Phát triển năng lực giải toán hình học không gian cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn phát triển năng lực giải toán hình học không gian cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông : Luận văn ThS. Giáo dục học:
Miêu tả:Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn toán học) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu hệ thống các cơ sở lý luận về năng lực, năng lực giải toán, kĩ năng, kĩ năng giải toán và phương pháp dạy học toán trong trường trung học phổ thông. Nghiên cứu tài liệu tham khảo môn toán, các luận văn phương pháp, các đề thi Đại học và khai thác các trang mạng thông tin. Nghiên cứu được thực trạng dạy học của giáo viên và những khó khăn của học sinh trong quá trình dạy và học hình học không gian lớp 11. Từ đó, xác định được các căn cứ để phân dạng, xây dựng hệ thống bài tập, đề xuất biện pháp phát triển năng lực giải toán hình học không gian cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông. Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm bằng các giờ dạy thực nghiệm về hình học không gian lớp 11 và các bài kiểm tra đánh giá năng lực
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………….5
1.1. Năng lực...........................................................................................................5
1.2. Các nhóm năng lực cá nhân ..............................................................................5
1.3. Các thành phần cấu trúc của năng lực ...............................................................8
1.4. Nội dung và PPDH theo quan điểm phát triển năng lực ..................................10
1.5. Kết luận chương 1 ..........................................................................................11
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÌNH HỌC KHÔNG GIAN
LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI TOÁN CỦA HỌC SINH……………………………………13
2.1. Phát triển năng lực thông qua kỹ năng giải các dạng toán ...............................14
2.1.1. Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng........................................................15
2.1.2. Xác định giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng .....................................16
2.1.3. Chứng minh hai đường thẳng song song ......................................................19
2.1.4. Chứng minh đường thẳng song song mặt phẳng...........................................21
2.1.5. Chứng minh hai mặt phẳng song song .........................................................24
2.1.6. Chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng....................................27
2.1.7. Chứng minh hai đường thẳng vuông góc......................................................28
2.1.8. Chứng minh hai mặt phẳng vuông góc với nhau ..........................................29
2.1.9. Xác định góc giữa mặt phẳng và mặt phẳng.................................................31
2.1.11. Xác định góc giữa đường thẳng và mặt phẳng............................................34
2.1.12. Xác định khoảng cách................................................................................37
2.1.13. Xác định thể tích khối đa diện....................................................................39
2.1.14. Xác định diện tích hình tròn xoay – Thể tích khối tròn xoay......................41
2.2. Biện pháp để phát triển năng lực giải toán hình học không gian cho học sinh .43
2.2.1. Phát triển kỹ năng thông qua các dạng toán cơ bản ......................................43
2.2.2. Xây dựng hệ thống bài tập ...........................................................................44 2.2.3. Tổ chức hoạt động cho học sinh tham gia thảo luận nhóm, làm bài tập nhóm
..............................................................................................................................51
2.3. Kết luận chương 2 ..........................................................................................52
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................53
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm......................................................................53
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .....................................................................53
3.3. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................53
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm .....................................................................53
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm, phân tích, đánh giá .........................................54
3.6. Kết luận chương 3 ..........................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................64
1. Kết luận.............................................................................................................64
2. Khuyến nghị......................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..66
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….681. Lý do chọn đề tài
Với nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là đào tạo ra những con người
phát triển toàn diện về mọi mặt, không những có kiến thức tốt mà còn vận dụng
được kiến thức trong từng tình huống công việc. Với nhiệm vụ đó, việc rèn luyện và
phát triển năng lực học tập cho học sinh ở các trường phổ thông của người làm
công tác giáo dục là hết sức quan trọng. Muốn có được điều này, ngay từ bây giờ
nhà trường phổ thông phải trang bị đầy đủ cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản,
hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và phát triển cho họ năng lực, kỹ năng học
tập. Thế nhưng, các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục hiện nay cho thấy
chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh không cao, đặc biệt kỹ năng, năng lực
giải quyết vấn đề không được chú ý rèn luyện đúng mức. Từ thực tế đó, nhiệm vụ
cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy
học tích cực để bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng, năng lực giải quyết vấn đề.
