Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quan trắc môi trường nước sông Hồng - đoạn chảy qua địa phận Hà Nội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu tổng quan phân tích các khái niệm, nguyên lý cơ bản về quan trắc môi trường nước. Nghiên cứu tổng quan đánh giá thực trạng của công tác quan trắc môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội: Các quy định, các cơ chế chính sách quản lý chất lượng môi trường nước; Tổ chức quan trắc; Các chương trình quan trắc; Các chương trình nghiên cứu khoa học; Các quy trình muc tiêu chất lượng dữ liệu trong thiết kế và thực hiện chương trình quan trắc; Các kết quả quan trắc; Các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quan trắc chất lượng môi trường nước sông Hồng - Đoạn chảy qua địa phận Hà Nội
MỞ ĐẦU
Sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, lớn thứ hai trên bán
đảo Đông Dƣơng (sau sông Mekong hay Cửu Long). Đây chính là con sông bồi
đắp nên nền văn minh sông Hồng – một trong 36 nền văn minh của thế giới.
Sông có tổng chiều dài 1.126km, qua địa phận Việt Nam là 556km chiếm
49,3%. Diện tích lƣu vực là 155.000km2 chiếm 45,6% tổng diện tích. Sông Hồng
có 614 phụ lƣu, với những phụ lƣu lớn nhƣ sông Đà, sông Lô, sông Chảy.
(vi.wikipedia.org/wiki/Sông_Hồng)
Sông Hồng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với đặc trƣng khí hậu nóng
ẩm, mƣa nhiều. Trong những năm gần đây, tình hình khí hậu thời tiết có nhiều
diễn biến phức tạp do ảnh hƣởng của sự thay đổi toàn cầu. Không kể vùng hạ du
ven biển có thể chịu tác động của nƣớc biển dâng, những biến động của khí hậu
thời tiết cùng với tác động của con ngƣời thông qua các hoạt động kinh tế xã hội
đã và đang góp phần làm thay đổi phần nào diện mạo tự nhiên của sông Hồng.
(vi.wikipedia.org/wiki/Sông_Hồng)
Ðoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài khoảng 150km kéo dài từ huyện Ba Vì
tới huyện Phú Xuyên. So với đoạn Sông Hồng chảy qua Hà Nội cũ (khoảng 40km)
thì hiện nay, khi đã mở rộng, sông Hồng chảy qua Hà Nội dài thêm khoảng 110km
kéo dài về 2 phía đi qua các huyện: Ba Vì - Sơn Tây - Phúc Thọ - Đan Phƣợng và
Thƣờng Tín – Phú Xuyên. Sông Hồng có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung
cấp nƣớc phục vụ cho nhu cầu tƣới tiêu nông nghiệp, cung cấp nƣớc sinh hoạt và
cũng là nơi tiếp nhận nguồn nƣớc thải. Cùng với quá trình công nghiệp hoá và tốc
độ gia tăng dân số, hàng loạt các khu công nghiệp và khu đô thị hình thành hai bên
bờ sông Hồng đã khiến cho sông Hồng đứng trƣớc nguy cơ bị ô nhiễm. [10, 24]
Quan trắc chất lƣợng nƣớc có hệ thống ở Việt Nam là một hoạt động tƣơng
đối mới mẻ. Chiến lƣợc quốc gia về hoạt động quan trắc của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng đƣợc bắt đầu tiến hành với Quyết định 16/2007/QĐ – TTg ban hành
ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc chấp nhận Quy
hoạch tổng thể Mạng lƣới Quan trắc Tài nguyên và Môi trƣờng Quốc gia. Quy
hoạch tổng thể đặt ra mục tiêu xây dựng một mạng lƣới các điểm quan trắc tài
nguyên và môi trƣờng quốc gia hiện đại, tiên tiến và toàn diện, đáp ứng các nhu
cầu về thông tin và dữ liệu cơ bản về môi trƣờng cũng nhƣ góp phần hữu hiệu vào
việc xử lý ô nhiễm môi trƣờng, đƣa ra các dự báo, ngăn chặn và giảm thiểu các
thiệt hại gây ra bởi thiên tai, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ và
bền vững. [5] 
Thực hiện Quyết định 16/2007/QĐ – TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy
hoạch tổng thể mạng lƣới quan trắc tài nguyên và môi trƣờng quốc gia, từ năm
2007, Chƣơng trình quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua địa phận
Hà Nội đã đƣợc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội giao cho Trung tâm Quan
trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trƣờng thực hiện dƣới sự chỉ đạo của UBND
thành phố Hà Nội.(Quyết định số 623/QĐ-STNMT-KHTH). Kết quả quan trắc đã
phản ánh đƣợc hiện trạng môi trƣờng nƣớc sông Hồng hàng năm và đánh giá sơ bộ
diễn biến chất lƣợng nƣớc.
