Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận án TS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Trên cơ sở lý luận về hoạt động áp dụng pháp luật làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự (PLHS), đồng thời phân tích các giai đoạn của quá trình áp dụng PLHS và sự tham gia của các cơ quan điều tra (CQĐT), viện kiểm sát (VKS) và Tòa án ở Việt Nam trong quá trình đó để thực hiện các chức năng của mình. Xây dựng khái niệm hiệu quả áp dụng PLHS, chỉ ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả và các yếu tố có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động áp dụng PLHS của CQĐT, VKS và Tòa án. Trình bày khái quát hoạt động áp dụng PLHS của CQĐT, VKS và Tòa án Việt Nam qua giai đoạn 1945 đến nay, làm rõ những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong định tội danh và quyết định hình phạt của thực trạng hoạt động áp dụng PLHS ở Việt Nam. Xác định yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng PLHS của các CQĐT, VKS và Tòa án, đề xuất các giải pháp định hướng đảm bảo hiệu quả áp dụng PLHS của các cơ quan này để đáp ứng yêu cầu cảu cải cách tư pháp như: giải pháp về xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự; giải pháp hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục áp dụng PLHS; giải pháp về tổ chức và hoạt động của CQĐT, VKS và Tòa án trong hoạt động áp dụng PLHS; giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các Đại hội gần đây của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ
trương đổi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta. Đại hội X đã cụ
thể hóa và tiếp tục phát triển đường lối đổi mới đó. Trong lĩnh vực nhà nước
và pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng xây dựng và hoàn thiện một
hệ thống pháp luật sao cho xứng đáng là công cụ quản lý xã hội của Nhà
nước. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ, cho dù chúng ta có một hệ
thống pháp luật tốt, thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
cũng như phản ánh được những nhu cầu khách quan của đời sống xã hội thì
pháp luật đó vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa phát huy hết được tác dụng trong
việc điều chỉnh hành vi của con người. Mục đích điều chỉnh của pháp luật chỉ
có thể đạt được khi pháp luật được các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh trên
thực tế. Nói cách khác, pháp luật "trên giấy" phải được chuyển hóa vào đời
sống thực tế bằng hành vi của con người - khi đó pháp luật được thực hiện.
Trong số các hình thức thực hiện pháp luật, ADPL là hình thức thực
hiện pháp luật đặc biệt, là hoạt động phổ biến của các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các chức năng của mình. Đây là vấn đề có ý nghĩa to lớn về
mặt lý luận và thực tiễn. Trong điều kiện xây dựng một NNPQ XHCN, tất cả
những hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, trong đó bao
gồm cả ADPL có tầm quan trọng đặc biệt. "Suy cho cùng, pháp luật chỉ phát
huy được hiệu lực, chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước chỉ có thể
được thực hiện khi mà pháp luật, đường lối và chính sách đó được thể hiện
trong hoạt động thực tế của bộ máy nhà nước, trong đời sống hàng ngày,
hàng giờ của mọi công dân" [186, tr. 108]. Là một hình thức thực hiện pháp
luật đặc biệt mang tính tổ chức và quyền lực nhà nước, ADPL do các cơ quan
nhà nước thực hiện để bảo đảm cho pháp luật được thi hành mà không phụ
thuộc vào tính tự giác, tự thực hiện của các chủ thể khác trong xã hội. Thông qua hoạt động ADPL, các quy phạm pháp luật tìm thấy sự liên kết vững chắc
với đời sống xã hội để chuyển hóa những yêu cầu chung vào những quan hệ
xã hội cụ thể. Chính vì vậy, hoạt động ADPL nói chung có những ảnh hưởng và
tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với xã hội, hình ảnh thực
tế của pháp luật được nhìn thấy thông qua chính các hoạt động ADPL cụ thể.