Để làm được điều này, với lượng kiến thức và thời gian được phân phối cho
môn Toán bậc trung học phổ thông, mỗi giáo viên phải có một phương pháp giảng
dạy phù hợp thì mới có thể truyền tải được tối đa kiến thức cho học sinh , không
những đáp ứng cho môn học mà còn áp dụng được kiến thức đã học vào khoa học
khác và chuyển tiếp lên bậc học cao hơn sau này.
Trong toán học, hình học vốn đã hấp dẫn học sinh bởi tính trực quan của nó.
Chúng ta không thể phủ nhận được ý nghĩa và tác dụng to lớn của hình học trong
việc rèn luyện tư duy toán học, một phẩm chất rất cần thiết cho hoạt động sáng tạo
của con người. Tuy nhiên học toán mà đặc biệt là môn hình học, mỗi học sinh đều
cảm giác có những khó khăn riêng của mình, nguyên nhân của những khó khăn đó
là:
- Học sinh chưa nẵm vững các khái niệm cơ bản, các định lý, tính chất của
hình đã học. Một số học sinh không biết cách vận dụng các kiến thức ấy như thế
nào vào việc giải bài tập. - Sách giáo khoa cung cấp cho học sinh một hệ thống đầy đủ các kiến thức
cơ bản nhưng chưa thể chuyền tải các kiến thức đó đến các em một cách sâu đậm
nếu không có bàn tay chế biến của người giáo viên. Hơn nữa, khi học sinh phải tiếp
xúc với các bài toán, các chuyên đề toán nâng cao, mà người giáo viên chưa kịp
trang bị đủ các kỹ năng cần thiết để giải toán thì sẽ rất dễ dẫn đến tâm lý chán nản,
buông xuôi ở nhiều học sinh.
- Đối với môn hình học, ngoài các bài toán về hình học phẳng, còn có các bài
toán về hình học không gian. Đối với các bài toán hình học không gian có rất nhiều
con đường dẫn đến đích, trong đó có những cách giải ngắn gọn, hợp lý, độc đáo và
sáng tạo. Các bài toán còn gắn toán học với thực tiễn bởi đời sống và trong lao động
sản xuất các hình khối của các vật thể xung quanh chúng ta. Song việc giải các bài
toán hình học không gian thường làm cho học sinh lúng túng, khó khăn, không biết
nên bắt đầu từ đâu và giải quyết như thế nào, dẫn đến nảy sinh tâm lý ngại học môn
hình học.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và giúp học sinh có những định hướng
chung ban đầu khi gặp những bài toán về hình học không gian, chúng tui đã chọn
nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực giải toán hình học không gian cho học
sinh lớp 11 trung học phổ thông” để dạy và học môn hình học không gian được
hiệu quả.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phát triển năng lực giải toán hình học không gian ở đối tượng học sinh
phổ thông.
- Xây dựng hệ thống bài tập quan hệ song song, quan hệ vuông góc trong
không gian theo từng dạng toán trong chương trình trung học phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận về năng lực giải toán, quá trình rèn luyện và
phát triển các loại năng lực này ở bậc trung học phổ thông.
- Hệ thống các bài tập ứng dụng và hướng dẫn để học sinh có cơ hội phát
triển năng lực. - Thực hành giảng dạy trên các lớp đã được chọn làm mẫu khảo sát.
- Qua thực nghiệm, kiểm tra đánh giá, rút ra bài học thực tế, tính khả thi để
áp dụng vào giảng dạy ở bậc trung học phổ thông.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh và giáo viên dạy môn toán trường THPT
Thụy Hương, Huyện Kiến Thụy, Thành Phố Hải Phòng.
- Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở phân loại về năng lực giải toán, áp
dụng vào nội dung hình học không gian lớp 11 trung học phổ thông. Từ đó phân
loại và phát triển hệ thống bài tập hình học không gian.
Đi sâu vào ứng dụng cơ sở lý luận phát triển năng lực giải toán, gợi động
cơ hứng thú học tập cho học sinh qua nội dụng luận văn.
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Phát triển năng lực giải toán cho học sinh là thế nào?
