Sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐỂ GÂY HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................................... 6
1.1.1. Tài liệu nước ngoài ................................................................................ 6
1.1.2. Tài liệu trong nước ................................................................................. 8
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 12
1.2.1. Cơ sở xuất phát....................................................................................... 12
1.2.2. Quan niệm về sử dụng câu chuyện lịch sử nhằm gây hứng thú cho
học sinh trong dạy học lịch sử ......................................................................... 17
1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng câu chuyện lịch sử nhằm gây hứng
thú cho học sinh trong dạy học lịch sử.............................................................. 24
1.3. Cơ sở thực tiễn........................................................................................... 29
1.3.1. Về phía giáo viên.................................................................................... 29
1.3.2. Về phía học sinh ..................................................................................... 33
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐỂ
GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM (1954-1975) LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (chương
trình chuẩn)............................................................................................................................. 38
2.1. Vị trí, mục tiêu của chương trình SGK Lịch sử Việt Nam giai đoạn
1954-1975 trường THPT (chương trình chuẩn)................................................. 38
2.1.1. Vị trí ...................................................................................................... 38
2.1.2. Mục tiêu ................................................................................................ 38
2.2. Xác định nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam (1954-1975)
có thể và cần sử dụng câu chuyện để gây hứng thú học tập cho học sinh .......... 41
2.2.1. Nội dung kiến thức cơ bản lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ......... 41
2.2.2. Những câu chuyện lịch sử có thể và cần sử dụng trong dạy học lịch
sử Việt Nam từ năm 1954-1975 ở lớp 12 THPT ............................................... 43
2.3. Một số yêu cầu khi sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử ................... 51
2.4. Một số biện pháp sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) THPT ......................................... 54
2.4.1. Sử dụng câu chuyện để định hướng kiến thức cơ bản của bài học .......... 54
2.4.2. Sử dụng câu chuyện để cụ thể hóa kiến thức sơ bản của bài học ............. 57
2.4.3. Sử dụng câu chuyện để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử .......................... 59
2.4.4. Vận dụng phương pháp đóng vai, để gây hứng thú học tập cho học
sinh................................................................................................................... 63
2.4.5. Sử dụng câu chuyện lịch sử để ôn tập, kiểm tra kiến thức của học sinh............ 68
2.5. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................... 73
2.5.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 73
2.5.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .......................................................... 73
2.5.3. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................... 73
2.5.4. Kết quả thực nghiệm............................................................................... 76
2.5.5. Kết quả rút ra từ thực nghiệm ................................................................ 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 81
PHỤ LỤC........................................................................................................ 85

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang tế kỉ XXI, việc hội nhập và hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế đã trở
thành một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của lịch sử nhân loại. Hòa
nhập vào sự phát triển chung của thế giới, đất nước ta cũng đã và đang thực hiện
công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ. Trong đó tiềm năng trí tuệ trở thành động
lực chính đảm bảo sự phát triển xã hội, giáo dục - đào tạo được coi là nhân tố quyết
định sự thành bại của mỗi quốc gia. Xu thế toàn cầu hóa vừa mở ra những cơ hội
cho sự hội nhập và phát triển, vừa đem lại những thách thức mới cho mỗi quốc gia,
dân tộc, trong đó có Việt Nam. Điều này đòi hỏi mỗi nước phải biết kết hợp thành
công sức mạnh truyền thống dân tộc với sức mạnh của thời đại, trong đó đặc biệt
quan tâm giáo dục, giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa, kế thừa và phát huy truyền
thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ VII đã chỉ rõ giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” và khẳng định mục tiêu
của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động
có trí thức, có tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo
đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” [58, tr. 81]
Đảm nhiệm sứ mệnh cao cả đó, giáo dục - đào tạo không ngừng đổi mới toàn
diện và đồng bộ. Cùng với đổi mới về nội dung, chương trình giảng dạy, việc đổi
mới phương pháp dạy học trở thành một trong những vấn đề mang tính chiến lược
cấp thiết và tiến hành mạnh mẽ trước những yêu cầu đổi mới của đất nước. Bộ môn
Lịch sử giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế
giới và lịch sử dân tộc, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học. Đặc
biệt giáo dục truyền thống, đạo đức, tư tưởng chính trị... lại là ưu thế nổi bật của bộ
môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích,
hứng thú trong học tập lịch sử ? Nhà văn Nga Tsecnusevski viết: “có thể không biết,
không cảm giác say mê học tập môn Toán, tiếng Hilạp hay Latinh, Hóa học, có thể
không biết hàng nghìn khoa học khác, nhưng dù sao là người có giáo dục mà không
yêu thích lịch sử thì chỉ là một con người không phát triển về trí tuệ" [29]. Một trong
những biện pháp hữu hiệu là sử dụng câu chuyện trong dạy học nhằm gây hứng thú
cho học sinh học tập lịch sử. Thông qua các câu chuyện lịch sử giúp các em tái hiện
lại bức tranh quá khứ chân thực, sinh động, những cuộc kháng chiến hào hùng của
dân tộc, sự hy sinh và chiến đấu quên mình của quân dân ta, tạo ra xúc cảm lịch sử.
