Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Làm rõ cơ sở lý luận pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu và các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với cơ chế xác định giá tính thuế nhập khẩu. Nêu và phân tích thực trạng pháp luật hiện hành đối với việc vận hành cơ chế xác định giá tính thuế nhập khẩu, tính tương thích của pháp luật trong nước về trị giá tính thuế nhập khẩu với chuẩn mực quốc tế. Từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: bổ sung một số quy định nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật trị giá tính thuế theo GATT, sửa đổi quy định về trị giá hàng hóa nhập khẩu trong một số Luật thuế hiện hành, bãi bỏ các quy định về việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia, xây dựng một số công cụ pháp lý để đấu tranh chống những hành vi gian lận trị giá
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
NHẬP KHẨU TRONG TƢ PHÁP QUỐC TẾ 5
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế nhập
khẩu 5
1.2 Khái niệm trị giá tính thuế nhập khẩu và pháp luật trị giá tính thuế nhập
khẩu 8
1.2.1 Khái niệm trị giá tính thuế nhập khẩu 8
1.2.2 Khái niệm pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu 15
1.3. Các điều ƣớc quốc tế về trị giá tính thuế nhập khẩu 17
1.3.1. Trị giá tính thuế nhập khẩu theo Định nghĩa Brussels 17
1.3.2. Trị giá tính thuế nhập khẩu theo Hiệp định trị giá GATT/WTO 19
1.3.3. Quy định của hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ (10/2001) về trị giá tính
thuế nhập khẩu 31
1.4 Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và điều ƣớc quốc tế về trị giá tính thuế
nhập khẩu 31
Kết luận chương 1 ................................... 34
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRỊ GÍA TÍNH
THUẾ NHẬP KHẨU 36
2.1. Các quy định của Pháp luật Việt nam về trị giá tính thuế nhập khẩu 36
2.1.1 Trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia 37
2.1.2 Trị giá tính thuế nhập khẩu theo nguyên tắc của hiệp định thực hiện điều 7
hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại (trị giá tính thuế theo GATT)
45
2.2 Những hạn chế của pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế. 53
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 65
3.1 Yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế đối với pháp luật về trị giá tính thuế
nhập khẩu 65
3.2 Căn cứ cho việc hoàn thiện pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu 69
3.2.1 Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế 69
3.2.2. Một vài đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng ở Việt nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến vấn đề hoàn thiện pháp luật về trị giá
tính thuế nhập khẩu 71
3.2.3 Lộ trình thực hiện các cam kết trong quá trình thực hiện hội nhập kinh tế
quốc tế 72
3.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế 74
3.3.1. Bảo đảm sự phù hợp của pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu với hiệp
định trị giá GATT 1994 74
3.3.2. Tăng cƣờng tính thống nhất và minh bạch của pháp luật về trị giá tính thuế
nhập khẩu 77
3.3.3 Kết hợp hoàn thiện pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu với việc thực
hiện các chức năng của hệ thống thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
79
3.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu 80
3.4.1. Bổ sung một số quy định nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật trị giá tính
thuế theo GATT 80
3.4.2 Sửa đổi quy định về trị giá hàng hoá nhập khẩu trong một số Luật thuế hiện
hành 833.4.3 Bãi bỏ các quy định về việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc
gia 86
3.4.4 Xây dựng một số công cụ pháp lý để đấu tranh với những hành vi gian lận
trị giá 87
Kết luận chương 3.................................................................. 90
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................... 92PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống xác định thuế nhập khẩu trên thế giới hiện nay là một bức tranh
đa dạng với đặc điểm chính là khá phức tạp và chƣa có sự thống nhất cao giữa
các nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển. Để xác định thuế nhập khẩu thì
trị giá tính thuế nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng và quyết định. Trị giá
tính thuế nhập khẩu là một trong những yếu tố cơ bản của hệ thống thuế quan
hiện đại, hệ thống các nguyên tắc xác định trị giá không chỉ ảnh hƣởng tới nguồn
thu của ngân sách nhà nƣớc mà còn ảnh hƣởng đến giao lƣu thƣơng mại quốc tế.
Các quốc gia khác nhau sử dụng các phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế nhập
khẩu khác nhau, điều này gây nên sự cản trở trong giao lƣu thƣơng mại quốc tế.