Tuy nhiên, kế hoạch quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Hồng hiện nay ngoài
Trạm quan trắc tự động môi trƣờng nƣớc (tại Phủ Lý, Hà Nam) vẫn chƣa thiết lập
đƣợc các điểm quan trắc nhằm theo dõi sự phân bố các nguồn ô nhiễm và các điều
kiện sử dụng nƣớc tại các khu vực trọng điểm phục vụ cho mục đích quy hoạch và
thực hiện kế hoạch quản lý đảm bảo chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc. [23]
Nhằm góp phần khắc phục những vần đề còn tồn tại nêu trên, chúng tui thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả quan trắc môi trường nước sông Hồng - Đoạn chảy qua địa phận Hà Nội” .
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quan trắc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc sông
Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quan trắc chất lƣợng
môi trƣờng nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu:
- Chất lƣợng nƣớc của sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội phục vụ
cho yêu cầu quản lý đảm bảo chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng môi trƣờng nƣớc.
- Cơ sở khoa học và thực tiễn quan trắc môi trƣờng nƣớc sông Hồng đoạn chảy
qua địa phận Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài khoảng 150km kéo dài từ huyện Ba Vì
tới huyện Phú Xuyên.
Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về quan trắc môi trường nước:
- Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam (sửa đổi bổ sung) đƣợc Quốc hội nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trƣờng;
- Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 1 năm 2007 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể mạng lƣới quan trắc tài nguyên
và môi trƣờng quốc gia đến năm 2020".
- Thông tƣ số 10/2007/TT -BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ tài
nguyên và môi trƣờng về việc Hƣớng dẫn bảo đảm chất lƣợng và kiểm soát chất
lƣợng trong quan trắc môi trƣờng.
- Thông tƣ số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trƣờng nƣớc mặt
lục địa.
- TCVN 6663 – 6:2008 (ISO 5667-6:2005): Chất lƣợng nƣớc. Lấy mẫu.
Hƣớng dẫn lấy mẫu nƣớc sông và suối.
- TCVN 5994: 1995 (ISO 5667-4:1987): Chất lƣợng nƣớc. Lấy mẫu. Hƣớng
dẫn lấy mẫu nƣớc ao hồ.
- ISO 19458: Chất lƣợng nƣớc. Lấy mẫu. Hƣớng dẫn lấy mẫu phân tích vi
sinh.
- ISO 17025 (ISO/ IEC/ 17025). Đảm bảo chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng
trong quan trắc môi trƣờng.
Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 74 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, có 3 chƣơng:
Chƣơng 1:Tổng quan vấn đề nghiên cứu (23 trang)
Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu (7 trang)
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu (36 trang)
Phần minh họa có 4 bảng, 11 hình; Đã tham khảo 37 tài liệu, trong đó có 27 tài
liệu bằng tiếng Việt và 10 tài liệu bằng tiếng Anh.

https://1drv.ms/u/s!AgJa1CtKrfM4hHsCiMZ30itFjYHL

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status