Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi thông qua dạy giải bài tập chương "Vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong không gian" chương trình Hìn - pdf 25

Luận văn:Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi thông qua dạy giải bài tập chương "Vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong không gian" chương trình Hình học nâng cao lớp 11 : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn toán học) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu tài liệu, làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản của tư duy, tư duy sáng tạo (TDST). Nghiên cứu những biểu hiện của TDST của học sinh trung học phổ thông và sự cần thiết phải rèn luyện TDST cho học sinh phổ thông qua dạy học bài tập. Tìm hiểu thực trạng của dạy và học bài tập chương vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong không gian hình học lớp 11. Đề xuất các biện pháp cần thiết để rèn luyện TDST cho học sinh qua dạy bài tập chương vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong không gian. Tổ chức dạy thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 6
CHƢƠNG 1 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11
1.1. Tư duy 11
1.1.1. Khái niệm 11
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của tư duy 11
1.2. Tư duy sáng tạo 13
1.2.1. Khái niệm sáng tạo 13
1.2.2. Khái niệm tư duy sáng tạo 13
1.2.3. Quá trình sáng tạo toán học 15
1.2.4. Một số đặc trưng cơ bản của TDST 16
1.2.5. Vận dụng tư duy biện chứng để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh
19
1.2.6. Sử dụng phần mềm Carbri 3D trong dạy học toán để rèn luyện tư
duy sáng tạo cho học sinh 20
1.3. Dạy học giải bài tập toán học ở trƣờng phổ thông 24
1.3.1. Vai trò của bài tập trong quá trình dạy học toán 24
1.3.2. Phương pháp giải bài tập toán học 25
1.4. Thực trạng giảng dạy bài tập chƣơng "Vectơ trong không gian,
quan hệ vuông góc trong không gian" chƣơng trình hình học nâng cao
lớp 11 27
1.4.1. Nội dung và mục tiêu dạy học chương quan hệ vuông góc trong
không gian 27
1.4.2. Thực trạng giảng dạy bài tập chương "Vectơ trong không gian,
quan hệ vuông góc trong không gian" chương trình hình học nâng cao
lớp 11 30
1.5. Kết luận chƣơng 1 31
CHƢƠNG 2 32
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN TƢ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC
SINH KHÁ, GIỎI THÔNG QUA DẠY GIẢI BÀI TẬP CHƢƠNG 32
«VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN, QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG
KHÔNG GIAN» CHƢƠNG TRÌNH HÌNH HỌC NÂNG CAO LỚP 11 2.1. Một số dạng bài tập cơ bản chƣơng " vectơ trong không gian,
quan hệ vuông góc trong không gian" hình học 11 32
2.1.1. Dạng 1: Chứng minh quan hệ vuông góc giữa các đối tượng cơ
bản của hình học không gian 32
2.1.2. Dạng 2: Tính toán 33
2.1.3. Dạng 3: Thiết diện 34
2.2. Một số biện pháp rèn luyện TDST cho học sinh 35
2.2.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn và tập luyện cho học sinh phân tích giả
thiết và yêu cầu của bài toán để từ đó tìm ra nhiều cách giải khác nhau,
đồng thời biết nhận xét, đánh giá để chỉ ra được lời giải hay nhất, sáng tạo
nhất 35
2.2.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn và tập luyện cho học sinh cách nhìn nhận
bài toán, hình vẽ dưới những khía cạnh khác nhau để từ đó đề xuất bài
toán mới từ bài toán đã cho 45
2.2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn và tập luyện cho học sinh phát hiện
những sai lầm trong lời giải, nguyên nhân và cách khắc phục những sai
lầm đó 54
2.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Carbri 3D
tạo các mô hình trực quan 61
2.2.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tự học, tự nghiên
cứu 66
2.3. Kết luận chƣơng 2 69
CHƢƠNG 3 70
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 70
3.1. Mục đích, nội dung thực nghiệm 70
3.1.1. Mục đích thực nghiệm 70
3.1.2. Nội dung thực nghiệm 70
3.2. Tổ chức thực nghiệm 70
3.2.1. Kế hoạch thực nghiệm 70
3.2.2. Giáo án thực nghiệm 72
3.3. Kết quả thực nghiệm 93
3.4. Kết luận chung về thực nghiệm 94
3.4.1. Đánh giá định tính 94
3.4.2. Đánh giá định lượng 95
KẾT LUẬN 96 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới của đất nước đã và đang đặt ra cho ngành Giáo dục và