Do đó xu hƣớng chung của các nƣớc là xây dựng một hệ thống xác định trị giá
tính thuế nhập khẩu thống nhất, công bằng, khách quan và phù hợp với thông lệ
thƣơng mại quốc tế. Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO là Hiệp định đáp
ứng đƣợc yêu cầu này và dần dần đang đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới áp
dụng nhƣ một yêu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập. Nhƣng vì nhiều lý do
khác nhau, trong đó quan trọng nhất là trình độ phát triển kinh tế và thể chế
chính trị, nhiều quốc gia vẫn chần chừ trong việc áp dụng Hiệp định.
Xác định trị giá tính thuế nhập khẩu luôn trở thành một chủ đề đƣợc quan
tâm hàng đầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì, một mặt, nó góp
phần giúp các cơ quan nhà nƣớc có các phƣơng pháp khắc phục các hiện tƣợng
gian lận thƣơng mại qua giá, đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế cho ngân sách
nhà nƣớc; mặt khác, nó là công cụ để bảo vệ các nhà kinh doanh trung thực bằng
việc yêu cầu cơ quan hải quan phải chấp nhận trị giá tính thuế là giá ngƣời nhập
khẩu thực sự phải thanh toán trong giao dịch, khuyến khích phát triển sản xuất
nội địa cũng nhƣ duy trì và phát triển quan hệ thƣơng mại, ngoại giao quốc tế.
Ngay từ những năm 40 của thế kỷ trƣớc việc xây dựng một cơ chế xác định trị
giá hải quan minh bạch, hợp lý, có thể áp dụng trên phạm vi toàn thế giới đã
đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu tất yếu và đƣợc cộng đồng quốc tế nhiệt liệt ủng hộ.
Tuy nhiên, thiết lập một cơ chế pháp lý xác định giá tính thuế nhập khẩu trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt nam hiện nay là một vấn đề tƣơng đối
phức tạp nhƣng thực sự cần thiết, thể hiện trên một số khía cạnh sau:
Về mặt thực tiễn, giao lƣu quốc tế về thƣơng mại và dân sự diễn ra theo
nhiều hình thức, phƣơng cách đa dạng. Chính sự đa dạng này làm nảy sinh nhiều
vấn đề phức tạp, không thống nhất trong việc xác định trị giá hải quan.Thứ nhất,
nhiều nhà nhập khẩu đã lợi dụng triệt để những hạn chế của pháp luật về xác
định giá tính thuế nhập khẩu hiện nay để gian lận thƣơng mại qua giá, gây thất
thu thuế cho ngân sách Nhà nƣớc. Thứ hai, quy trình, phƣơng pháp xác định trị
giá tính thuế nhập khẩu hiện nay đã bộc lộ nhiều yếu kém, không đáp ứng đƣợc
những đòi hỏi của tình hình mới, về lâu dài có thể gây cản trở cho quá trình giao
lƣu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam.
Về mặt pháp lý, pháp luật điều chỉnh việc xác định giá tính thuế nhập
khẩu là một cơ chế pháp lý khá phức tạp, chia cắt nhỏ lẻ. Bởi vì, trị giá tính thuế
nhập khẩu đƣợc xây dựng trên cơ sở của nhiều bộ phận pháp luật khác nhau nhƣ
pháp luật thuế, pháp luật hải quan, pháp luật thƣơng mại … Trong khi đó, sự tồn
tại những bất cập, kém hiệu lực và không đồng bộ của các bộ phận pháp luật này
với nhau và ngay trong bản thân trong bộ phận ấy đã dẫn tới những hạn chế nhất
định trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật xác định giá tính thuế nhập khẩu
hiện nay ở nƣớc ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt sự vận
động của hệ thống pháp luật nƣớc ta hiện nay đang tiếp cận dần với các nguyên
tắc, quy định và thông lệ của thực tiễn giao dịch thƣơng mại quốc tế cũng đã đƣa
tới các điều kiện, cơ sở và yều cầu mới cho việc đánh giá một cách toàn diện
pháp luật về xác định trị giá tính thuế nhập khẩu hiện hành. Đối với Việt nam,
một nƣớc đang trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế thì việc từng bƣớc
tiếp cận và áp dụng các quy định quốc tế về trị giá hải quan là bƣớc đi thích hợp.

