Nghiên cứu tính bền vững mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan về hệ sinh thái nông nghiệp; nông nghiệp bền vững; tình hình sản xuất chè an toàn trên thế giới và Việt Nam. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại xã Tân Cương. Nghiên cứu thực trạng hệ sinh thái nông nghiệp trồng chè tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Tìm hiểu quy trình sản xuất chè an toàn, thực trạng phát triển của hoạt động sản xuất chè an toàn tại thành phố Thái Nguyên. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và áp lực đối với hoạt động sản xuất chè an toàn; qua đó chỉ ra các rào cản và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững hoạt động sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và xã
hội Việt Nam. Hiện nông nghiệp mang lại khoảng 20% tổng thu nhập trong nƣớc và
1/5 kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, tạo việc làm cho 48,4% lực lƣợng lao động
trong cả nƣớc (Tổng cục Thống kê, 2011). Một trong những ƣu tiên phát triển của
nông nghiệp Việt Nam hiện nay là các mặt hàng nông sản xuất khẩu, trong đó có
sản phẩm chè. Mặc dù không phải là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực nhƣng
xuất khẩu chè cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia. Việt Nam
hiện đứng thứ 5 trên thế giới về diện tích và sản lƣợng chè xuất khẩu, sản phẩm chè
của Việt Nam đƣợc xuất khẩu tới 110 quốc gia và khu vực trên thế giới, kim ngạch
xuất khẩu năm 2011 đạt khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh đóng góp về giá trị
kinh tế, ngành chè còn có ý nghĩa xã hội đặc biệt to lớn, thu hút một lực lƣợng lao
động khoảng hơn 6 triệu ngƣời ở 34 tỉnh trên cả nƣớc, đặc biệt là nông dân nghèo
thuộc các tỉnh miền núi.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chè Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức. Thứ nhất, khoảng 90% sản lƣợng chè xuất khẩu của nƣớc ta vẫn ở
dạng nguyên liệu thô, chƣa qua chế biến nên giá trị gia tăng thấp. Thứ hai, chất
lƣợng của các sản phẩm chè xuất khẩu chƣa cao, do đó giá trị xuất khẩu cũng thấp
hơn nhiều so với mặt bằng giá trị chung của thế giới (chỉ bằng 70% trong năm
2010). Thứ ba, bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới có thể giúp cho việc xuất khẩu trở
nên dễ dàng hơn do các hàng rào thuế quan dần đƣợc gỡ bỏ, nhƣng đồng thời lại bị
hạn chế bởi việc xuất hiện thêm nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe, đặc biệt về vấn
đề an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản.
Phát triển các vùng chè an toàn, tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn
theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt là một trong những hƣớng đi của ngành chè
nhằm vƣợt qua các khó khăn, thách thức trên. Chính vì vậy, năm 2012 đã đƣợc
ngành chè Việt Nam chọn là năm phát động chƣơng trình “Vì sản phẩm trà an toàn,
sản xuất chè có trách nhiệm”. Hiện nay, trên cả nƣớc đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất - chế biến chè an
toàn, từ việc kiểm soát cây giống, quy trình chăm sóc cho đến đổi mới thiết bị, công
nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm chè sau thu hoạch. Một số tiêu chuẩn quốc gia và
quốc tế về chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp cũng đã và đang đƣợc triển khai áp
dụng cho sản phẩm chè an toàn nhƣ VietGAP, GlobalGAP.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh đi tiên phong phát triển các mô hình
sản xuất chè an toàn. Cây chè là đặc sản chiến lƣợc của tỉnh và đƣợc xác định là cây
trồng chủ lực trên đất vƣờn đồi, góp phần xóa đói giảm cùng kiệt và làm giàu cho
ngƣời dân vùng chè. Nhiều năm qua, Thái Nguyên đã tổ chức những vùng sản xuất
chè an toàn nhƣ hợp tác xã chè Tân Hƣơng (xã Phúc Xuân, thành phố Thái
Nguyên). Nằm trong vùng chè đặc sản Tân Cƣơng, hợp tác xã chè Tân Hƣơng đã
đƣợc cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn về sản xuất các sản phẩm nông sản tốt trên quy
mô toàn cầu. Tiếp đến là xây dựng thành công 30 hộ theo mô hình quản lý chất
lƣợng nội bộ trong sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP, Công ty cổ
phần chè Vạn Tài là đơn vị đầu tiên đƣợc cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn
GlobalGAP trên cây chè với diện tích là 4ha. Điều này đã góp phần không nhỏ giúp
doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng và tạo thƣơng hiệu sản phẩm. Năm 2011, tiếp tục
áp dụng mô hình quản lý chất lƣợng GlobalGAP cho các hộ tại xóm Hồng Thái (xã
Tân Cƣơng, Thành phố Thái Nguyên) với diện tích 5 ha; xóm Làng Chủ (xã Trung
Hội, huyện Định Hoá) diện tích 2,7 ha; xóm Hƣơng Hội (xã Sơn Phú, huyện Định
Hoá) với diện tích 5 ha,… Mặc dù vậy, nếu nhìn vào thực tế có thể thấy rằng những
con số nêu trên còn quá khiêm tốn so với tổng diện tích và sản lƣợng chè trên toàn
địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Câu hỏi đặt ra là, nếu sản xuất chè an toàn mang lại giá
trị cao và ổn định hơn cho ngƣời dân thì tại sao việc nhân rộng các mô hình sản xuất
- chế biến chè an toàn lại gặp khó khăn và diễn ra chậm chạp nhƣ vậy? Phải chăng
vấn đề liên quan đến khía cạnh phát triển bền vững của các mô hình này?
Để góp phần trả lời cho các câu hỏi trên và tìm hiểu các vấn đề liên quan,
học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an
toàn tại xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên” để thực hiện luận văn tốt nghiệp
khóa học thạc sỹ chuyên ngành Môi trƣờng trong Phát triển bền vững.
Đối tƣợng nghiên cứu



/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status