Học sinh hứng thú, say mê, tìm hiểu lịch sử sẽ giúp các em nắm vững bản chất các
sự kiện, hiện tượng, hình thành nên khái niệm, hiểu rõ những quy luật, những bài
học quan trọng của lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Mặt
khác, việc sử dụng câu chuyện nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh còn
giúp người thầy thực hiện tốt các phương pháp dạy học và kiểm nghiệm tính hiệu
qủa của các phương pháp đó.
Thực tế việc sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học
hiện nay ở trường phổ thông còn nhiều bất cập. Một bộ phận giáo viên giàu tâm
huyết với nghề thường trăn trở làm sao nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch
sử. Họ đã sưu tầm các tư liệu lịch sử quý báu, xây dựng thành các câu chuyện kể cho
học sinh, được học sinh đón nhận rất hào hứng. Bên cạnh đó, có không ít giáo viên
chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của những câu chuyện lịch sử để gây húng thú
cho học sinh, nên chưa quan tâm và khai khác câu chuyện lịch sử gắn với kiến thức
cơ bản trong giời học. Nêú có chăng giáo viên cũng chỉ nêu ra các câu chuyện lịch
sử mang tính chất giới thiệu hay nhắc tên các nhân vật lịch sử mà không sử dụng
các câu chuyện lịch sử để gây hứng thú cho học sinh. Tình trạng đó làm cho giờ học
trở nên khô cứng, có nhiều con số, nhiều sự kiện. Vì vậy, học sinh cảm giác giờ học
lịch sử nặng nề, không tạo được hứng thú học tập lịch sử. Kết quả là nhiều học sinh
còn hổng kiến thức lịch sử cơ bản, thậm chí hiểu sai lịch sử dân tộc. Theo đó chất
lượng dạy học bộ môn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch
sử dân tộc. Đây là thời kì nhân dân miền Nam và miền Bắc thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược khác nhau. Nhân dân miền Bắc vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi
phục kinh tế, xây dựng CNXH, vừa đấu tranh chống lại chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mĩ và hết lòng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nhân
dân miền Nam anh dũng đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân tiến tới thống nhất nước nhà. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước đã đưa nhân dân Việt Nam bước vào thời kì lịch sử mới, thời kì cả nước đi lên
CNXH. Giai đoạn lịch sử quan trọng này có nhiều biến cố lớn, nhiều sự kiện hấp
dẫn thông qua các câu chuyện về sự kiện, nhân vật lịch sử....có tác động mạnh đến
tư tưởng tình cảm của học sinh, hình thành trong các em lý tưởng sống cao đẹp và ý
thức trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, tin tưởng vào con đường
XHCN mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Đó là điều kiện, là cơ sở để tui sử dụng có
hiệu quả các câu chuyện lịch sử nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch
sử. Với những lý do trên nên chúng tui chọn vấn đề: “Sử dụng câu chuyện để gây
hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12
THPT (Chương trình chuẩn)” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành lý luận và phương pháp dạy học lịch sử.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề lý luận của việc sử dụng những
câu chuyện trong dạy học bộ môn và căn cứ vào thực tiễn dạy học lịch sử ở trường
THPT, đề tài đi sâu vào tìm hiểu những câu chuyện tiêu biểu của lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1954-1975, đề xuất một số biện pháp sư phạm sử dụng câu chuyện nhằm
gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT và tiến hành thực
nghiệm một bài cụ thể để khẳng định tính khả thi của các biện pháp đưa ra.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lý luận của các nhà triết học, các nhà giáo dục học và giáo dục lịch
sử về sử dụng câu chuyện trong các tài liệu giáo dục, giáo dục lịch sử và các tài liệu
lịch sử có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa, nội dung kiến thức những câu chuyện
tiêu biểu của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 lớp 12 THPT.
