Vấn đề bồi thương thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật quốc tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tổng quan lý luận về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài. Nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển. Đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và giải pháp đề xuất. Bổ sung một hệ thống tư liệu nhằm phục vụ một cách thiết thực, hiệu quả hơn vào việc nghiên cứu, xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý chuyên biệt điều chỉnh ô nhiễm dầu tại Việt Nam
1.1. Những khái niệm cơ bản 13
1.1.1. Ô nhiễm dầu 13
1.1.2. Thiệt hại do ô nhiễm dầu 14
1.1.3. Trách nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu 15
1.1.3.1. Trách nhiệm quốc gia 15
1.1.3.2. Trách nhiệm dân sự 17
1.1.4. Giám định thiệt hại do ô nhiễm dầu 22
1.2. Khái quát tình hình ô nhiễm dầu trên biển 23
1.2.1. Tình hình ô nhiễm dầu trên thế giới 23
1.2.2. Tình hình ô nhiễm dầu tại Việt Nam 25
1.3. Các điều ƣớc quốc tế và hệ thống pháp luật quốc gia điển hình
về ô nhiễm dầu
26
1.3.1. Các điều ước quốc tế 26
1.3.1.1. Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 26
1.3.1.2. Các công ước về trách nhiệm pháp lý và bồi thường 27
1.3.1.3. Các công ước quốc tế về phòng chống ô nhiễm biển 27
1.3.2. Pháp luật nước ngoài 29
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ
PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
Ô NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN
30
2.1. Quy định của một số điều ƣớc quốc tế quan trọng 30
2.1.1. Công ước Luật biển 1982 30 2.1.2. Công ước MARPOL 73/78 33
2.1.3. Công ước CLC 1969/1992 34
2.1.4. Công ước FUND 1971/1992 42
2.1.5. Công ước OPRC 51
2.1.6. Công ước HNS 54
2.2. Quy định theo pháp luật một số quốc gia điển hình 56
2.2.1. Vương quốc Anh 56
2.2.2. Hoa Kỳ 64
2.2.3. Trung Quốc 78
2.2.4. I-rắc: Trách nhiệm quốc gia trong chiến tranh vùng Vịnh 87
CHƢƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
92
3.1. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 92
3.1.1. Quan niệm về thiệt hại do ô nhiễm dầu và bồi thường thiệt hại 92
3.1.2. Nhu cầu về một đạo luật chuyên biệt 92
3.1.3. Cơ chế trách nhiệm bồi thường thiệt hại 94
3.1.4. Nhu cầu tham gia các điều ước quốc tế về bồi thường thiệt hại 96
3.1.5. Quy trình và phương pháp đánh giá bồi thường thiệt hại 97
3.2. Một số kiến nghị 97
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 107
Phụ lục 1: Các khái niệm cơ bản và phân loại các nguồn ô nhiễm
dầu trên biển của UNEP
108
Phụ lục 2: Hƣớng dẫn của USCG về thủ tục đòi bồi thƣờng từ Quỹ
Ủy thác Bồi thƣờng Ô nhiễm Dầu tại Mỹ
118 1. Lý do chọn đề tài
Ô nhiễm môi trường biển đã và đang là một thách thức rất lớn đối với
thời đại, cả trên bình diện quốc tế và quốc gia. Việt Nam không nằm ngoài
ngoại lệ đó. Số lượng các sự cố ô nhiễm dầu ngày càng tăng cao, trong khi
phần lớn các thiệt hại lại không được bồi thường và giải quyết thấu đáo do
thiếu hệ thống pháp lý đầy đủ, cũng như thiếu phương tiện và chế tài xử lý
cần thiết của các cơ quan chức năng, đã làm cho tình hình ngày một nghiêm
trọng, đe dọa không chỉ những khu vực bờ biển mà thậm chí cả các địa bàn
nằm sâu trong nội địa. Mặc dù đã tham gia một số công ước quốc tế quan
trọng về trách nhiệm dân sự, phòng ngừa ô nhiễm, nhưng trên thực tế Việt
Nam vẫn chưa có đội ngũ chuyên gia pháp lý đủ mạnh, cũng như chưa được
hưởng những lợi ích thiết thực từ các thể chế quốc tế trong lĩnh vực này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quy trình lượng hóa giá trị thiệt hại nhằm xác định trách nhiệm vật chất
của các chủ thể gây ô nhiễm dầu trên biển cũng như quy trình đòi bồi thường
là những vấn đề đang thu hút sự chú ý của giới khoa học. Tuy nhiên cho đến
nay, số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề này hiện còn khá khiêm
tốn trong lĩnh vực luật học. Ở Việt Nam, các tài liệu chuyên khảo đáng kể
trong nước mới chỉ có cuốn Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam. Luật pháp và
thực tiễn (NXB Thống kê, 2003) và cuốn Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và
giải pháp (NXB Chính trị Quốc gia, 2004) của cùng một tác giả Nguyễn
Hồng Thao, bài báo khoa học Tổng quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống
ô nhiễm dầu ở các vùng biển (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật
24(2008) của tác giả Nguyễn Bá Diến. Bên cạnh đó là một số luận văn thạc sĩ
của các học viên cao học của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và một
số bài viết về ô nhiễm dầu đăng rải rác trên các bài báo, tạp chí. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, hệ thống các nguồn tư liệu, luận văn nhằm đạt các
mục đích sau đây:
- Nhận thức một cách đầy đủ hơn các yếu tố pháp lý trong quy trình
đánh giá thiệt hại và đòi bồi thường đối với các sự cố ô nhiễm dầu trên biển từ
những nguồn khác nhau, tập trung nhiều nhất vào tàu biển và công trình dầu
khí.