Tại điều 3(4) Chƣơng I Hiệp định thƣơng mại Việt nam-Hoa Kỳ, Việt nam đã
cam kết thực hiện các quy định của Hiệp định về việc Thi hành Điều 7 của
GATT 1994 trong vòng 2 năm kể từ khi hiệp định Thƣơng mại Việt nam Hoa kỳ
có hiệu lực (tức là đầu năm 2004). Tất nhiên khi Việt nam gia nhập WTO thì
phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ hiệp định về việc thi hành Điều 7 của GATT
1994. Do đó, Việc thực thi Hiệp định về việc Thi hành Điều 7 của GATT 1994
không còn là sự lựa chọn mà là một nghĩa vụ quốc tế của Việt nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì những lý do trên, là một cán bộ hải quan tui chọn đề tài “Hoàn thiện
pháp luật Việt nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế ” làm luận văn thạc sĩ luật.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá cơ chế xác định giá tính thuế nhập khẩu theo pháp
luật hiện hành, làm rõ những nội dung cần hoàn thiện để thiết lập và vận hành cơ
chế xác định giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật giá tính thuế nhập khẩu
và các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với cơ chế xác định giá
tính thuế nhập khẩu
- Làm rõ thực trạng pháp luật hiện hành đối với việc vận hành cơ chế xác
định giá tính thuế nhập khẩu, tính tƣơng thích của pháp luật trong nƣớc về trị giá
tính thuế nhập khẩu với chuẩn mực quốc tế
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về trị giá tính thuế nhập
khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
*Đối tƣợng nghiên cứu:

- Các văn bản pháp luật liên quan đến cơ chế xác định giá tính thuế nhập
khẩu; các văn bản của các cơ quan chức năng liên quan đến xác định giá tính
thuế nhập khẩu;
- Các số liệu, thông tin thực tiễn về thực hiện pháp luật xác định giá tính
thuế nhập khẩu.
*Phạm vi nghiên cứu:
Dƣới góc độ nghiên cứu luật học, luận văn không nghiên cứu toàn bộ
những vấn đề liên quan đến trị giá hải quan mà giới hạn nghiên cứu đƣợc xác
định trên cơ sở làm rõ lý luận pháp luật điều chỉnh việc xác định trị giá tính thuế
nhập khẩu, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành trên sơ sở đó xây dựng các
giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác định trị giá tính thuế nhập khẩu ở Việt nam
phù hợp với chuẩn mực quốc tế phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin và phƣơng pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê v.v…
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Về lý luận: Củng cố cơ sở lý luận toàn diện về giá tính thuế hàng nhập
khẩu, tạo ra những cơ sở pháp lý của việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Về thực tiễn: Khẳng định việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu phù
hợp với tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế là cần thiết, tạo tiền đề cho Việt nam
nhanh chóng đạt đƣợc mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về trị giá tính thuế nhập khẩu trong tƣ pháp
quốc tế
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật Việt nam về trị giá tính thuế nhập khẩu
Chƣơng 3: Hoàn thiện pháp luật việt nam về trị giá tính thuế nhập khẩu
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TRỊ GIÁ
TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU TRONG TƢ PHÁP QUỐC TẾ
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHƢƠNG PHÁP XÁC
ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU
Trị giá tính thuế nhập khẩu là một căn cứ tính thuế nhập khẩu dựa trên cơ
sở trị giá của hàng hoá không phải là phát minh của thời đại chúng ta mà nó đã
tồn tại từ thời Trung cổ, thậm chí trƣớc đó. Song ngày xƣa, việc xác định trị giá
tính thuế nhập khẩu tùy thuộc những phƣơng pháp ấn định giá cụ thể của từng
nƣớc, các nhà nhập khẩu không thể đệ đơn khiếu nại về quyết định của Hải quan
để giải quyết tranh chấp về vấn đề trị giá.
Trên thế giới đã tồn tại nhiều phƣơng pháp xác định giá khác nhau, hỗn
độn, có khi trái ngƣợc nhau và kém ổn định. Nhƣ phƣơng pháp giá thị trƣờng
trong nƣớc (thƣờng áp dụng ở những nƣớc kém phát triển ở châu Á, theo phƣơng
pháp này trị giá tính thuế nhập khẩu dựa trên giá bán buôn của hàng hoá nhập
khẩu khi bán ở nƣớc nhập khẩu trừ đi 15%); phƣơng pháp giá thị trƣờng trong
nƣớc hiện hành (đây là một phƣơng pháp do nƣớc Anh đƣa ra vào đầu thế kỷ 19
và đƣợc coi là một phƣơng pháp để bảo hộ hàng hoá đƣợc sản xuất tại Anh và
bán tại các nƣớc thuộc địa. Trị giá tính thuế dựa trên giá bán buôn tại thị trƣờng
nƣớc xuất khẩu; phƣơng pháp giá thị trƣờng hợp lý (phƣơng pháp này tƣơng tự


54A9WE7Cu6C17Kt

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status