Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Phân tích đặc điểm, vai trò và những yếu tố tác động đến lao động nữ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, vấn đề bình đẳng của lao động nữ trong quan hệ lao động và nhu cầu cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật lao động. Nghiên cứu các quy định pháp luật lao động hiện hành liên quan đến quyền lợi lao động nữ, được quy định cụ thể tại Chương X của Bộ Luật lao động, đánh giá thực trạng thi hành và tìm ra nguyên nhân tồn tại. Kiến nghị một số giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động Việt Nam đối với các quy định về việc làm, tuyển dụng, đào tạo nghề, chế độ lương và bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, quy định về xử phạt các doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động đối với lao động nữ ; hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi lao động nữ; kiến nghị phê chuẩn các Công ước quốc tế liên quan đến lao động nữ phù hợp với Việt Nam
1. Sự cần thiết của đề tài:
Từ trước đến nay, cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu giữa các doanh nghiệp cũng như giữa các quốc gia trong nền kinh tế thị trường bởi cạnh tranh là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế.
Nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tạo việc làm và thu nhập, trình độ khoa học công nghệ được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện. Ngược lại, nền kinh tế chậm hay không nâng cao được năng lực cạnh tranh sẽ dẫn đến ít thu hút được đầu tư trong nước và nước ngoài, mất thị phần của thị trường trong nước và thế giới. Các doanh nghiệp không cạnh tranh được sẽ phải chuyển hướng sản xuất, thậm chí có thể phải giải thể, phá sản... dẫn đến lao động mất việc làm, gây khó khăn về kinh tế, xã hội.
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu hàng năm thì Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm có khả năng cạnh tranh thấp. Cụ thể: Năm 2003 Việt Nam xếp hạng 60 trong 102 nước; Năm 2004 xếp hạng 77 trong 104 nước; Năm 2005 xếp hạng 81 trong 117 nước. Với năng lực như vậy, khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta sẽ dễ dàng bị tổn thương và thua thiệt. Để tránh nguy cơ trên và khỏi bị gạt ra ngoài quỹ đạo phát triển chung, Việt Nam cần nỗ lực, chủ động hội nhập vào xu thế chung đồng thời phải nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của mình.
Với yêu cầu trên, việc chỉ rõ các hạn chế và những yếu kém về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tế khác từ đó đề ra các chính sách nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế đang
là vấn đề được các cơ quan, các bộ, ban ngành, các doanh nghiệp và toàn xã hội quan tâm.
Do sự cần thiết của vấn đề như vậy nên em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu:
Cạnh tranh kinh tế là vấn đề hấp dẫn, đã có nhiều tác giả tìm hiểu, nghiên cứu. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều hội thảo, dự án nghiên cứu về năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp, nghiên cứu những rào cản, những mặt hạn chế về năng lực cạnh tranh của Việt Nam nhưng chưa nghiên cứu một cách có hệ thống năng lực cạnh tranh của Việt Nam và việc đưa ra các giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập và chuẩn bị gia nhập WTO.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Chỉ ra những mặt lợi thế và hạn chế, yếu kém về năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Nghiên cứu những vấn đề về năng lực canh tranh quốc gia của Việt Nam. Những vấn đề lý luận, những chính sách và giải pháp liên quan đến cạnh tranh kinh tế.
- Phạm vi: Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ năm 1995 đến nay.




KNA0RHEWnz7UH2G
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status