Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Tổng quan cơ sở khoa học về vấn đề bảo vệ Người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ Người tiêu dùng. Phân tích các quy định trong pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển và đang phát triển trên thế giới về các vấn đề cơ bản trong bảo vệ Người tiêu dùng, các ưu điểm và bất cập của các quy định này về mặt nội dung cũng như khi đưa vào thực tiễn. Đề xuất các khuyến nghị về phương hướng cụ thể cho công tác xây dựng Luật bảo vệ Người tiêu dùng tại Việt Nam đảm bảo phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành tại Việt Nam, cũng như thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày 15 tháng 3 năm 1962, tại một cuộc họp của Thƣợng Nghị Viện
Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ John Kennedy đã phát biểu: "Người tiêu dùng
theo định nghĩa, bao gồm toàn thể chúng ta. Họ là nhóm người đông đảo
nhất, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các quyết định về kinh tế,
dù là của nhà nước hay tư nhân. Vậy mà họ là nhóm người quan trọng độc
nhất mà quan điểm của họ thường không được chú ý tới "[17]. Nhƣ vậy, bảo
vệ quyền lợi Ngƣời tiêu dùng là bảo vệ tất cả chúng ta. Bảo vệ quyền lợi của
Ngƣời tiêu dùng là một việc làm có ý nghĩa thiết thực liên quan đến mọi mặt
của đời sống xã hội; đảm bảo quyền của Ngƣời tiêu dùng góp phần vào công
cuộc chống bất bình đẳng trong xã hội.
Bên cạnh quan hệ giữa các nhà sản xuất với nhau, quan hệ kinh tế chủ
yếu trong xã hội là quan hệ giữa Ngƣời tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh,
phân phối hàng hoá, dịch vụ. Tuy là số đông, nhƣng Ngƣời tiêu dùng không
đƣợc tổ chức lại nên họ khó có sức mạnh, tiếng nói đơn lẻ của họ cũng rất ít
đƣợc lắng nghe. So với những nhà sản xuất, những nhà chuyên môn, thì ở
những lĩnh vực nhất định, Ngƣời tiêu dùng kém hiểu biết hơn. Bởi vậy, trong
mối quan hệ giữa họ với các nhà sản xuất kinh doanh, Ngƣời tiêu dùng luôn
đứng ở thế yếu và chịu nhiều thiệt thòi. Điều này thực sự đã kìm hãm sự phát
triển kinh tế xã hội.
Từ nhiều năm nay, các nƣớc đều giành ƣu tiên cao cho công tác bảo vệ
quyền lợi Ngƣời tiêu dùng, tôn trọng các quyền của Ngƣời tiêu dùng, chống
lại sự lạm dụng của những nhà sản xuất kinh doanh và những bất công trong
xã hội. Đa số các nƣớc trên thế giới đều thiết lập cơ quan chuyên trách phụ
trách công tác này. Công tác bảo vệ Ngƣời tiêu dùng cũng đƣợc sự quan tâm
của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp quốc với việc Đại hội đồng đã
thống nhất thông qua Hƣớng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ Ngƣời tiêu

