Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu những quy định về góp vốn thành lập công ty nói chung, góp vốn thành lập cổ phần nói riêng theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. Nghiên cứu các quy định khác liên quan đến tài sản, đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đất đai năm 2003…, pháp luật nước ngoài về công ty cổ phần và tình hình thực tế của Việt Nam. Chỉ ra những điểm được và những điểm hạn chế của các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. Đề xuất những nội dung cơ bản để hoàn thiện các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần

Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY
CỔ PHẦN
7
1.1. Khái quát về góp vốn thành lập công ty 7
1.1.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty 7
1.1.2. Bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty 8
1.2. Góp vốn thành lập công ty cổ phần 11
1.2.1. Khái quát về công ty cổ phần 11
1.2.1.1. Khái niệm công ty cổ phần 11
1.2.1.2. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần 16
1.2.2. Những vấn đề chung về góp vốn thành lập công ty cổ phần 24
1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của góp vốn thành lập công
ty cổ phần
24
1.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ phát sinh khi góp vốn thành lập công ty
cổ phần
29
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP
CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
36
2.1. Lịch sử phát triển của các quy định pháp luật về góp vốn
thành lập công ty cổ phần và sự đảm bảo của nhà nước đối
36
với góp vốn thành lập công ty cổ phần
2.2. Một số quy định cơ bản về vốn của công ty cổ phần 41
2.2.1. Vốn điều lệ 41
2.2.2. Vốn pháp định 46
2.3. Chủ thể góp vốn 51
2.4. Hình thức góp vốn 59
2.4.1. Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất 62
2.4.2. Góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp 69
2.5. Định giá tài sản góp vốn 74
2.5.1. Ý nghĩa của việc định giá tài sản góp vốn 74
2.5.2. cách định giá tài sản góp vốn 75
2.6. Chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn 79
2.6.1. Đối với trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dun ̣ g đất 80
2.6.2. Đối với trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ 83
2.7. Những quy định về nghĩa vụ góp vốn đối với cổ đông sáng lập 84
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG
TY CỔ PHẦN
88
3.1. Nhu cầu hoàn thiện những quy định pháp luật về góp vốn
thành lập công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp năm 2005
88
3.2. Định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về góp vốn
thành lập công ty cổ phần
90
3.3. Một số ý kiến cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về góp vốn
thành lập công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp năm 2005
92
3.3.1. Về chủ thể góp vốn thành lập công ty cổ phần 92
3.3.2. Về tài sản góp vốn thành lập công ty cổ phần 95
3.3.3. Chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn 96
3.3.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về
góp vốn thành lập doanh nghiệp nói riêng và các thiết chế
kinh tế, xã hội
97
3.3.5. Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan đăng ký kinh
doanh nói chung cũng như các cơ quan nhà nước khác
99
3.3.6. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật cho người dân và nâng cao văn hóa pháp lý, đạo đức
kinh doanh cho doanh nghiệp
101
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, công ty cổ phần có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay
và đã khẳng định được vị thế, tính ưu việt so với các loại hình doanh nghiệp
khác. Trong số các loại hình doanh nghiệp thì công ty cổ phần là hình thức tổ
chức kinh doanh huy động vốn có cơ chế mở và linh hoạt nhất, có khả năng
huy động vốn một cách rộng rãi, có khả năng tích tụ và tập trung vốn với quy
mô lớn; do đó, tạo điều kiện và môi trường thúc đẩy vốn luân chuyển linh
hoạt trong nền kinh tế, giúp cho các nguồn lực được phân bổ và sử dụng hợp
lý, hiệu quả hơn. Chính vì vậy, ở nước ta, mô hình công ty cổ phần đang được
coi là một hướng quan trọng trong chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Điều
này đã được thể hiện rất rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X:
Khuyến khích phát triển mạnh hình thức kinh tế đa sở hữu
mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần thông qua việc đẩy mạnh
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp
cổ phần mới, để hình thức kinh tế này trở thành phổ biến, chiếm tỉ
trọng ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta [14, tr. 231].
Với tinh thần đó, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã được ban hành và
nhờ đó, địa vị pháp lý của công ty cổ phần đã được hoàn thiện một bước. Luật
Doanh nghiệp cùng với các văn bản pháp luật có liên quan về đầu tư, chứng
khoán và thị trường chứng khoán, kế toán, kiểm toán… cơ bản đã tạo thành
hành lang pháp lý cho công ty cổ phần tồn tại và phát triển.
Và gần đây, tinh thần này một lần nữa được khẳng định trong Văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, trở thành một trong những mục tiêu quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước ta:
8
Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế
và các tổng công ty. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của
các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa
sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối. Phân định rõ
quyền sở hữu của Nhà nước và quyền kinh doanh của doanh
nghiệp, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các doanh
nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển đa dạng,
mở rộng quy mô; có cơ chế, chính sách hợp lý trợ giúp các tổ chức
kinh tế hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mở rộng thị trường, ứng
dụng công nghệ mới, tiếp cận vốn. Khuyến khích phát triển các loại
hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với
sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Hoàn thiện cơ
chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân theo quy hoạch
và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế
tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà
nước... [15, tr. 110].
Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho thấy nỗ lực rất lớn của Nhà nước
ta trong việc tạo ra môi trường pháp lý cho công ty cổ phần phát triển.
Như ta đã biết, góp vốn là bước khởi đầu của công việc kinh doanh, là
một yếu tố tiền đề quan trọng đối với sự ra đời, phát triển của một công ty cổ
phần, là cơ sở để phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông cũng như sự chuyển
nhượng, quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty. Vốn
nhiều hay ít là một trong các yếu tố lớn quyết định uy tín của doanh nghiệp
trên thương trường, tạo niềm tin đối với khách hàng và khả năng trả nợ của
công ty đối với chủ nợ… Do đó, các quy định pháp luật về góp vốn phải



8i14URn9Mnqu8hF
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status