên thực tế.
Thứ ba, luận văn kiến nghị và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả vận dụng cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương, 9 mục.
Chương 1 : Khái quát chung về cơ chế ba bên
Chương 2 : Cơ chế ba bên ở Việt Nam – Cơ sở pháp lý
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc vận hành cơ chế ba
bên trong lĩnh vực lao động


GU5pTBWyAVSjSsQ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status