dùng từ năm 1985.
Ở Việt Nam, có thể nói rằng, cho đến những ngày trƣớc ―đổi mới‖, hầu
nhƣ quyền lợi của Ngƣời tiêu dùng nói chung và bộ máy bảo vệ quyền lợi của
Ngƣời tiêu dùng nói riêng chƣa đƣợc chú ý một cách thích đáng, kể cả từ góc
độ ngƣời sản xuất, kinh doanh hàng hoá và cung ứng dịch vụ lẫn nhận thức
của toàn xã hội. Điều này có nguyên nhân sâu xa từ những năm tháng chiến
tranh khốc liệt, chúng ta phải tập trung cho sự nghiệp giành độc lập và bảo vệ
Tổ quốc cũng nhƣ giai đoạn phục hồi sau đó, mọi nhu cầu tiêu dùng đều ở
mức tối thiểu. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ quyền lợi của Ngƣời tiêu dùng
chƣa đƣợc chú trọng trong thời kỳ này phần nào do những nguyên nhân khách
quan nhất định.
Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, nƣớc ta đã chuyển mạnh từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Cũng từ đây, quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh
doanh hàng hoá và dịch vụ với một bên là ngƣời bỏ tiền ra mua hàng hoá và
dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân, gia đình và tổ chức
(đƣợc gọi chung là Ngƣời tiêu dùng) đã đƣợc xác lập với vai trò ngày càng
đƣợc nâng cao của Ngƣời tiêu dùng.
Khi nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển thì càng làm nảy sinh nhiều
vấn đề liên quan đến Ngƣời tiêu dùng. Với chính sách hội nhập kinh tế quốc
tế và xu thế toàn cầu hóa trên thế giới, bên cạnh những cơ hội mới trong việc
thoả mãn những nhu cầu cơ bản nhƣ quyền tiếp cận với nhiều sản phẩm và
dịch vụ với chất lƣợng đảm bảo và giá cả thích hợp, Ngƣời tiêu dùng Việt
Nam cũng đứng trƣớc những nguy cơ mới. Việc kiểm soát an toàn, chất lƣợng
của hàng hoá nhập khẩu trở nên khó khăn, thị trƣờng sẽ ngày càng xuất hiện
nhiều hành vi gây ảnh hƣởng đến quyền lợi Ngƣời tiêu dùng nhƣ buôn bán
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng. Các hành vi vi phạm đến quyền lợi
của Ngƣời tiêu dùng cũng tinh vi và phức tạp hơn. Nhiều phƣơng thức kinh
doanh, hành vi kinh doanh gian dối gây thiệt hại tới lợi ích Ngƣời tiêu dùng.
Bên cạnh đó là những hành vi gian lận ngày càng tinh vi và với phạm vi rộng:
lạm dụng các hàng hóa xã hội, thỏa thuận ƣu tiên phân phối nhƣ trong trƣờng
hợp của ngành công nghiệp ô tô châu Âu và trƣờng hợp các thỏa thuận về giá
thuốc bổ. Những hành vi nhƣ vậy không chỉ gây thiệt hại cho Ngƣời tiêu dùng
mà còn có thể gây ảnh hƣởng tiêu cực đối với tình hình kinh tế xã hội nói
chung. Chính vì vậy, trong cơ chế thị trƣờng, vấn đề Ngƣời tiêu dùng và bảo
vệ Ngƣời tiêu dùng càng cần đề ra và thực hiện một cách nghiêm túc.
Tóm lại, tuy vấn đề bảo vệ Ngƣời tiêu dùng mới xuất hiện ở Việt Nam
chƣa lâu, nhƣng đây lại là vấn đề cần đƣợc sự quan tâm thích đáng. Bởi vì
trong cơ chế thị trƣờng, Ngƣời tiêu dùng có ảnh hƣởng mang tính quyết định
đối với mọi chủ trƣơng chính sách về kinh tế nhà nƣớc và hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Trƣớc yêu cầu đó, năm 1999, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hôị đã ban hành
Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng . Pháp lệnh đã quy định rõ các
quyền và trách nhiệm của Ngƣời tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vê ̣
quyền lợi ngƣờ i tiêu dùng ; vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm... Ngày 02 tháng 10 năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi Ngƣời
tiêu dùng. Nghị định này đƣợc thay thế bởi Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ban
hành ngày 24 tháng 4 năm 2008.
Trong thời kỳ xã hội phát triển hiện nay và trong bối cảnh Việt Nam ra
nhập WTO thì vấn đề bảo vệ Ngƣời tiêu dùng ngày càng trở nên cần thiết và
là mối quan tâm của toàn xã hội nhằm nâng cao mức sống và bảo vệ quyền lợi
cho Ngƣời tiêu dùng.
Tuy nhiên, các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về vấn đề bảo vệ
Ngƣời tiêu dùng vẫn còn khá đơn giản so với những gì thực tế đòi hỏi và thực

chất quyền lợi của Ngƣời tiêu dùng vẫn đƣợc bảo đảm. Nhìn vào một số vụ
việc mới đây nhƣ vụ nƣớc tƣơng đen, xăng pha axeton… có thể thấy rằng
quyền lợi Ngƣời tiêu dùng đã bị vi phạm nhƣng Ngƣời tiêu dùng rất khó tự
bảo vệ mình vì pháp luật bảo vệ Ngƣời tiêu dùng Việt Nam vẫn còn quá
chung chung và đơn giản, và việc thực thi luật bảo vệ Ngƣời tiêu dùng vẫn
còn chƣa hiệu quả.
Do vậy, việc Quốc hội quyết định xây dựng, ban hành Luật bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc ta đối với vấn
đề này. Đây đƣợc coi là một bƣớc ngoặt quan trọng trong công tác bảo vệ
ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu nhƣ vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng là một vấn
đề tƣơng đối mới mẻ tại Việt Nam, hay nói cách khác, chúng ta còn thiếu
nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng chính sách về bảo vệ ngƣời tiêu
dùng thì trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia phát triển, vấn đề bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng đã đƣợc quan tâm từ rất lâu và đạt đƣợc những
thành tựu nổi bật. Tại những quốc gia, vùng lãnh thổ này, hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng đã
đƣợc ban hành từ rất sớm và tƣơng đối hoàn thiện. Do đó, việc nghiên cứu hệ
thống pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của các quốc gia, vùng lãnh
thổ trên thế giới không chỉ cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động xây
dựng Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng mà còn giúp hoàn thiện hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng tại Việt
Nam để học tập bài học, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cũng nhƣ
đảm bảo pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng Việt Nam tƣơng thích
với pháp luật, thông lệ quốc tế.
Vì lý do trên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu pháp luật bảo vệ người
tiêu dùng của các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và bài học kinh nghiệm
đối với việc xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam..


T077L4B4YLI1eG3

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status