Xây dựng một số tình huống trong dạy học học phần lý thuyết số nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên cao đẳng sư phạm - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Toán học) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Làm rõ những quan điểm lý luận về dạy học tích cực, vai trò và vị trí của lý thuyết tình huống (LTTH) trong lý luận dạy học hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Tổng hợp và hệ thống hóa đầy đủ LTTH. Nghiên cứu kỹ nội dung, mục tiêu của môn Toán nói chung, học phần Lý thuyết số nói riêng dành cho sinh viên (SV) Cao đẳng sư phạm. Từ đó đề xuất qui trình dạy học bằng PPDH tình huống. Xây dựng tình huống dạy học một số nội dung của học phần lý thuyết số nhằm mục đích tích cực hóa hoạt động của SV. Tiến hành thực nghiệm sư phạm đề kiểm chứng tính hiệu quả của các tình huống đã được đề xuất trong luận văn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự thay đổi nhanh chóng
của môi trƣờng, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cộng đồng ngày càng đòi hỏi
nhiều hơn ở các trƣờng đại học và SV tốt nghiệp. Những yêu cầu nghiệt ngã nhƣ
kinh nghiệm, kỹ năng đối với SV vừa tốt nghiệp là vấn đề nan giải.
Về phƣơng pháp giáo dục đào tạo, Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 8 (1997) đã đề ra: ''Phải
đổi mới phƣơng pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Từng bƣớc áp dụng những
phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm
điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là SV đại học''.
Trong luật giáo dục Việt Nam, năm 1998, ở điều 24 khoản 2 đã viết:
“Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, cần
phải bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; cần đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [14, tr. 19].
Vì vậy, phƣơng hƣớng đổi mới PPDH là làm cho học sinh học tập tích
cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Phải làm sao trong mỗi tiết
học học sinh đƣợc suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, hoạt động nhiều
hơn. Đây chính là tiêu chí, là thƣớc đo đánh giá sự đổi mới PPDH.
Thay cho lối truyền thụ một chiều, thuyết trình, giảng giải, ngƣời GV cần
phải tổ chức cho học sinh đƣợc học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, tự
giác, tích cực, chủ động, sáng tạo [16, tr.5-6].
Phƣơng pháp giảng dạy truyền thống với vai trò ngƣời thầy làm trung tâm
phát thông tin, và học viên bị động tiếp nhận thông tin đã trở nên lạc hậu trƣớc
yêu cầu đào tạo về quản lý của xã hội, khi các giá trị đƣợc kỳ vọng từ các nhà
quản lý tƣơng lai là năng lực tƣ duy sáng tạo và khả năng tự tiếp thu cái mới, hay
cao hơn nữa là khả năng tự hoàn thiện.
Về mặt lý luận, vận dụng LTTH trong dạy học Toán ở cao đẳng, đại học
có thể đƣợc coi là một trong những PPDH tích cực. SV tích cực học tập, đƣợc
cuốn hút vào các hoạt động nhận thức do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự
lực khám phá những điều mình chƣa biết, hiệu chỉnh những hiểu biết chƣa hoàn
thiện. SV không thụ động tiếp thu những tri thức đã đƣợc sắp đặt sẵn. SV đƣợc
đặt vào những tình huống thực tế có liên quan đến kiến thức. Họ trực tiếp quan
sát, làm thí nghiệm, thảo luận, giải quyết các vấn đề theo cách riêng của mình.
Qua đó SV vừa nắm đƣợc kiến thức mới, hình thành đƣợc kỹ năng mới, vừa nắm
đƣợc phƣơng pháp ''sản sinh'' những kiến thức, kỹ năng đó, không rập khuôn
theo những điều có sẵn, năng lực sáng tạo vì thế đƣợc bộc lộ và phát triển.
Về mặt thực tiễn, một số GV đã có những thử nghiệm việc xây dựng và sử
dụng tình huống trong dạy học môn Toán bậc tiểu học trong các đợt tập huấn,
hội thảo và bƣớc đầu đã thu đƣợc kết quả. Tuy nhiên, việc vận dụng lý thuyết
này vào dạy học môn Toán ở bậc cao đẳng, đại học còn chƣa phổ biến. Các ví dụ
về tình huống dạy học theo lý thuyết này phù hợp với chƣơng trình toán cao
đẳng, đại học của nƣớc ta hầu nhƣ chƣa có.
Một vấn đề nữa là nhiều GV tâm huyết với nền giáo dục nƣớc nhà, muốn
đem hết khả năng của mình ra để góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo. Họ tự
mày mò thử nghiệm các phƣơng pháp giảng dạy mới, trong đó có giảng bằng
tình huống. Do không đƣợc trang bị một cách bài bản và chuyên nghiệp nên
phƣơng pháp tình huống chƣa phát huy hết tác dụng của nó.
Kiến thức về số học nói chung, nội dung Lý thuyết số ở bậc cao đẳng nói
riêng, là chủ đề có nhiều đặc điểm khá phù hợp với PPDH có vận dụng LTTH.
Nội dung lý thuyết và các bài tập số học đòi hỏi SV phải biết phân tích một cách
lôgic các tình huống xảy ra trong thực tiễn để kiến tạo nên kiến thức của mình.
Những đặc điểm đó cho phép có thể vận dụng LTTH vào dạy học các nội dung
kiến thức về Lý thuyết số.
Với những lý do trên đây, chúng tui chọn đề tài nghiên cứu của luận văn
là: “Xây dựng một số tình huống trong dạy học học phần lý thuyết số nhằm
tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên cao dẳng sư phạm.”
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
LTTH đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống ở cộng hòa Pháp, đứng đầu là
Guy Brousseau. Nhiều nhà lý luận dạy học ở Pháp đã giới thiệu lý thuyết này ở
Việt Nam nhƣ Claude Comiti, Annie Bessot, Francoise Richard … vào những
năm 1990. Đây là lý thuyết dạy học chứa đựng nhiều thành tố đáp ứng các định
hƣớng đổi mới PPDH toán ở phổ thông và đại học. Lý thuyết này nhằm làm sáng
tỏ những điều kiện giao lƣu những tri thức toán học trong xã hội, đặc biệt là bằng
con đƣờng dạy học. Những nghiên cứu theo hƣớng này đƣợc sự hƣởng ứng của
nhiều ngƣời trong cộng đồng nghiên cứu dạy học toán và đào tạo GV ở Việt
Nam.
2.2. Ở Việt Nam


https://1drv.ms/u/s!AgJa1CtKrfM4hQaIlUsuwDKJcBoC

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status