Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực hiện tại Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực giờ việt nam

Trình bày các khái niệm cơ bản, cơ chế bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu và Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992. Nghiên cứu pháp luât Việt Nam về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm biển do dầu từ tầu và thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu từ tầu trước và sau khi gia nhập CLC 92. Trình bày việc thực hiện Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 tại Việt Nam. Thông quá đó có những đề xuất, kiến nghị, giải pháp xây dựng và hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện , yếu tố con người và hệ thống pháp luật về bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu từ tàu tại Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành hàng hải Việt Nam hiện đang là một trong những ngành mũi
nhọn được Nhà nước chú trọng mở rộng và phát triển. Đội tàu biển Việt Nam
ngày càng lớn mạnh cả về chất và lượng, tổng trọng tải đội tàu tăng nhanh
hàng năm, trẻ hóa và chuyên dụng hóa từng bước với tầm hoạt động toàn cầu
hơn. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, cùng với sự phát triển này
khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển cũng sẽ tăng lên, mật độ tàu bè
hoạt động trên biển sẽ dày hơn và rủi ro tai nạn trên biển cũng sẽ ngày càng
tăng gây hại tới sinh mạng con người, thiệt hại tài sản quốc gia, đặc biệt là tới
môi trường sinh thái biển và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân sống dựa
vào biển.
Theo thống kê của Cục Môi trường kể từ năm 1989 đến năm 2005 đã
xảy ra khoảng 60 sự cố tràn dầu với lượng dầu tràn ước tính trên 120.000 tấn,
gây hậu quả nghiêm trọng cho các vùng biển địa phương. Những vụ tràn dầu
mang tính điển hình và có ảnh hưởng lớn như sự cố “Quy Nhơn” ngày
10/8/1989 với hơn 200 tấn dầu FO đã tràn ra vịnh Quy Nhơn. Sự cố ngoài
khơi Vũng Tàu ngày 20/9/1993, 2000 tấn bột mỳ và khoảng 300 tấn dầu FO
và DO đã loang ra một vùng rộng lớn với bề rộng khoảng 640 km2 . Sự cố
tràn dầu trên sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 8/5/1994 khoảng
130 tấn dầu FO đã thoát ra, gần 40 km2 mặt nước bị ô nhiễm nặng… Sự cố
gây thiệt hại môi trường lớn nhất từ trước đến nay là sự cố tràn dầu Cát Lái,
Tp. Hồ Chí Minh ngày 27/1/1996, 72 tấn dầu DO đã thoát ra.
Nguy cơ ô nhiễm dầu ngày càng tăng do hoạt động thăm dò và khai
thác dầu thô gia tăng. Lượng dầu sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cũng
tăng lên do nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Hàng năm có khoảng 200 triệu
tấn dầu thô của các nước được vận chuyển từ Trung Đông đến Nhật Bản đi
qua các vùng biển Việt Nam tạo ra một nguy cơ không nhỏ về khả năng gây
ra các sự cố tràn dầu.
Các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm biển do dầu từ tàu ở Việt
Nam từ trước đến nay còn hạn chế, thiếu hiệu quả do những bất cập về thể
chế và thiếu chính sách mang tính phối hợp liên hoàn về phòng ngừa, xử lý và
bồi thường thiệt hại ô nhiễm của tất cả các bộ, ngành liên quan, trong đó có
vấn đề nghĩa vụ và năng lực của chủ tàu trong việc thanh toán đòi bồi thường
thiệt hại ô nhiễm do dầu. Đây là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói
riêng cũng như của các quốc gia có biển nói chung.
Hiện nay cộng đồng hàng hải quốc tế đã thiết lập một hệ thống bồi
thường thiệt hại ô nhiễm dầu do các sự cố tràn dầu từ tàu dầu gây ra với sự ra
đời của hai công ước: Công ước Quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt
hại ô nhiễm dầu 1992 (CLC 92) và Công ước quốc tế về thiết lập Quỹ quốc tế
bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 (FC 92). Mục tiêu của các công ước
nêu ra là bảo đảm sự đền bù thỏa đáng cho những đối tượng bị ô nhiễm dầu từ
tàu. Và việc tham gia phê chuẩn các công ước này hiện là hướng đi chung của
các quốc gia trên thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hóa, nhằm hoàn thiện và thống nhất hóa chính
sách của quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội tàu dầu Việt
Nam, cũng như bảo vệ quyền lợi của quốc gia Việt Nam; ngày 17/6/2003,
Chủ tịch Trần Đức Lương đã ký Quyết định Việt Nam chính thức tham gia
Công ước CLC 92 (Công ước này có hiệu lực với Việt Nam vào ngày 17/6/2004). Việc tham gia CLC 92 đã góp phần hoàn thiện những hạn chế của
cơ chế bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu tại Việt Nam.
