Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Trình bày một số vấn đề lý luận chung về pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải. Nêu thực trạng của pháp luật về giải quyết tranh chấp hàng hải ở các nước cũng như ở Việt Nam như giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, hoà giải, bằng các biện pháp thay thế (ADR), bằng thủ tục Trọng tài, bằng Toà án. Từ đó nêu những quan điểm, phương hướng, giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở Việt Nam
Luận văn ThS. Luật quốc tế 5.05.12 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm vừa qua, cùng với việc hoàn thiện các đạo luật nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, thiết yếu trong đời sống kinh tế xã hội như dân
sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật quy định về thủ tục tố tụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh
trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể, chẳng hạn
như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989; Pháp lệnh
công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án Nước
ngoài ngày 17/04/1993; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày
16/03/1994; Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng
tài nước ngoài ngày 14/09/1996 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động ngày 11/04/1996. Hiện nay, các pháp lệnh về tố tụng trên đã được thay thế
bởi Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự ban hành ngày 15/06/2004, có hiệu lực từ ngày
01/01/2005 nhằm thống nhất các quy định về giải quyết tranh chấp trong các lĩnh
vực: dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động. Bên cạnh đó,
trong lĩnh vực thương mại, hàng hải nhiều đạo luật đã được ban hành như: Pháp
lệnh Trọng tài thương mại của UBTVQH ban hành ngày 25/02/2003..., Bộ Luật
Hàng Hải ban hành ngày 30/06/1990 với một số quy định điều chỉnh vấn đề giải
quyết tranh chấp hàng hải tại Điều 241, Điều 242- ChươngXVII. Các quy định
pháp luật về thủ tục nói trên đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết các tranh
chấp pháp sinh, góp phần làm ổn định các quan hệ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà
nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường pháp chế
XHCN. Tuy nhiên, trước sự đổi mới và phát triển toàn diện của đất nước hiện nay
trong tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, hội nhập kinh tế, quốc tế và khu
vực, các quy định pháp luật trên đã bộc lộ nhiều hạn chế nhược điểm, như không
đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ còn chồng chéo, mâu thuẫn, các quy định về tố
tụng hàng hải thiếu và chưa rõ ràng, cụ thể...
Qua việc đối chiếu, rà soát các văn bản pháp luật quy định về giải quyết các
tranh chấp trên, cho thấy: trong lĩnh vực hàng hải, thiếu rất nhiều quy định về giải
quyết tranh chấp hàng hải như vấn đề thẩm quyền của Toà án đối với các tranh
chấp hàng hải, trình tự, thủ tục giải quyết đối với từng loại tranh chấp hàng hải,
hay như vấn đề bắt giữ, xử lý bắt giữ tàu nước ngoài ở Việt Nam tuy có quy định
trong Bộ luật Hàng hải nhưng chưa đầy đủ và chưa phù hợp với pháp luật quốc tế
về hàng hải, trình độ năng lực xét xử của đội ngũ Trọng tài, Toà án và chất lượng
xét xử các tranh chấp hàng hải còn hạn chế... Thậm chí ngay trong bộ luật chuyên
ngành là Bộ luật Hàng hải chương giải quyết tranh chấp hàng hải cũng chỉ có hai
điều khoản(chương 17) và một số quy định về thời hiệu khởi kiện nằm rải rác ở các
điều trong Bộ luật. Tất cả sự hạn chế trên đã không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
trong hoạt động hàng hải, chưa tương xứng với sự phức tạp của các tranh chấp
hàng hải đang diễn ra.
Hơn nữa, Việt Nam lại là một quốc gia ven biển có bờ biển khá dài: 3260 km,
hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam được chuyên chở bằng đường biển chiếm
hơn 90% tổng số hàng hoá xuất nhập khẩu, có hơn108 các cảng biển lớn, nhỏ được
xây dựng, với 23.335 m cầu, bến.1 Các hoạt động khai thác và sử dụng biển trong
hàng hải ngày càng phát triển phong phú, đa dạng với những đặc thù riêng, đòi hỏi
cần được điều chỉnh bằng những quy định tố tụng riêng. Do vậy, việc thiếu các quy
định về giải quyết các tranh chấp nói trên đã phần nào cản trở các hoạt động khai
thác, sử dụng và quản lý biển nói chung cũng như hoạt động hàng hải nói riêng,
chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động
hàng hải, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức có thẩm
quyền trong hoạt động áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp hàng
hải.
Xuất phát từ những lý do trên, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh
chấp hàng hải ở nước ta là rất cần thiết. Nó mang ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra
một hành lang pháp lý vững chắc, thuận lợi cho việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt
động khai thác sử dụng biển ở nước ta, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên tham gia các quan hệ pháp luật hàng hải đồng thời góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền, bảo vệ
vững chắc chủ quyền quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
a. Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của Pháp luật giải quyết
tranh chấp hàng hải, thực trạng của giải quyết tranh chấp hàng hải ở Việt Nam và
một số nước trên thế giới, luận văn đề xuất các quan điểm phương hướng, giải pháp
và kiến nghị cụ thể trong việc hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở
Việt Nam hiện nay.
b. Nhiệm vụ:
Với mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp hàng hải, khái niệm
đặc trưng, các nguyên tắc của pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải trong hệ
thống pháp luật giải quyết tranh chấp chung, các cách giải quyết tranh chấp
hàng hải.
- Thực trạng của pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải cũng như tình
hình thực hiện việc giải quyết tranh chấp hàng hải hiện nay.
- Những quan điểm, phương hướng, giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm
hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở Việt Nam
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:


0a8wg6De02566F8

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status