Vai trò và chức năng của thiết chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu sự cần thiết của thiết chế ba bên trong Quan hệ lao động (QHLĐ) ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của mô hình thiết chế ba bên trong QHLĐ (Ủy ban QHLĐ cấp quốc gia và Ban QHLĐ ở địa phương); Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của thiết chế ba bên và so sánh đối chiếu mô hình Ủy ban QHLĐ ở nước ta với mô hình tham vấn lao động ở một số nước trên thế giới. Nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật về thiết chế ba bên và hoạt động của mô hình thiết chế ba bên trong QHLĐ ở nước ta hiện nay. Từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện mô hình thiết chế ba bên, nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với mô hình tổ chức này
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, QHLĐ mới và quan hệ ba bên đã hình thành và
ngày càng hoàn thiện, phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường. Cùng với nó, các thiết chế tổ chức của quan hệ ba bên cũng được xác
lập. Ở Việt Nam, mô hình Ủy ban QHLĐ ra đời vào năm 2007 đã đặt nền
móng đầu tiên cho việc hình thành hệ thống thiết chế quan hệ ba bên trong
QHLĐ. Ủy ban QHLĐ ra đời là tổ chức tư vấn cho Chính phủ về cơ chế,
chính sách, giải pháp xây dựng QHLĐ lành mạnh và tăng cường cơ chế phối
hợp giữa cơ quan, tổ chức liên quan trong việc phòng ngừa và giải quyết tranh
chấp lao động, đình công. Tuy nhiên do Uỷ ban QHLĐ mới ra đời, chưa có
nhiều trải nghiệm trong thực tế; QHLĐ, quan hệ ba bên đang trong quá trình
hình thành và phát triển; chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam có
những nét đặc thù riêng nên QHLĐ và quan hệ ba bên, cũng như mô hình Ủy
ban QHLĐ có những điểm không giống với các nước khác, bên cạnh đó hoạt
động của Ủy ban QHLĐ ở nước ta còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đặt ra vấn đề
cần có các giải pháp hoàn thiện về quy mô và tổ chức nhằm nâng cao vai trò,
hoạt động của Ủy ban QHLĐ nói riêng và hoạt động của thiết chế ba bên
trong QHLĐ ở nước ta.
Từ những lý do như trên, tác giả luận văn chọn đề tài nghiên cứu:“Vai
trò và chức năng của thiết chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam
hiện nay”.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Ủy ban QHLĐ ở cấp quốc gia là thiết chế ba bên trong quan hệ lao động
đầu tiên ở nước ta, được thành lập năm 2007. Mặc dù BLLĐ năm 2012 có quy định về Hội đồng tiền lương quốc gia (Điều 92) là cơ quan tư vấn cho
Chính phủ, bao gồm các thành viên là thay mặt của ba bên trong QHLĐ, tuy
nhiên đến tại thời điểm này thì BLLĐ năm 2012 chưa có hiệu lực và hiện
cũng chưa có văn bản hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
của Hội đồng tiền lương quốc gia. Vì vậy, trong phạm vi đề tài này, tác giả
chỉ đề cập đến đối tượng nghiên cứu là Ủy ban QHLĐ ở cấp quốc gia và Ban
QHLĐ ở cấp địa phương – thay mặt cho mô hình thiết chế ba bên trong QHLĐ
ở nước ta hiện nay.
Ủy ban QHLĐ ở cấp quốc gia ra đời năm 2007, Ban QHLĐ mới thành
lập ở thành phố Hà Nội năm 2012 với nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn cho Chính
phủ/UBND cấp tỉnh về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng QHLĐ lành
mạnh và tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan
trong việc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công ở nước ta.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn đề cập đến những quy định liên quan
đến mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của thiết chế ba bên, các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động của thiết chế ba bên trong QHLĐ ở nước ta hiện
nay. Bên cạnh đó có sự so sánh với mô hình tổ chức tham vấn QHLĐ của một
số nước trên thế giới để thấy được những nét đặc thù và sự kế thừa trong mô
hình thiết chế ba bên trong QHLĐ ở nước ta.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu các vấn đề lý luận về mô
hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của thiết chế ba bên trong QHLĐ, tiêu
biểu là Ủy ban QHLĐ, thực trạng hoạt động của Ủy ban QHLĐ trong thực
tiễn, bên cạnh đó có sự so sánh với một số mô hình ở các quốc gia trên thế
giới. Từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện mô hình Ủy ban QHLĐ ở
Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban QHLĐ và các Ban
QHLĐ. Từ những mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:

Z8R56H7wAN20e0P

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status