Quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận án TS. Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định vai trò, đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Phân tích, đánh giá mặt tích cực, mặt yếu kém của quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay: Sửa đổi hệ thống pháp luật lao động phù hợp với điều kiện vận hành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Tăng cường hỗ trợ trực tiếp người lao động và doanh nghiệp; Kiện toàn tổ chức – bộ máy, tăng đầu tư nguồn lực thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp; Thiết lập cơ chế pháp lý để sử dụng linh hoạt các cách quản lý nhà nước và thực hiện thực chất đối thoại, thương lượng trong quan hệ lao động; Thiết lập và vận hành thực sự “cơ chế ba bên” ở Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là tài sản quý của mỗi quốc gia. Không quốc gia nào trên thế
giới từ bỏ quyền quản lý lao động của mình, trong đó có lao động trong các
doanh nghiệp – khu vực đóng góp phần lớn thu nhập quốc dân và làm ra phần
lớn của cải vật chất cho xã hội của các nƣớc công nghiệp hóa ngày nay. Do
vậy, quản lý nhà nƣớc về lao động trong doanh nghiệp luôn đƣợc sự quan tâm
của các nhà xây dựng và thực thi pháp luật cũng nhƣ của các nhà nghiên cứu.
Ở Việt Nam, những năm Đổi mới vừa qua đánh dấu sự chuyển biến về
nhận thức và thực tiễn xây dựng pháp luật, hoàn thiện quản lý nhà nƣớc theo
hƣớng phù hợp với điều kiện chuyển đổi. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc,
hoạt động quản lý nhà nƣớc cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém đòi hỏi Nhà
nƣớc phải “xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, xã
hội phù hợp với yêu cầu phát triển của giai đoạn mới; (…) xác định rõ phạm
vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội của cơ quan công quyền
các cấp” [33, tr.253, 254].
Những năm qua, chúng ta chú trọng nhiều đến số vốn đầu tƣ vào nền
kinh tế, số doanh nghiệp thành lập, số lao động đƣợc giải quyết việc làm,
nhƣng lại chƣa quan tâm thích đáng cải thiện và nâng cao điều kiện lao động,
bảo đảm hài hòa quyền lợi của các bên, thực hiện an sinh xã hội và tiến bộ xã
hội [34]. Hiện tồn tại hàng loạt vấn đề liên quan đến lao động trong các doanh
nghiệp đang rất cần tác động của “bàn tay nhà nước”. Dự báo những năm tới
sẽ phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi trách nhiệm trƣớc hết, cao nhất không phải
ai khác ngoài Nhà nƣớc. Do vậy, yêu cầu có tính cấp bách trong giai đoạn
hiện nay, nhƣ Nghị quyết số 20/NQ–TW ngày 28/01/2008 của Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra, là phải “đổi mới, nâng cao hiệu
lực quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp”; “sớm sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động”. Quốc hội khóa XII cũng đã đƣa ra
chủ trƣơng sửa đổi, ban hành mới hai văn bản này.
Hiện chƣa có công trình nghiên cứu nào giải quyết toàn diện, thỏa đáng
vấn đề “quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam”
dƣới góc độ lý luận – lịch sử nhà nƣớc và pháp luật. Do vậy, nghiên cứu đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về lao động trong các
doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nƣớc, chủ yếu bằng pháp luật, về lao động trong các doanh
nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay là: khắc phục những yếu kém hiện
hành, xác lập phạm vi, phƣơng thức quản lý đáp ứng yêu cầu mới của quản lý
nhà nƣớc về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định vai trò, đặc điểm, nội dung của
quản lý nhà nƣớc về lao động trong các doanh nghiệp trong điều kiện phát
triển nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế.
– Phân tích, đánh giá mặt tích cực, mặt yếu kém của quản lý nhà nƣớc
về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
– Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về
lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: những tác động của Nhà nƣớc tới
nhóm (i) vấn đề chỉ thuộc về ngƣời lao động trong các doanh nghiệp mà các
nhóm lao động hay cƣ dân khác không có và nhóm (ii) vấn đề liên quan trực
tiếp đến ngƣời lao động trong các doanh nghiệp, nghĩa là nhóm lao động khác
hay cƣ dân khác có thể có nhƣng không là đối tƣợng chủ yếu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động quản lý nhà nƣớc về lao
động trong các doanh nghiệp của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status