Tuy nhiên, một thực tế hiện nay, các quy định pháp luật về bồi thường
thiệt hại ô nhiễm biển do dầu từ tàu ở Việt Nam chưa đủ đáp ứng yêu cầu mà
quy định của Công ước đề ra. Mặt khác, do chưa tham gia Công ước FC 92,
khi có tai nạn ô nhiễm do dầu xảy ra trong vùng biển nước ta, về nguyên tắc
các chủ tàu chỉ phải chịu bồi thường thiệt hại trong một giới hạn nhất định
theo quy định của Công ước CLC 92. Như vậy, nếu thiệt hại xảy ra vượt quá
mức giới hạn trách nhiệm của chủ tàu thì chúng ta không được hưởng nguồn
tài chính của Quỹ đền bù quốc tế để khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường
biển của Việt Nam. Có thể nói, về tổng thể, cơ chế trách nhiệm dân sự về bồi
thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu chưa thể triển khai có hiệu quả ở Việt
Nam mặc dù chúng ta đã tham gia CLC 92.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của cơ chế bồi thường thiệt hại ô
nhiễm biển do dầu và việc thực thi CLC có hiệu quả tại Việt Nam nên tác giả
đã chọn đề tài “ Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô
nhiễm dầu – 1992 (CLC 92) và việc thực hiện tại Việt Nam” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn: Luận văn có mục đích làm
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc gia nhập Công ước quốc tế về trách
nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực hiện
Công ước này tại Việt Nam, thông qua đó có những đề xuất, kiến nghị giúp
cho việc thực thi công ước có hiệu quả.
3. Phạm vi nghiên cứu: Với mục đích nói trên, phạm vi nghiên cứu
của luận văn tập trung vào việc phân tích các quy định chính của Công ước
quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992, cơ chế bồi
thường thiệt hại ô nhiễm dầu quốc tế, cơ chế bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu ở Việt Nam, từ đó cho thấy sự cần thiết gia nhập CLC 92 tại Việt Nam. Ngoài
ra, tác giả cũng đi sâu nghiên cứu quá trình tổ chức thực hiện CLC 92, những
khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất các kiến nghị, giải
pháp.
4. Tình hình nghiên cứu: Vấn đề ô nhiễm môi trường và bồi thường
thiệt hại ô nhiễm môi trường biển không phải là một vấn đề mới mẻ. Đã có
nhiều nghiên cứu dưới dạng tạp chí, chuyên đề, đề tài, luận văn thạc sĩ nghiên
cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, đề cập đến Công ước quốc tế về trách nhiệm
dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 (CLC 92) chỉ có một số tác giả
nghiên cứu dưới góc độ giới thiệu và đề xuất việc tham gia, chứ chưa có tài
liệu nào triển khai ở khía cạnh tổ chức và thực hiện CLC 92 tại Việt Nam khi
Công ước này có hiệu lực. Có thể kể đến một số tài liệu như: cuốn Ô nhiễm
môi trường biển Việt Nam – Luật pháp và thực tiễn của tác giả Nguyễn Hồng
Thao; Khóa luận tốt nghiệp về Cơ chế bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu từ
tàu trong tai nạn hàng hải Việt Nam của tác giả Bùi Thị Thu Trang… Vì vậy,
có thể nói đây là một vấn đề rất mới nên gây nhiều khó khăn trong quá trình
tác giả sưu tầm tài liệu và viết. Bên cạnh đó, đòi hỏi người viết phải có một
kiến thức tổng quan trên nhiều lĩnh vực vì CLC 92 là công ước mà nội dung
của nó liên quan đến nhiều ngành khác nhau. Chính vì vậy, với những kiến
thức đã học trên trường và một số năm ít ỏi hoạt động trong ngành, chắc chắn
người viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
5. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp luận
chủ nghĩa duy vật biện chứng để tiến hành nghiên cứu. Phương pháp nghiên
cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp
và phân tích.
6. Kết cấu của Luận văn:
Kết cấu của Luận văn gồm: phần mở đầu, ba chương nội dung, phần
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của các chương cụ thể như sau:
Chương I: Bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu và Công ước quốc
tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992.
Chương II: Bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu tại Việt Nam.
Chương III: Tổ chức thực hiện Công ước quốc tế về trách nhiệm dân
sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 tại Việt Nam.
Chương 1
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI Ô NHIỄM BIỂN DO DẦU
VÀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI
VỚI THIỆT HẠI Ô NHIỄM DẦU 1992
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Ô nhiễm môi trường biển
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường biển đang là một trong những
mối quan tâm hàng đầu của toàn thể cộng đồng thế giới. “Biển từng được coi
là vô cùng rộng lớn và không thể bị tổn thương trước các hoạt động của con
người, đến nay biển đang trong cơn khủng hoảng ở nhiều khu vực trên toàn
cầu” [9; tr 49].
Lần đầu tiên, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
(UNCLOS 1982), tại Điều 1.1.4 đã đưa ra định nghĩa khá toàn diện về ô
nhiễm môi trường biển: “Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực
tiếp hay gián tiếp đưa các chất liệu hay năng lượng vào môi trường biển,
bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hay có thể gây ra những tác
hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực
vật biển, gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người, gây trở ngại cho các hoạt
động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng
nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm biển rất đa dạng. UNCLOS 1982 liệt kê 6
nguồn chính gây ô nhiễm môi trường biển gồm:
- Ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền (Điều 207).
- Ô nhiễm do hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán
quốc gia và hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra (Điều 208 -209).
- Ô nhiễm do sự nhận chìm (Điều 210).
- Ô nhiễm do tàu thuyền gây ra (Điều 211).
- Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển (Điều
212).
Biểu đồ 1: Nguồn ô nhiễm biển và đại dương
50% từ đất liền 18% từ hoạt động tàu
13% từ phóng xạ nguyên tử 11% từ rò rỉ tự nhiên
6% từ tai nạn tàu thuyền 2% từ khai thác dầu
(Nguồn: Số liệu thống kê của Chương trình môi trường thế giới của
Liên hợp quốc năm 1999).
50%
13%
6%
18%
11%
2%
1 2 3 4 5 6


484j7Wf0008UO01
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status