Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải: thực trạng và giải pháp hoàn thiện - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Luật quốc tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Hệ thống hoá các văn bản pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải mà Việt Nam đã tham gia, ký kết. Đánh giá thực trạng, phân tích và nêu ra những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải, đặc biệt đề xuất gia nhập một số công ước quốc tế mà Việt Nam chưa tham gia

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành hàng hải Việt Nam hiện đang là một trong những ngành mũi
nhọn được Nhà nước chú trọng mở rộng và phát triển. Đội tàu biển Việt Nam
ngày càng lớn mạnh cả về chất và lượng, tổng trọng tải đội tàu tăng nhanh
hàng năm, trẻ hóa và chuyên dụng hóa từng bước với tầm hoạt động toàn cầu
hơn. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, cùng với sự phát triển này
khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển cũng sẽ tăng lên, mật độ tàu bè
hoạt động trên biển sẽ dày hơn và rủi ro tai nạn trên biển cũng sẽ ngày càng
tăng gây hại tới sinh mạng con người, thiệt hại tài sản quốc gia, đặc biệt là tới
môi trường sinh thái biển và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân sống dựa
vào biển. Cùng với hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và chiến lược biển,
pháp luật về bảo vệ môi trường biển ngày càng được chú trọng. Việc phòng
chống ô nhiễm môi trường biển và ứng phó với các sự cố tràn dầu đã được
quy định rải rác trong các văn bản pháp luật nói chung và văn bản pháp luật
chuyên ngành nói riêng, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở một số văn bản mang
tính đơn lẻ, không thống nhất và tính pháp quy chưa cao. Tình trạng ít văn
bản hướng dẫn, quy định không cụ thể, không rõ ràng về trách nhiệm của các
ban ngành dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý, tính ứng dụng trong thực tiễn
của pháp luật có hiệu quả thấp. Hầu như các vụ tràn dầu trên biển khi xảy ra
mới có văn bản hướng dẫn thực hiện hay đợi hướng dẫn của cấp trên trong
khi công tác ứng cứu đòi hỏi phải tiến hành khẩn cấp. Hệ thống pháp luật về
bảo vệ môi trường còn tản mạn, các khía cạnh pháp lý về vấn đề ô nhiễm do
dầu ở Việt Nam còn nhiều thiếu sót, bất cập, chưa có cơ chế riêng về bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu và cũng chưa có quỹ bồi thường thiệt hại do
ô nhiễm dầu (theo Công ước CLC 92). Vì vậy, khi các vụ gây ô nhiễm dầu

