Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Trình bày khái niệm và đặc điểm của tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, làm rõ sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội. Nêu kinh nghiệm chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước ở Nga, Trung Quốc và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trình bày nội dung những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội và thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, về việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong quân đội qua từng giai đọan cụ thể, làm rõ những kết quả đạt được, một số bất cập còn tồn tại và những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa trong quân đội. Đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội như: tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách cổ phần hóa, nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và người lao động về sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; nắm chắc các yêu cầu nội dung, phương pháp để thực hiện tốt công tác cổ phần hóa
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đầy, nhất là từ năm 2001, khi nền kinh tế đất
nước đi vào chiều sâu của công cuộc đổi mới, vấn đề cổ phần hóa (CPH)
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm; tại
Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (ngày
24/9/2001) đã khẳng định: "Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo
chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước".
Đến Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X (từ ngày 18/4 - 25/4/2006),
tiếp tục khẳng định "Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả
doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa". Theo số liệu tại Hội nghị
sắp xếp, đổi mới DNNN tổ chức ngày 23/4/2008, đến hết năm 2007 tổng số
đơn vị được sắp xếp là 5.366 doanh nghiệp (DN), trong đó CPH là 3.756 DN.
Các DN CPH về cơ bản đều có lãi, đời sống người lao động được cải thiện:
tính đến 2006, trong tổng số 1.616 DN sau một năm CPH trở lên thì bình
quân vốn điều lệ tăng 58,6%, doanh thu tăng 48,2%, lợi nhuận tăng hàng
trăm phần trăm, nộp ngân sách tăng 44,2%, thu nhập người lao động tăng
51,8%, cổ tức đạt 13%.
Đối với các DNNN trong quân đội, thực hiện quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về sắp xếp đổi mới các DNNN, nhà nước sẽ nắm giữ 100%
vốn của các DN quốc phòng an ninh, các DN còn lại sẽ hầu hết thực hiện
CPH, nếu chưa kịp tiến hành CPH thì chuyển thành công ty trách nhiệm hữu
hạn (TNHH) một thành viên. Tính đến cuối năm 2007, Bộ Quốc phòng đã
CPH thành công gần 30 DN, hầu hết các công ty cổ phần (CTCP) đều đạt
được kết quả đáng khích lệ, các chỉ tiêu chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận,
nộp ngân sách, tỉ suất lợi nhuận trên vốn đều tăng hơn nhiều lần so với trước
khi CPH. Tình hình việc làm ổn định, thu nhập người lao động được cải thiện,
các yếu kém mang tính cố hữu của DNNN đã được hóa giải.
Mặc dù, CPH đạt được những kết quả khá khả quan, nhưng tiến trình
CPH đang bị chậm so với mục tiêu đề ra, ngoài những nguyên nhân chung
của các DNNN, thì các doanh nghiệp quân đội (DNQĐ) trong diện CPH có
những nguyên nhân mang tính chất đặc thù như chưa có nhận thức thống nhất
về CPH DNNN trong quân đội, nên các cơ quan, DN và ngay cả người lao
động không thấy tránh nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện chủ
trương CPH; còn sự luyến tiếc khi rời bỏ DNQĐ (doanh nghiệp nhà nước) vì DN,
cán bộ, người lao động trong DN sẽ "mất" một số đặc quyền đặc lợi khi còn là
DNQĐ.
Doanh nghiệp quân đội, người lao động trong DNQĐ vừa là đối tượng
điều chỉnh của các văn bản quy pháp pháp luật như đối với các DNNN trong
diện CPH, đồng thời cũng vừa là đối tượng điều chỉnh của các văn bản quy
phạm pháp luật "quân sư". Do vậy việc giải quyết chế độ, chính sách đối với
người lao động; trình tự CPH; sử dụng nguồn vốn và đất quốc phòng sau
CPH….đối với các DNQĐ trong diện CPH gặp nhiều khó khăn, vướng mắc
và thời gian triển khai CPH thường chậm, cá biệt có những vướng mắc hiện
nay được các cơ quan cấp trên cho "khoanh" lại chờ tìm cách giải quyết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế kể trên, việc nghiên cứu những vấn đề pháp
lý về CPH DNNN nói chung và CPH trong quân đội nói riêng là rất cần thiết,
góp phần đề xuất những cơ sở lý luận, thực tiễn và kiến nghị những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN trong quân đội.
Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài "Những vấn đề pháp lý về cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
CPH DNNN là một vấn đề kinh tế - xã hội được diễn ra ở nhiều nước
trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật này. Trong hơn 10
năm qua đã có nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước hướng dẫn triển khai
thực hiện CPH DNNN, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về CPH DNNN
đã được ban hành, đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ các bài viết
về vấn đề này.
Tuy nhiên, vấn đề CPH DNNN trong quân đội mới chỉ có một luận
văn thạc sĩ "Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước"
(Qua thực tiễn phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội)" của Hàn
Mạnh Thắng, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội - 2005. Luận văn mới chỉ
đề cấp đến những vấn đề pháp lý chung về CPH DNNN, trong đó DNNN
trong quân đội là một loại hình, mà chưa đề cấp đến sự mâu thuẫn, sự không
đồng nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật về CPH DNNN với các văn
bản Quy phạm pháp luật quân sự (Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩ quan Quân
đội nhân dân Việt Nam, Luật Quốc phòng, Pháp lệnh Công nghiệp quốc
phòng (CNQP), các nghị định hướng dẫn và qui định đối với các DN quốc
phòng…) và địa vị pháp lý "kép" của người lao động trong các DNQĐ. Mặt
khác, từ năm 2005 đến nay đã có sự phát triển mới về CPH DNNN trong quân
đội, nên vấn đề CPH DNNN trong quân đội cần tiếp tục được nghiên cứu một
cách toàn diện và có hệ thống cả về lý luận, thực tiễn và đưa ra các biện pháp
có tính khả thi nhằm đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình CPH DNNN trong
quân đội. Tác giả cũng hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên
cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý
luận của CPH DNNN nói chung và trong quân đội nói riêng theo quy định
của pháp luật Việt Nam. Trong nội dung trình bày tác giả sẽ đưa ra những
nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như xu hướng CPH DNNN trong quân đội
khi sắp xếp đổi mới DNQĐ. Qua đó nêu nên những kiến nghị có thể áp dụng
khi CPH DNNN trong quân đội và việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực



VQ5gYINCQW8N3P9

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status