Đào tạo nhiệm vụ to lớn và hết sức nặng nề đó là đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Để đáp ứng nhu cầu trên, bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung
chương trình và sách giáo khoa ở mọi bậc học, chúng ta cần đổi mới
phương pháp dạy học. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định
“Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng
giáo dục lý tưởng, đạo đức, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong
công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
Để tạo ra những con người lao động mới có năng lực sáng tạo cần có
những phương pháp dạy học phù để khơi dậy và phát huy được năng lực của
người học. Do đó, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong hoạt động giáo dục
phổ thông là không ngừng nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học cho phù
hợp với người học, với điều kiện giảng dạy và học tập. Sư phạm học hiện đại
đề cao nguyên lý học là công việc của từng cá thể, thực chất quá trình tiếp
nhận tri thức phải là quá trình tư duy bên trong của bản thân chủ thể. Vì thế
nhiệm vụ của người giáo viên là mở rộng trí tuệ, hình thành năng lực, kỹ năng
cho học sinh chứ không phải làm đầy trí tuệ của các em bằng cách truyền thụ
các tri thức đã có. Việc mở rộng trí tuệ đòi hỏi giáo viên phải biết cách dạy
cho học sinh tự suy nghĩ, phát huy hết khả năng, năng lực sáng tạo của bản
thân mình để giải quyết vấn đề mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập
và trong cuộc sống.
Thực tiễn còn cho thấy trong quá trình học Toán, rất nhiều học sinh còn
bộc lộ những yếu kém, hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo (TDST). Những học sinh này thường nhìn các đối tượng toán học một cách rời rạc, chưa thấy
được mối liên hệ giữa các yếu tố toán học, không linh hoạt trong điều chỉnh
hướng suy nghĩ khi gặp trở ngại, quen với kiểu suy nghĩ rập khuôn, áp dụng
một cách máy móc những kinh nghiệm đã có vào hoàn cảnh mới, điều kiện
mới đã chứa đựng những yếu tố thay đổi. Đặc biệt những học sinh khá, giỏi
chưa phát huy được năng lực TDST của bản thân để tìm ra những lời giải có
tính độc đáo, để tổng hợp, phân tích các vấn đề một cách hệ thống, lôgic. Từ
đó dẫn đến một hệ quả là nhiều học sinh gặp khó khăn khi giải toán, đặc biệt
là các bài toán đòi hỏi phải có sáng tạo trong lời giải như các bài tập hình học
không gian. Hơn nữa chủ đề hình học chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn trong
việc bồi dưỡng và phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh việc
giúp học sinh giải quyết các bài tập sách giáo khoa, giáo viên có thể khai
thác các tiềm năng đó thông qua việc xây dựng hệ thống bài tập mới trên
cơ sở hệ thống bài tập cơ bản, tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng lực
sáng tạo của mình.
Chương "vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong không gian"
chương trình hình học nâng cao lớp 11 là một nội dung quan trọng của môn
hình học. Nếu hệ thống bài tập được khai thác và sử dụng hợp lý thì sẽ rèn
luyện cho học sinh khả năng phát triển TDST biểu hiện ở các mặt như: khả
năng tìm hướng đi mới (khả năng tìm nhiều lời giải khác nhau cho một bài
toán), khả năng tìm ra kết quả mới (khai thác các kết quả của một bài toán,
xem xét các khía cạnh khác nhau của một bài toán), khả năng sáng tạo ra bài
toán mới trên cơ sở những bài toán quen thuộc.
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên nên tác giả chọn
đề tài: “Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi thông qua dạy giải
bài tập chương vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong không gian
chương trình hình học nâng cao lớp 11” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp cần thiết nhằm rèn luyện TDST cho học sinh
trung học phổ thông qua dạy học bài tập chương vectơ trong không gian, quan
hệ vuông góc trong không gian.
3. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình dạy học bài tập chương vectơ trong không gian, quan hệ vuông
góc trong không gian cho học sinh khá, giỏi ở trường trung học phổ thông
(THPT).
4. Mẫu khảo sát
Lớp 11A1, 11A2 trường THPT Giao Thuỷ huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
5. Vấn đề nghiên cứu
Làm thế nào để rèn luyện TDST cho học sinh khá, giỏi thông qua giảng
dạy chương vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong không gian
hình học không gian lớp 11?
