Phương án phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Sốp Cộp - Huyện Sốp Cộp - Tỉnh Sơn La - pdf 25

Chia sẻ link bài luận văn Nghiên cứu và đề xuất phương án phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Sốp Cộp - Huyện Sốp Cộp - Tỉnh Sơn La

Rừng là tài nguyên quý báo của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị kinh tế đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Từ xa xưa con người đã biết dựa vào rừng mà sống, rừng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, nhưng ngược lại con người lại quá lạn dụng những lợi ích đó và làm cho rừng ngày càng cùng kiệt kiệt cả về số lượng và chất lượng. Cháy rừng là một trong những thảm hoạ ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên, vật chất tính mạng con người và môi trường sinh thái. ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, cháy rừng đã gây ra những thiệt hại rất lớn. Trên thế giới hàng năm. Cháy rừng từ 10 – 15 triệu ha rừng, có năm cháy tới 25 - 30 triệu ha rừng.
Ở Việt Nam, trong những năm qua cháy rừng thường xuyên xảy ra nhưng về thiệt hại thì chưa thống kê được đầy đủ. Trong giai đoạn từ năm 1963 đến 2003 cả nước đã cháy mất hơn 1 triệu ha rừng bao gồm cả rừng cây gỗ và trảng cỏ, Lâu sậy, cây bụi. Cháy rừng là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích che phủ rừng của nước ta bị giảm nghiêm trọng, từ 43% năm 1993 xuống gần 28% năm 2001. Đặc biệt vụ cháy rừng năm 2003 tại U Minh Thượng và U Minh Hạ ở Tỉnh Kiên Giang đã làm tổn thất 5.500 ha chưa kể tổn thất về tài nguyên môi trường… Chỉ tính riêng chi phí cho công tác chữa cháy tại đó đã lên đến 4,8 tỷ đồng.
Để khắc phục tình trạng mất rừng Đảng nhà nước ta đã có nhiều biện pháp, chiến lược sách lược nhằm bảo vệ và phát triển rừng: “ Bảo vệ và phát triển rừng là sự nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quốc kế dân sinh, chẳng những cho đời nay mà cho cả những thế hệ tương lai của đất nước”.
Ngoài những biện pháp cần thiết như đóng cửa rừng, giao đất, giao rừng cho công tác tái định canh, định cư… Thì công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cũng chiến một vị trí rất quan trọng. Nó góp phần ngăn chặn nặng cháy rừng nói riêng, đồng thời phát huy hiểu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng nói chung.
Xã Sốp Cộp là một xã nằm trên địa bàn Huyện Sộp Cộp với diện tích tự nhiên 14.454,2 ha, trong đó diện tích rừng che phủ là 3.069,8 ha chiếm tới trên 60%. Do vị trí địa lý và điều kiện khí hậu của vùng trong những năm qua. Công tác phòng chống cháy rừng luôn được chú trọng được coi là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Tuy nhiên công tác này còn gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện địa hình phức tạp, đồi núi cao hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy việc đốt nương làm rẫy bừa bãi để tái diện tích canh tác nông nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra. Hiện nay ban lâm nghiệp xã kết hợp cùng kiểm lâm địa bàn cũng đang tham mưu, góp ý kiến cùng Đảng uỷ HĐND và UBND xã tìm hướng giải quyết như định canh định cư cho đồng bào các dân tộc quy hoạch diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp, tìm ra chọn loại cây trồng phù hợp cho nhân dân và giao đất, giao rừng ổn định lâu dài cho nhân dân để họ có ý thức trong việc quản lý bảo vệ rừng. Từ đó người dân có trách nhiệm hơn với rừng và nâng cao được công tác phòng chống cháy rừng.
Để đánh giá được một cách toàn diện công tác phòng chống cháy rừng trong những năm qua, tìm ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh việc quản lý bảo vệ rừng ở xã Sốp Cốp nói riêng và khu vực Huyện Sốp Cốp nói chung, tui đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Nghiên cứu và đề xuất phương án phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Sốp Cộp - Huyện Sốp Cộp - Tỉnh Sơn La”.


PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới.
Công tác dự báo cháy rừng trên thế giới đã được tiến hành cách đây hàng trăm năm. Từ đó đến nay đã có rất nhiều các nhà lâm nghiệp nghiên cứu và đưa ra nhiều phương pháp và ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực này mà đến bây giờ thế giới vấn đang sử dụng.
Ở Mỹ, năm 1914 G.A Beal và C.B Shon 1929 đã đưa ra phương pháp dự báo cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của từng việc từng thảm mục trong rừng với yếu tố khí tượng thuỷ văn để từ đó đề ra các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, từ đó kết luận độ ẩm của từng thảm mục nói lên độ khô hẳn của rừng. Độ khô hẳn càng cao thì khả năng cháy rừng càng lớn.
Ở Nga, năm 1924 E.V Valentic đã thống kê các vụ cháy rừng và đã xác định được mỗi quan hệ giữa số lượng diện tích rừng bị cháy với số vụ cháy, với 3 chỉ số sau: số ngày không mưa, lượng mưa và tốc độ gió, từ đó ông kết luận: “ Cháy rừng bắt nguồn từ những nơi không vệ rừng, rừng gặp khô hạn kéo dài, nguồn vật liệu cháy dần được tăng lên và dẫn đến cháy rừng”.
Cũng ở Nga năm 1939 V.G Nestorop đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố khí tượng thuỷ văn và một số khác có ảnh hưởng đến rừng và đề phương pháp dự báo cháy rừng theo phương pháp tổng hợp ông đưa ra biểu thức toán học để đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng gồm 3 yếu tố: Nhiệt độ lúc 13h trưa, lương mưa/ ngày, độ ẩm không khí, ông đã đưa ra kết luận nơi nào nhiệt độ càng cao, số lượng mưa không kéo dài và độ ẩm không khí càng thấp thì dẫn đến vật liệu cháy càng khô nên sẽ phát sinh cháy rừng.


6Zc2xRNXb2N5g0w

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status