Bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2005 - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự do kinh doanh được khởi xướng trong quá trình đổi mới ở Việt
Nam, hiện đóng một vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã
hội. Nó có thể được xem là dấu chấm hết cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu bao cấp.
Tự do kinh doanh được khẳng định và được luật hóa trở thành một
công cụ quan trọng trong việc bảo đảm đời sống của người dân. Với quyền tự
do này, người dân có thể bỏ đồng vốn ít ỏi, chắt chiu của mình ra để thành lập
doanh nghiệp kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận và thông qua đó cung cấp
những hàng hóa và dịch vụ đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội. Điều đó có
nghĩa là, khi nói đến tự do kinh doanh là nói tới việc thành lập và quản lý
doanh nghiệp.
Pháp luật Việt Nam đã rất đúng đắn khi khẳng định quyền tự do kinh
doanh là một nguyên tắc hiến định. Do đó các qui định pháp luật trong lĩnh
vực kinh tế hầu như đều chú ý tới việc thể hiện nguyên tắc cơ bản này. Luật
Doanh nghiệp 2005 được ban hành thay thế Luật Doanh nghiệp 1999 đã có
những bước tiến đáng kể trong việc cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh. Đạo
luật này đã đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp trong đó có đăng ký
kinh doanh. Nếu thành lập doanh nghiệp là một vấn đề trọng tâm của tự do
kinh doanh, thì đăng ký kinh doanh (một vấn đề quan trọng của thành lập
doanh nghiệp) là nơi thể hiện quan trọng của việc tiếp nhận nguyên tắc tự do
kinh doanh. Dù đã có những cố gắng đáng kể, thế nhưng hiện nay việc hiểu
và thể hiện nguyên tắc tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh của Luật
Doanh nghiệp 2005 vẫn còn những thiếu sót đáng kể. Các thiếu sót này có thể
đã dẫn tới việc không bảo đảm được đầy đủ quyền tự do kinh doanh, gây khó
khăn cho người dân trong việc thành lập doanh nghiệp.
Không chỉ có các thiếu sót liên quan tới quyền tự do kinh doanh và
đăng ký kinh doanh, mà Luật Doanh nghiệp 2005 còn có nhiều thiếu sót về
các lĩnh vực khác, do đó đang được nghiên cứu sửa đổi.
Vì các lẽ căn bản nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyền tự
do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2005” có
tính cấp thiết cao. Việc nghiên cứu đề tài không chỉ có ý nghĩa về mặt học
thuật, mà còn có ý nghĩa lớn trong cải cách và thực tiễn thi hành các qui định
pháp luật về doanh nghiệp nói chung và về đăng ký kinh doanh nói riêng.
2. Về tình hình nghiên cứu đề tài
Tự do kinh doanh nói riêng là một đề tài không mới ở Việt Nam hiện
nay. Có thể tìm thấy nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Thứ nhất,
“Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm đảm bảo quyền tự do kinh
doanh ở nước ta”, Luận án tiến sĩ luật học của Bùi Ngọc Cường, Trường Đại
học Luật Hà Nội, 2001; thứ hai, “Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền
con người tại Việt Nam”, Sách chuyên khảo của Mai Hồng Quỳ, Nxb Lao
động, TP. Hồ Chí Minh, 2012; thứ ba, “Tự do kinh doanh: Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”, bài viết của Bùi Xuân Hải, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 6/2011; thứ tư, “Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo qui định của Luật
Doanh nghiệp năm 2005- Lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ luật học
Nguyễn Thị Giang, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012…
Đăng ký kinh doanh nói riêng cũng là một đề tài không mới ở Việt
Nam từ trước tới nay. Có thể tìm thấy rất nhiều công trình nghiên cứu ở các
bậc học khác nhau, chẳng hạn như: Thứ nhất, “Tìm hiểu về Luật Doanh
nghiệp 2005”, Sách tham khảo của CIEM và GTZ, Giấy phép xuất bản số:
118-2006/CXB/5-15LĐ-ngày 16- 02; thứ hai, “Khung pháp luật về điều kiện
và đăng ký kinh doanh- Thực trạng và nhu cầu hoàn thiện”, bài viết của Phan
Đức Hiếu tại Hội thảo khoa học: “Khung pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư
ở Việt Nam hiện nay- Nhu cầu và định hướng hoàn thiện” do Viện Nhà nước
và Pháp luật và Konrad Adenauer Stiftung tổ chức tại Huế ngày 23 và 24
tháng 8 năm 2012; thứ ba, “Báo cáo nghiên cứu so sánh luật công ty ở bốn
quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippine”, Sách
tham khảo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Dự án UNDP
VIE/97/016, Giấy phép xuất bản số: 1142/CXB-QLXB của Cục Xuất bản
ngày 16/12/1998, Hà Nội, 1999; thứ tư, “Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo
qui định của Luật Doanh nghiệp năm 2005- Lý luận và thực tiễn”, Luận văn
thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Giang, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012;
thứ năm, “Pháp luật về giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia
nhập thị trường ở Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn
thạc sĩ luật học của Trần Thị Ngân, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội,
2008; thứ sáu, “Đăng ký kinh doanh theo pháp luật của nước CHDCNH Lào
Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ luật học của Bee
Phet Tongkao, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011…
Các công trình này đã đóng góp không nhỏ cho việc phát triển pháp
luật ở Việt Nam. Mỗi công trình đều có đề cập tới sự đan xen giữa tự do kinh
doanh và đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu về bảo
đảm tự do kinh doanh trong vấn đề đăng ký kinh doanh tại Luật Doanh
nghiệp 2005 còn bỏ ngỏ.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm tới các mục tiêu sau:
Thứ nhất, làm rõ về mặt lý luận quyền tự do kinh doanh và đăng ký
kinh doanh;
Thứ hai, phân tích các qui định của Luật Doanh nghiệp 2005 theo định
hướng bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh để tìm ra
các thiếu sót;
Thứ ba, kiến nghị các giải pháp sửa chữa các thiếu sót của Luật Doanh
nghiệp 2005 theo định hướng bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký
kinh doanh.
Việc nghiên cứu đề tài không mở rộng ra các văn bản pháp luật khác
ngoài Luật Doanh nghiệp 2005 và không nghiên cứu ngoài định hướng bảo
đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh.
Việc nghiên cứu đề tài không đi sâu vào vấn đề lý luận về quyền tự do
kinh doanh và đăng ký kinh doanh, mà chỉ nghiên cứu lý luận về các vấn đề
này ở mức độ cho phép phân tích Luật Doanh nghiệp 2005 theo định hướng
bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài tập trung vào việc sử dụng các phương pháp sau:
Thứ nhất, phương pháp mô tả, diễn giải và trìu tượng hóa. Các phương
pháp này được sử dụng để làm rõ khái niệm, nội dung và triết lý của quyền tự
do kinh doanh và của vấn đề đăng ký kinh doanh;
Thứ hai, phương pháp phân tích qui phạm, thống kê, tổng hợp, phân
tích vụ việc và so sánh pháp luật. Các phương pháp này được sử dụng để làm
rõ các thiếu sót của Luật Doanh nghiệp 2005 và tìm ra nguyên nhân của
những thiếu sót đó;
Thứ ba, phương pháp mô hình hóa, điển hình hóa. Các phương pháp
này được sử dụng để tìm kiếm những giải pháp sửa chữa những thiếu sót của
Luật Doanh nghiệp 2005.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn được chia thành ba chương như sau:
Chương 1. Khái quát chung về quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh
doanh theo định hướng bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh

v29y7F024730gfq
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status