- Bổ sung một hệ thống tư liệu nhằm phục vụ một cách thiết thực, hiệu
quả hơn vào việc nghiên cứu, xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý chuyên
biệt điều chỉnh ô nhiễm dầu tại Việt Nam.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là làm rõ quy trình đánh
giá - bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu theo quy định của một số điều ước
quốc tế và pháp luật quốc gia ở những nước có nền khoa học pháp lý phát
triển, từ đó rút ra những bài học thiết thực để vận dụng vào điều kiện của Việt
Nam.
Luận văn sẽ đánh giá các quy trình, thủ tục mang tính chất luật dân sự,
còn những khía cạnh luật hành chính và hình sự sẽ không đề cập đến.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các điều ước quốc tế của Liên Hiệp
Quốc và Tổ chức Hàng hải Thế giới (IMO) và pháp luật ở một số quốc gia
điển hình, bao gồm Anh, Mỹ, Trung Quốc và một trường hợp giải quyết tranh
chấp quốc tế sau chiến tranh vùng Vịnh 1991.
Về mặt thời gian, các văn bản pháp quy thuộc hệ thống pháp luật quốc
gia của những nước được nghiên cứu là những văn bản hiện đang còn hiệu
lực. Với pháp luật quốc tế, các văn kiện đang có hiệu lực hay văn kiện đang
được các quốc gia xem xét tham gia (tuy chưa có hiệu lực nhưng có ý nghĩa
liên quan) cũng sẽ được phân tích ở mức độ nhất định. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã cố gắng sưu tầm và sử dụng thông
tin từ những nguồn tư liệu khai thác được tại kho lưu trữ của Thư viện Quốc
gia và Thư viện Quốc gia Hà Nội và các tài liệu thu thập được qua mạng
internet.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân
tích – tổng hợp dựa trên cơ sở phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện
chứng. Các phương pháp bổ trợ khác có phương pháp logic, thống kê, quy
nạp để rút ra bản chất của các sự vật, hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
- Về khoa học: Đây là vấn đề thuộc phạm trù đan xen giữa luật môi
trường quốc tế và luật biển quốc tế, cũng như công pháp quốc tế và tư pháp
quốc tế. Việc đi sâu tìm hiểu nghiên cứu các chế định này nhằm làm rõ những
căn cứ khoa học của việc xây dựng các quy định pháp lý hoàn chỉnh cũng như
đánh giá khả năng Việt Nam ký kết tham gia và thực hiện các điều ước quốc
tế song phương và đa phương sẽ có ý nghĩa lý luận nhất định.
- Về thực tiễn: Ô nhiễm dầu là một lĩnh vực tuy không còn mới, nhưng
vẫn mang tính thời sự do tính chất phức tạp của nó. Học hỏi kinh nghiệm các
nước có truyền thống pháp trị hay có trình độ quản lý biển tiên tiến dưới ánh
sáng của luật so sánh cũng sẽ là cơ sở để Việt Nam hoàn thiện cơ chế của
riêng mình, hội nhập với thế giới và bảo vệ những lợi ích sống còn, trước hết
là lợi ích của nông dân – ngư dân và các cơ sở kinh tế - xã hội nằm dọc bờ
biển dài trên 3.200 km của đất nước.
6. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
kèm theo, luận văn bao gồm 3 chương với cấu trúc như sau: Chương 1: Tổng quan lý luận về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu
trên biển theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài.
Chương 2: Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển.
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và giải pháp đề
xuất.


17k9YzPOoUdav69

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status