Trong số các hoạt động ADPL, hoạt động áp dụng PLHS của các
CQĐT, VKS và Tòa án có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không giống
như trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, hoạt động áp dụng PLHS
thoạt nhìn dường như không có những tác động xã hội rộng lớn bởi nó chỉ
liên quan từng cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị đều được bảo
vệ bằng PLHS. PLHS chỉ bảo vệ những giá trị mà nhà nước coi là quan trọng
nhất đối với sự phát triển chung của xã hội. Chính vì vậy, là hoạt động chuyển
hóa các quy định của PLHS, hoạt động áp dụng PLHS thực sự lại có những
tác động xã hội sâu sắc. Việc áp dụng PLHS đúng đắn một mặt bảo đảm việc
trừng trị đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm cho tính toàn vẹn của
những giá trị lớn lao mà PLHS bảo vệ, mặt khác, có ý nghĩa giáo dục và răn
đe chung đối với toàn xã hội. Ngược lại, việc áp dụng PLHS không đúng đắn
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền cơ bản nhất của công dân,
của con người mà còn làm xói mòn niềm tin của mỗi người dân vào tính
nghiêm minh và công bằng của pháp luật. Cũng chính vì vậy mà trong số các
hoạt động ADPL, áp dụng PLHS luôn được đặt trong những giới hạn khắt khe
nhất về nội dung và thủ tục.
Trong những năm qua, hoạt động áp dụng PLHS đã có những đóng góp
quan trọng trong việc bảo vệ sự phát triển bình thường của xã hội trước sự tấn
công của các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt
được, nhiều hạn chế vẫn còn tồn tại và chậm được khắc phục. Nỗi e sợ trước
thực tế vẫn còn những kẻ phạm tội chưa bị trừng trị và câu chuyện của những
người bị oan sai là sự nhắc nhở thường trực về trách nhiệm phải không ngừng
nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng PLHS của các CQĐT, VKS và Tòa án. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu đó là một trong những nội dung được thể
hiện rất rõ nét trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của
Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời
gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược CCTP đến năm 2020. Xuất phát từ lý do nêu trên mà
việc đảm bảo cho hoạt động áp dụng PLHS có hiệu quả luôn là một yêu cầu
mang tính thời sự, đòi hỏi phải thường xuyên được nghiên cứu sâu sắc cả về
lý luận và thực tiễn.
Hiện nay, những công trình nghiên cứu chuyên khảo về lý luận cũng
như thực tiễn về hoạt động áp dụng PLHS của CQĐT, VKS và Tòa án còn
hạn chế, nhất là những công trình nghiên cứu có tính chất tổng hợp từ góc độ
nghiên cứu lý luận liên ngành lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật và luật
hình sự cho nên cách đặt vấn đề nghiên cứu của luận án là hết sức cần thiết.
Với lý do đó, tui chọn đề tài "Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam" làm đề tài luận án tiến
sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đây là một đề tài mà nội dung có tính liên ngành, quá trình nghiên
cứu cho thấy đề tài này không trùng lặp với bất cứ đề tài nào do cá nhân thực
hiện từ trước đến nay, cũng như do các cơ quan, tổ chức thực hiện ở các cấp
độ khác nhau. Tuy nhiên, đề tài có thể tham khảo được nhiều công trình khoa
học có liên quan, đã được công bố. Đó là những công trình dù trực tiếp hay
gián tiếp cũng đã đề cập đến hoạt động áp dụng PLHS của các CQĐT, VKS
và Tòa án ở những khía cạnh khác nhau.
Từ khía cạnh lý luận về hoạt động ADPL nói chung và áp dụng PLHS
nói riêng có các công trình khoa học như bài viết của tác giả Nguyễn Minh
Đoan (2002) "Áp dụng pháp luật - Một số vấn đề cần quan tâm" trên Tạp chí
Luật học, Luận án tiến sĩ "Cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam"của Nguyễn
Quốc Hoàn bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Luận án tiến sĩ



35dU0h7gjpwAT3t

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status