- Xây dựng hệ thống bài tập về hình học không gian như thế nào để phát
triển năng lực giải toán cho học sinh?
6. Giả thuyết khoa học
Với nội dung toán học được lựa chọn và các biện pháp sư phạm đã đề xuất
trong luận văn, qua kiểm tra bước đầu trong thực tiễn, có thể tin rằng đề tài góp
phần nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, khơi dậy hứng thú học tập, phát huy
được năng lực giải toán hình học không gian, tích cực học tập của học sinh trung
học phổ thông. Trang bị cho học sinh trung học phổ thông các dạng năng lực cũng
như các phương pháp giải toán hình học không gian một cách hiệu quả.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung chương trình sách giáo khoa toán hình học không gian lớp 11
ban cơ bản.
- Học sinh lớp 11 và giáo viên dạy môn toán trường trung học phổ thông
Thụy Hương – Hải Phòng.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Tổng kết thực tiễn việc phát triển năng lực giải toán hình học không gian cho
học sinh phổ thông, chỉ ra những thành tựu và mặt hạn chế để xây dựng hệ thống
bài tập ứng dụng.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu về phát triển năng lực giải toán hình học không gian có
thể được áp dụng cho các trường trung học phổ thông khác trong cả nước. Nó còn
có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu sau này.
9. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Dựa vào những tài liệu có sẵn,
những văn kiện của Đảng và Nhà nước về các vấn đề liên quan đến giáo dục như:
thực trạng giáo dục, chương trình đổi mới sách giáo khoa, cách thức vận dụng và
đổi mới các phương pháp dạy học hiện nay…
- Nhóm phương pháp điều tra quan sát: Dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng
dạy với các đồng nghiệp trong trường và các đồng nghiệp ở các trường khác.
Tham khảo ý kiến của các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy
toán ở bậc trung học phổ thông.
Tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của giảng viên hướng dẫn, các chuyên gia về
bộ môn.
Điều tra thực trạng khả năng suy nghĩ độc lập sáng tạo của học sinh trước và
sau khi giảng thực nghiệm.
- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Xử lý các số liệu thu được sau khi
điều tra.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập hình học không gian lớp 11 trung học
phổ thông và biện pháp nhằm phát triển năng lực giải toán của học sinh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Năng lực
Năng lực là một khái niệm nhận được nhiều quan tâm bởi các nhà nghiên
cứu, bản thân thuật ngữ (competence) trong tiếng Anh cũng có nhiều từ gần nghĩa
trong ngôn ngữ này như “năng lực hành vi” (Competence behavior), “năng lực
thành phần” (aptitude), “khả năng đã được phát triển” (developed abilities), “sự
thành thạo” (proficiencies), “khả năng” (ability), “trình độ” (qualification), “kỹ
năng” (skill) ... Đặc biệt, những năm gần đây đã có nhiều đề tài đề cập đến thuật
ngữ này.
Năng lực (Competence) nói lên người đó có thể làm được gì, làm đến mức
nào, làm với chất lượng ra sao. Thông thường người ta còn gọi là khả năng hay
“tài” [10, tr. 65]. Năng lực là một trong 3 thành tố tạo lên cấu trúc nhân cách (cùng
với xu hướng, tính cách và khí chất). Do là một thành tố của nhân cách nên năng
lực chịu sự chi phối của các yếu tố: bẩm sinh di truyền, hoàn cảnh sống, sự giáo dục
và hoạt động của cá nhân. Như vậy, cũng có thể hiểu năng lực là tổ hợp của các
thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất
định đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả. Năng lực là một trong những chỉ số cụ
thể để so sánh nhân cách này với nhân cách khác.
Năng lực cá nhân là nền tảng cho bất kỳ cá nhân nào trong xã hội. Mỗi một
cá nhân tại bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào đều cần có kiến thức, thái độ và kỹ
năng. Mỗi cá nhân sẽ có các yếu tố trên tại các mức độ khác nhau tùy vào trình độ
học vấn, nguồn lực cá nhân, hoàn cảnh môi trường và yếu tố quan trọng nhất đó là
các năng lực cá nhân.
Như vậy năng lực là tổ hợp các kