Phát triển tư duy thuật toán cho học sinh thông qua dạy học Quan hệ song song trong không gian - Hình học 11 - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tư duy thuật toán (TDTT) có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết các
công việc. Trong môn toán, có nhiều dạng toán được giải quyết nhờ thuật toán và
các quy trình tựa thuật toán, như thuật toán giải phương trình bậc hai, quy trình bốn
bước giải bài toán của Polya.... Thực tế dạy học môn Toán cho thấy những dạng
toán có thuật toán, có quy trình giải toán, có sự phân chia thành các bước để giải
quyết thì học sinh dễ dàng tiếp thu lĩnh hội tri thức, kỹ năng hơn.
“Trong phần lớn các trường hợp, kết quả hoạt động của con người phụ thuộc
vào mức độ thuật toán hóa các hoạt động của mình. Nhờ kinh nghiệm có được, khi
giải quyết một loại công việc, người ta biết: cần có những hoạt động gì? Mỗi
hoạt động có những thao tác gì? Thứ tự các thao tác như thế nào? Việc tìm ra một
dãy các hoạt động, các thao tác, theo đó giải quyết được vấn đề, có thể xem như đã
xây dựng được được một thuật toán nào đó, mà việc tuân theo nó một cách “máy
móc” sẽ dẫn đến kết quả” (Dẫn theo Bùi Văn Nghị [9, tr 18 - 25]).
Việc tìm ra thuật toán, quy trình tựa thuật toán để giải một dạng toán nào đấy,
vừa phát triển tư duy thuật toán, vừa góp phần rèn luyện các thao tác trí tuệ cho học
sinh, như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, tương tự hóa, …. Hơn nữa,
nó còn hình thành cho học sinh những phẩm chất chất trí tuệ và những phẩm chất
tốt đẹp của người lao động.
Tuy nhiên ở trong nhà trường phổ thông hiện nay, vấn đề phát triển TDTT
chưa được quan tâm đúng mức. Nó chỉ diễn ra một cách tự phát, chưa có sự chỉ đạo
và tài liệu hướng dẫn cho giáo viên thực hiện. Do đó, đa số giáo viên chưa biết cách
khai thác các tình huống, các nội dung dạy học nhằm phát triển TDTT cho học sinh.
Hình học không gian (HHKG) là một nội dung khó đối với học sinh và là nội
dung khó giảng dạy đối với nhiều giáo viên. Có một tỷ lệ khá lớn học sinh học kém
về HHKG, có tư tưởng ngại và sợ bài tập HHKG. Nguyên nhân là học sinh thường
yếu về trí tưởng tượng không gian, khó khăn trong việc vận dụng lý thuyết đã học
để giải quyết các bài tập, giáo viên cũng chưa quan tâm, đầu tư cho giờ dạy. Đặc
biệt, giáo viên và học sinh chưa biết cách khai thác, xây dựng các thuật toán và các
quy tắc tựa thuật toán để giải quyết về các bài toán HHKG.
Nội dung chương quan hệ song song trong HHKG trong chương trình môn
toán THPT có chứa nhiều dạng toán có thể giải được nhờ những quy trình tựa thuật
toán. Đó là những quy trình dể xác định hình, để chứng minh về quan hệ song song.
Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển tư duy thuật toán cho học sinh.
Theo Nguyễn Bá Kim (1994): “Hiện nay định nghĩa thuật toán, những tính
chất và những hình thức biểu diễn thuật toán đang được nghiên cứu để đưa vào dạy
tường minh trong nhà trường phổ thông. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển tư duy thuật toán, chuẩn bị cho việc học về máy tính điện tử và làm việc
với công cụ này. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp khái niệm thuật toán chưa
được đưa ra một cách tường minh vào chương trình, ta vẫn có thể phát triển ở học
sinh tư duy thuật toán theo phương hướng rèn luyện cho họ những khả năng nhất
định như những thành tố của phương pháp tư duy này” [3].
Trong sách giáo khoa Hình học 11 hiện hành, tuy không có dạng toán nào
được nêu cách giải theo quy trình thuật toán, nhưng đã có những câu hỏi gợi ra việc
tìm các quy trình thuật toán, như: “Nêu phương pháp chứng minh đường thẳng song
song với đường thẳng; đường thẳng song song với mặt phẳng; mặt phẳng song song
với mặt phẳng.” [16, tr 77]
Ở nước ta hiện nay, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về việc phát
triển tư duy thuật toán cho học sinh thông qua dạy học môn toán ở trường THPT.
Chẳng hạn như:
- Luận án Tiến sĩ “Phát triển tư duy thuật giải của học sinh trong khi dạy học
các hệ thống số ở trường phổ thông” của Dương Vương Minh năm 1996.
- Bài báo “Khả năng phát triển tư duy thuật giải trong giải toán HHKG” của
Bùi Văn Nghị, đăng trên Tạp chí NCGD tháng 10/1996.
- Luận văn thạc sĩ “Góp phần phát triển tư duy thuật giải của học sinh THPT
thông qua dạy học nội dung lượng giác 11” của Nguyễn Thanh Bình năm 2000.
- Luận văn thạc sĩ “Rèn luyện tư duy thuật giải thông qua dạy học giải toán
có ứng dụng bất đẳng thức ở trương trung học phổ thông” của Lê Đình Khương
năm 2007.
- Luận văn thạc sĩ “Phát triển tư duy thuật toán cho học sinh thông qua dạy
học dạng toán về khoảng cách trong hình học không gian lớp 11 nâng cao THPT”
của Nguyễn Thị Loan năm 2009.
- Luận văn thạc sĩ “ Phát triển tư duy thuật toán cho học sinh thông qua dạy học
giải toán tổ hợp chương trình lớp 11, ban nâng cao” của Kiều Văn Vượng năm 2013.
Với những lý do nêu trên và để không trùng lặp với những đề tài đã công bố,
đề tài được chọn là: “Phát triển tư duy thuật toán cho học sinh thông qua dạy học
quan hệ song song trong không gian- hình học 11”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất cách thức tập luyện cho học sinh lớp 11 phát hiện và vận dụng một
số quy trình tựa thuật toán để giải những bài toán về quan hệ song song trong không
gian nhằm phát triển tư duy thuật toán cho học sinh.
3. Khách thể nghiên cứu
Chương trình SGK Hình học 11 và thực tiễn bồi dưỡng và phát triển tư duy
thuật toán cho học sinh.
4. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình phát triển TDTT cho học sinh lớp 11 thông qua dạy học quan hệ
song song trong không gian.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu khai thác được những quy trình tựa thuật toán để giải những lớp bài toán
về quan hệ song song trong không gian và vận dụng chúng trong dạy học một cách
thích hợp thì sẽ góp phần phát triển tư duy thuật toán cho học sinh lớp 11 THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung quan hệ song song trong không gian theo chương
trình sách giáo khoa Hình học 11, NXB giáo dục, năm 2012.
- Vấn đề phát triển TDTT cho học sinh lớp 11.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và hiểu rõ những vấn đề liên quan tới tư duy thuật toán.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật toán cho
học sinh về quan hệ song song trong không gian.
- Đề xuất cách thức tập luyện cho học sinh lớp 11 phát hiện và vận dụng một
số quy trình tựa thuật toán để giải những bài toán về quan hệ song song trong không
gian nhằm phát triển tư duy thuật toán cho học sinh.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học, giáo dục học, lý luận và phương
pháp dạy học môn Toán liên quan đến tư duy thuật toán.
- Các công trình nghiên cứu có các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài.
8.2. Điều tra
Sử dụng phiếu điều tra, xin ý kiến của giáo viên về các tiết dạy thực nghiệm
sư phạm với nội dung quan hệ song song trong không gian theo hướng phát triển tư
duy thuật toán cho học sinh.
8.3 Thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực nghiệm sư phạm một số nội dung của luận văn tại trường THPT
Thuận Thành số 2, Bắc Ninh, để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Tập luyện cho học sinh phát hiện và vận dụng một số tựa thuật
toán trong giải toán về quan hệ song song trong không gian
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


OoJy3L12T0IMS4O

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status