xảy ra, việc giải quyết đòi bồi thường thiệt hại làm cho các cơ quan chức năng
lẫn nạn nhân đều lúng túng. Hơn nữa việc đòi bồi thường thiệt hại rất khó
khăn không chỉ đối với các vụ việc giữa các chủ thể trong nước mà đặc biệt
đối với nhiều vụ việc do tàu nước ngoài gây ra. Thiệt hại do ô nhiễm môi
trường biển trước mắt và lâu dài cũng như các thiệt hại mà những người có
liên quan trực tiếp phải gánh chịu như đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, nông
nghiệp, du lịch,... là vô cùng lớn, nhưng mức bồi thường thực tế mà những
người bị thiệt hại nhận được thì lại không đáng kể, không đủ để bù đắp thiệt
hại, khắc phục sự cố và làm sạch môi trường.
Để giải quyết vấn đề này và để bảo vệ môi trường biển, chúng ta cần
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển nói
chung và bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải nói riêng. Việc
tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển có ý
nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện khung
chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ hiệu quả môi trường biển, góp phần thúc
đẩy và xây dựng ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển. Mặt khác việc
tham gia và thực hiện nghiêm túc các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường
biển sẽ đánh giá nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật theo hướng quốc tế hoá nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận
lợi, công bằng phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm
của các nhà đầu tư, là điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác
quốc tế nhằm phát triển đời sống, kinh tế xã hội trong nước, thực hiện mục
tiêu phát triển bền vững mà chúng ta đã đặt ra.
Các nhà nghiên cứu, những người làm công tác giảng dạy cũng đã đề
cập đến vấn đề bảo vệ môi trường biển trong một số bài viết, bài báo cáo như:
“Tràn dầu và ô nhiễm dầu ở Việt Nam” của tác giả Hứa Chiến Thắng, "Tổng
quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống ô nhiễm dầu ở các vùng biển" của
PGS.TS Nguyễn Bá Diến, “Báo cáo hiện trạng môi trường biển Việt Nam”
của Bộ Tài nguyên và Môi trường; ... và trong một số đề tài như: “Nghiên cứu
lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch tổng thể phát triển giao thông
vận tải - năm 2006”, “Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ môi trường và xây
dựng quy chế bảo vệ môi trường trong vận tải đường biển - năm 2002”, “Báo
cáo hiện trạng và xây dựng quy chế bảo vệ môi trường của ngành hàng hải –
năm 2006” của Cục Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu này
mới chỉ đề cập rải rác, sơ qua và chưa đánh giá được thực trạng pháp luật Việt
Nam về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải, những thuận lợi,
khó khăn trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường
biển mà Việt Nam là thành viên.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tổng quan về thực trạng pháp luật
Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, từ đó đánh giá
những mặt thuận lợi, những bất cập, hạn chế trong thực hiện và đề xuất giải
pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
hàng hải là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Kết quả của luận văn là
tài liệu cần thiết cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách pháp
luật, các nhà nghiên cứu,... trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam về bảo vệ môi trường biển, để đạt được mục tiêu mà Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra: “phấn đấu để nước ta trở thành một
quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền
chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất
nước”.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
Luận văn có mục đích dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm giới
thiệu một bức tranh tổng quan về pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế
về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải mà Việt Nam đã tham
gia, phân tích những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện, từ
đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường biển tại Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải là một vấn đề rất
rộng và phức tạp, bao gồm các nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động xây
dựng và khai thác cảng biển, hoạt động của đội tàu biển, hoạt động đóng mới,
sửa chữa và phá dỡ tàu biển,... Trong nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động
của đội tàu biển thì lại có rất nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm do
hóa chất, ô nhiễm do dầu, ô nhiễm do rác thải, nước thải,... trong đó ô nhiễm
do dầu là nguồn ô nhiễm mang tính đặc trưng, nguy hiểm nhất, gây thiệt hại
và để lại hậu quả nặng nề đối với vùng biển Việt Nam. Vì vậy, trong khuôn
khổ luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt
động hàng hải mà chủ yếu là các quy định về phòng chống ô nhiễm môi
trường biển từ hoạt động hàng hải do dầu gây ra.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn
dựa trên cơ sở lý luận của Học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa
pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ giữa
các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng các
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê... để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận văn thạc sỹ.
5. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Đề tài là một công trình đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên sâu về hệ
thống pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng
hải. Luận văn đã đưa ra được một số điểm mới sau:
- Hệ thống hoá các văn bản pháp luật của Việt Nam và các điều ước
quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải mà Việt Nam đã
tham gia, ký kết.
- Đánh giá thực trạng, phân tích và nêu ra những bất cập, hạn chế trong
quá trình thực hiện.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ
môi trường biển trong hoạt động hàng hải, đặc biệt đề xuất gia nhập một số
công ước quốc tế mà Việt Nam chưa tham gia.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung quan
trọng vào lĩnh vực pháp luật về bảo vệ môi trường biển, góp phần nâng cao
nhận thức lý luận về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của pháp luật hàng hải về
bảo vệ môi trường biển trong đời sống kinh tế, xã hội, đồng thời đóng góp
vào việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu các cơ sở khoa học của việc xây
dựng chiến lược pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Những kết luận, đề xuất, kiến nghị trong luận văn có thể góp phần tích
cực cho việc hoàn thiện pháp luật hàng hải trong tổng thể phát triển hệ thống
pháp luật Việt Nam.
Hy vọng rằng, Luận văn này sẽ là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối
với các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách pháp luật, các nhà nghiên
cứu và sinh viên các trường luật.
6. Kết cấu của Luận văn


cDURK2y3QkmekIT
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status