6. Giả thuyết khoa học
Dạy học bài tập chương vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong
không gian hình học lớp 11 theo những phương pháp được đưa ra trong luận
văn sẽ rèn luyện được năng lực TDST cho học sinh khá, giỏi.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản của tư duy, TDST.
- Nghiên cứu những biểu hiện của TDST của học sinh trung học phổ
thông và sự cần thiết phải rèn luyện TDST cho học sinh phổ thông qua dạy
học bài tập.
- Tìm hiểu thực trạng của dạy và học bài tập chương vectơ trong không
gian, quan hệ vuông góc trong không gian hình học lớp 11.
- Đề xuất các biện pháp cần thiết để rèn luyện TDST cho học sinh qua dạy
bài tập chương vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong không gian.
- Tổ chức dạy thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu về giáo dục học, tâm lý
học, các sách giáo khoa, sách bài tập, các tạp chí, sách, báo, đặc san tham
khảo có liên quan tới logic toán học, TDST, các phương pháp tư duy toán
học, các phương pháp nhằm phát triển và rèn luyện TDST toán học cho học
sinh phổ thông, các bài tập mang nhiều tính TDST.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Bước đầu tìm hiểu tình hình dạy học và rút ra một số nhận xét về việc “Rèn
luyện TDST cho học sinh phổ thông qua dạy giải bài tập chương véc tơ trong
không gian, quan hệ vuông góc trong không gian hình học nâng cao lớp 11”.
8.3. Phương pháp điều tra khảo sát, thực nghiệm sư phạm
Thể hiện các biện pháp đã đề ra qua một số giờ dạy thực nghiệm ở một số
lớp đã chọn. Trên cơ sở đó kiểm tra, đánh giá, bổ sung và sửa đổi để tăng
thêm tính khả thi của các biện pháp.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp rèn luyện TDST cho học sinh khá, giỏi thông
qua dạy giải bài tập chương " Vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc
trong không gian" chương trình hình học nâng cao lớp 11
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 2.2.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tự học, tự nghiên cứu
2.2.5.1. Mục tiêu
Phát triển hứng thú nhận thức, thoả mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá của
học sinh. Những cảm xúc có được thông qua sự tìm tòi khám phá, cảm xúc
thành công và cảm xúc về sự hoàn thành trọn vẹn một công việc là những
củng cố tích cực cho việc hình thành và phát triển nhu cầu và hứng thú nhận
thức của học sinh.
Rèn luyện cho học sinh biết hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức sau khi
học xong 1 chương, một phần hay toàn bộ chương trình. Giúp học sinh hiểu
sâu sắc nội dung, kiến thức.
Rèn luyện tính nhuần nhuyễn, tính nhạy cảm, tính hoàn thiện của TDST.
2.2.5.2. Cách thực hiện
a) Hướng dẫn học sinh tự học qua sách giáo khoa
- Sách giáo khoa (SGK) là nguồn tri thức quan trọng cho học sinh, nó là 1
hướng dẫn cụ thể để đạt lượng liều lượng kiến thức cần thiêt của môn học, là
phương tiện phục vụ đắc lực cho giáo viên và học sinh. Do đó tự học qua
SGK là vô cùng quan trọng để học sinh tham gia vào quá trình nhận thức trên
lớp và củng cố khắc sâu ở nhà.
- Để học sinh tự nghiên cứu trước SGK ở nhà thì giáo viên không nên chỉ
đơn giản là nhắc các em đọc trước bài mới mà cần nêu cụ thể câu hỏi mà khi
đọc xong bài mới các em có thể trả lời được. Đó là cách giao nhiệm vụ cụ thể
giúp học sinh đọc sách giáo khoa có mục tiêu cụ thể rõ ràng.
- SGK cũng là tài liệu để học sinh đọc thêm cho rõ ràng những kiến thức
mà giáo viên truyền đạt trên lớp vì vậy những ví dụ mẫu giáo viên không nên
thay đổi để nếu học sinh đã đọc trước sẽ tham gia ngay được vào bài giảng,
những học sinh yếu có thêm 1 tài liệu để đọc lại khi chưa rõ cách giáo viên
hướng dẫn.


h7g0y5aHyLp9fkM

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status