Đánh giá hiện trạng và đề xuất mô hình bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng tại xã Lê Lợi, huyện Hoàng Bồ, tỉnh Quảng Ninh : Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Điều tra, khảo sát đa dạng sinh học cây ngập mặn và các loài thủy hải sản tại xã Lê Lợi, huyện Hoàng Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và bảo tồn của khu vực. Đề xuất mô hình bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng: cơ sở pháp lý về việc giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; Thiết kế và triển khai mô hình bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng; Kết quả mong đợi khi xây dựng và áp dụng thử nghiệm mô hình; Những hiệu quả của việc xây dựng và áp dụng mô hình

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng bởi các lợi ích về kinh tế xã hội, cũng
nhƣ môi trƣờng. Tuy nhiên, rừng ngập mặn đang bị suy thoái nghiêm trọng sức ép
của sự tăng nhanh dân số, phát triển kinh tế xã hội, quá trình khai thác và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên chƣa hợp lý. Lƣu vực vịnh Cửa Lục những năm gần đây đang
diễn ra nhiều dạng hoạt động kinh tế rất sôi động (khai thác than, xây dựng và đƣa
vào hoạt động cảng biển nƣớc sâu Cái Lân, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông,
khu công nghiệp và đô thị hoá...) làm biến đổi mạnh các cảnh quan và gây ô nhiễm
môi trƣờng. Đặc biệt, làm gia tăng mạnh xói mòn, rửa trôi và gây bồi lắng vịnh Cửa
Lục, làm thay đổi bất thƣờng các cảnh quan ngập nƣớc, xuất hiện nguy cơ mất ổn
định vịnh và sự phát triển kinh tế của khu vực.
Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc bảo
tồn, quản lý và phục hồi các hệ sinh thái rừng ngập mặn nhƣng vẫn còn nhiều thách
thức và bất cập.
Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là chiến lƣợc toàn diện nhằm
xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hƣởng đến tài nguyên ven biển
thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của những cộng đồng ven biển. Việc
quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn yêu cầu phải thu thập có hệ thống, đầy đủ thông
tin về hiện trạng đa dạng sinh học, tầm quan trọng cũng nhƣ vai trò kinh tế-xã hội,
xác định những nguyên nhân đe dọa hay làm suy thoái các hệ sinh thái. Tuy nhiên,
rừng ngập mặn xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ vẫn còn chƣa đƣợc điều tra, nghiên cứu
một cách hệ thống, đầy đủ, việc quản lý, bảo tồn vẫn chƣa đƣợc hiệu quả. Kết quả
nghiên cứu của đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất mô hình bảo tồn rừng ngập
mặn dựa vào cộng đồng tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” sẽ hỗ trợ
cho các nghiên cứu tiếp theo và cung cấp thông tin cho nhà lãnh đạo và các nhà
quản lý môi trƣờng tại địa phƣơng có các định hƣớng và chính sách quản lý bảo tồn,
khôi phục và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn một cách hiệu quả nhằm mang lại lợi ích trực tiếp cho ngƣời dân vùng ven biển cũng nhƣ góp phần vào việc
ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học rừng ngập mặn (thực vật, các loài thủy
hải sản, chim…) và hiện trạng quản lý rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu làm
cơ sở cho việc hoạch định và xây dựng các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng ngập mặn bền vững trƣớc mắt và lâu dài.
- Đề xuất mô hình bảo tồn nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện đời sống
kinh tế của ngƣời dân ven biển và nâng cao trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên của cộng đồng địa phƣơng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu khoa học cập nhật về hiện
trạng và mức độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực nghiên
cứu. Đồng thời làm cơ sở khoa học cho việc phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn
với các loài thích hợp, vừa mang tính phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn đa dạng
sinh học vừa góp phần cải thiện cuộc sống của ngƣời dân trong vùng.
Giúp các cán bộ nghiên cứu về môi trƣờng và nông nghiệp cũng nhƣ các
ngành liên quan khác đƣa ra những khuyến nghị cho hoạt động phát triển sinh kế
bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thúc đẩy quản lý tài nguyên thiên nhiên
trong khu vực rừng ngập mặn.
4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát đa dạng sinh học cây ngập mặn và các loài thủy hải sản tại
khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và bảo tồn của khu vực.
- Đề xuất mô hình bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng.

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn
1.1.1. Giới thiệu chung về hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là một loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển của các
nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong rừng ngập mặn chỉ có một số loài cây sống
đƣợc, đó là cây ngập mặn. Cây ngập mặn sinh trƣởng và phát triển tốt trên các bãi
bùn lầy ngập nƣớc biển, nƣớc lợ có thủy triều lên xuống hàng ngày, khác với cây
rừng trong đất liền và cây nông nghiệp chỉ sống ở nơi có nƣớc ngọt [2].
1.1.2. Các dịch vụ của hệ sinh thái rừng ngập mặn
a. Dịch vụ cung cấp
- Cung cấp sản phẩm lâm nghiệp
Các loài cây ngập mặn ở Việt Nam đƣợc xếp vào một số nhóm có công dụng
chủ yếu sau: 30 loài cung cấp gỗ, củi, than; 14 loài cung cấp tannin; 24 loài có thể
sử dụng làm phân xanh nông nghiệp,cải tạo đất hay giữ đất; 15 loài có thể làm
thuốc nam; 21 loài có thể dùng nuôi ong và 1 loài có thể dùng làm đƣờng, sáp.
Ngoài ra còn phải kể tới các công dụng khác nhƣ: làm giấy, nhuộm lƣới, làm các
công cụ đánh bắt thủy hải sản; Vỏ các loài cây rừng ngập mặn đƣợc dùng trong
công nghệ thuộc da; Sử dụng trong công nghiệp nhƣ Lie làm nút chai, cốt mũ, cho
sợi... [5, 30, 34].
- Cung cấp các các loài hải sản có giá trị kinh tế
Rừng ngập mặn đƣợc coi là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất, đặc
biệt là nguồn lợi thủy sản [15]. Ngoài việc lƣu giữ một khối lƣợng muối khoáng,
rừng còn cung cấp mùn bã hữu cơ đã tạo nên thức ăn chủ yếu cho các nhóm tiêu thụ
sơ cấp nhƣ cua, tôm, cá, loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ và các loài cá
ăn mùn bã hữu cơ [2, 16, 19].
Theo các nghiên cứu của Midas (1995), Talbot và Wilkenson (2001) ở Thái
Lan và Malaysia, mỗi năm rừng ngập mặn ven biển cung cấp những nguồn hải sản
có giá trị kinh tế cao nhƣ: tôm he, cua bể, cá, ốc, sò lông, sò huyết... [11, 16].


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status