Pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật Việt Nam và tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG
MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI...............................................................6
1.1. Lịch sử hình thành nhƣợng quyền thƣơng mại ..........................................6
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương
mại trên thế giới ...............................................................................................6
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương
mại tại Việt Nam ..............................................................................................8
1.2. Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài....................10
1.2.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài ..................11
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài......................................................................................................17
1.2.3. Mục đích, vai trò của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài trong thương mại quốc tế ............................................................19
1.2.4. Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài với
một số hợp đồng thương mại khác.................................................................22
1.3. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có yếu tố
nƣớc ngoài.....................................................................................................27
1.3.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại có
yếu tố nước ngoài...........................................................................................27
1.3.2. Những vấn đề pháp lý cơ bản về Hợp đồng nhượng quyền thương mại
có yếu tố nước ngoài ......................................................................................29
Chƣơng 2: HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT
CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI .................................................36
2.1. Chủ thể của Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài ....37
2.2. Hình thức của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài....43
2.3. Nội dung hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài............45
2.3.1. Đối tượng của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài......49
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngoài ...............................................................................54
2.3.3. Phí nhượng quyền trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài......................................................................................................61
2.3.4. Thời hạn hiệu lực hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài ...66
2.3.5. Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài...................71
2.3.6. Giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu
tố nước ngoài..................................................................................................77
2.4. Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật trong Hợp đồng
nhƣợng quyền thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài theo pháp luật Việt Nam .....79
2.4.1. Xung đột pháp luật trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài......................................................................................................79
2.4.2. Giải quyết xung đột pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại
có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam..............................................81
Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
Ở VIỆT NAM ...............................................................................................87
3.1. Thực trạng hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam có yếu
tố nƣớc ngoài ................................................................................................87
3.1.1. Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam......................................87
3.1.2. Những mặt tích cực của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại.....88
3.1.3. Những mặt hạn chế còn tồn tại của pháp luật Việt Nam về nhượng
quyền thương mại...........................................................................................89
3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam...............................93
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về nhượng quyền thương mại ................................93
3.2.2. Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng nhượng
quyền thương mại có yếu tố nước ngoài........................................................95
KẾ T LUÂN ̣ ............................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104
PHỤ LỤC

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nhượng quyền thương mại đã và đang là vấn đề “nóng” tại Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù quan hệ nhượng quyền thương mại xuất hiện
khá lâu và trở nên thông dụng trên thị trường thương mại quốc tế nhưng tại
Việt Nam đây vẫn còn là cách kinh doanh khá mới mẻ. Việc Việt Nam
trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mở ra
nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Những năm gần
đây có không ít những thương hiệu lớn đã “xâm nhập” thị trường Việt Nam
thông qua hình thức nhượng quyền thương mại và đã tạo ra một mô hình kinh
doanh hiệu quả như: KFC (Singapore), Lotteria (Hàn Quốc), Cleverlearn (Mỹ),
Gloria Jean’s Coffee (Australia)... Cùng với sự đầu tư vào Việt Nam của các hệ
thống toàn cầu, các hệ thống nhượng quyền thương mại Việt Nam cũng đã
được hình thành và phát triển như: Phở 24, Bánh kẹo Kinh Đô, Buncamita
(Bún cá Miền Tây), T&T... đặc biệt thương hiệu cà phê Trung Nguyên của Việt
Nam đã xây dựng được một hệ thống kinh doanh không chỉ “phủ sóng” rộng
khắp Việt Nam mà đang tiếp tục mở rộng ra nước ngoài.
Trong bối cảnh như vậy, việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh
nào đảm bảo cho nhà đầu tư sử dụng vốn, phát triển thị trường, mở rộng thị
phần và kiểm soát được hệ thống kinh doanh có hiệu quả tốt nhất, nhằm xác
lập thương hiệu của mình trên thị trường là điều rất được các thương nhân
quan tâm. Rõ ràng hình thức nhượng quyền thương mại là một trong những
“chìa khoá vàng” mở ra những cơ hội tốt cho các nhà đầu tư Việt Nam nhanh
chóng “hoà mình vào dòng chảy” chung của nền kinh tế toàn cầu.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là một trong
những cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thực hiện hoạt động kinh doanh
nhượng quyền thương mại ra thế giới; là căn cứ hợp tác kinh doanh làm cơ sở
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên, đồng thời là căn cứ giải quyết tranh
chấp giữa các bên. Có thể nói hợp đồng nhượng quyền thương mại đóng vai
trò rất quan trọng trong quan hệ nhượng quyền giữa các chủ thể. Tuy nhiên
một thực tế hiện nay đặt ra rằng, quan hệ nhượng quyền thương mại đã được
phổ biến rộng rãi từ thế kỷ 19 tại các thị trường Châu Âu, thị trường Mỹ…
nhưng vẫn chưa có một văn bản pháp luật thống nhất điều chỉnh các quan hệ
này, mà chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh trong quy phạm pháp luật quốc gia
(Mỹ, Pháp, Australia, Trung Quốc, Malaysia…). Điều này dẫn đến việc tồn
tại nhiều quy định khác nhau về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền
thương mại giữa các quốc gia. Do vậy yêu cầu đặt ra cho các bên trước khi ký
kết hợp đồng nhượng quyền cần tìm hiểu kỹ pháp luật điều chỉnh quan
hệ nhượng quyền của quốc gia đối tác.
Khía cạnh pháp lý của pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại
có yếu tố nước ngoài đang là một vấn đề được các quốc gia quan tâm. Đặc
biệt đối với Việt Nam, khi mà hình thức kinh doanh này còn khá mới mẻ và
luật điều chỉnh còn cần hoàn thiện. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên
cứu và đánh giá một cách thấu đáo các quy định của pháp luật về hợp đồng
nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
trong điều kiện hiện nay và tương quan so sánh với pháp luật của một số quốc
gia điển hình, sẽ góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước từng
bước tương thích với chuẩn pháp lý của các nước trên thế giới và thông lệ
chung của quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động nhượng quyền của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài
là một trong những khía cạnh pháp lý quan trọng, đã và đang được nhiều nhà
khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu.

4Q8UqRX1MMa80dT

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status