- Tìm hiểu thực tiễn sử dụng những câu chuyện tiêu biểu, chất lượng giảng dạy
bộ môn, tình hình và sự hứng thú học tập lịch sử của học sinh phổ thông hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1954-1975 trường THPT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định
tính khả thi của các biện pháp đề ra. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT.
Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong
dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn).
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng câu chuyện để gây
hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử ở THPT.
- Đề xuất các biện pháp sư phạm sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn)
6. Giả thuyết khoa học
Nếu khai thác tốt câu chuyện lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 THPT
(Chương trình chuẩn) và áp dụng biện pháp, đề xuất trong luận văn sẽ gây hứng thú
học tập cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài đi sâu tìm hiểu nội dung các câu chuyện lịch sử tiêu biểu liên quan đến
kiến thức cơ bản của các bài học trong nội dung chương trình lịch sử Việt Nam
(1954-1975) lớp 12 THPT (chương trình chuẩn), từ đó đề xuất một số biện pháp sử
dụng câu chuyện lịch sử để gây hứng thú cho học sinh quá trình học tập bộ môn
trong giờ học nội khóa.
- Phạm vi điều tra: Do thời gian có hạn nên chúng tui tiến hành điều tra thực tế
tại một số trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng.
- Phạm vi thực nghiệm sư phạm, giới hạn trong giờ học nội khóa, gồm 2 bài lịch sử
Việt Nam (1954-1975) lớp 12, tại trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức - Hà Nội.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận dạy học lịch sử về nội dung kiến
thức và một số biện pháp sử dụng những câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu lý luận và phương pháp sử dụng câu chuyện nhằm gây hứng thú
cho học sinh trong dạy học lịch sử để rút ra kinh nghiệm và nâng cao trình độ nhận
thức của bản thân, đồng thời vận dụng tốt hơn vào thực tiễn giảng dạy sau này.
Giúp các giáo viên có tài liệu tham khảo để sử dụng những câu chuyện nhằm
gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12
THPT (Chương trình chuẩn).
9. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu giáo dục học, giáo dục lịch sử, tài
liệu lịch sử liên quan đến đề tài và nghiên cứu chương trình, nội dung SGK lịch sử
lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn).
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Nghiên cứu việc dạy học lịch sử ở trường THPT bằng nhiều hình thức khác nhau
như: dự giờ, quan sát, các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, trao đổi với giáo viên.
+ Điều tra thực tế để đánh giá mức độ, thực trạng việc sử dụng câu chuyện
nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử thông qua phiếu điều tra giáo
viên, học sinh ở một số trường THPT.
+ Phương pháp thực nghiệm: Soạn bài thực nghiệm theo những dự kiến về biện
pháp mà luận văn đưa ra, tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi
của biện pháp đó.
+ Phương pháp thống kê toán học: Tập hợp và xử lý các số liệu thu được qua
điều tra, thực nghiệm bằng cách lập bảng thống kê số liệu. Từ đó rút ra được nhận
xét khái quát.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần: Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội
dung của luận văn được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Vấn đề sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy
học lịch sử ở trường Trung học phổ thông. Lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Một số biện pháp sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 Trung học phổ thông (chương
trình chuẩn).

29LC63FE9wz25mE

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status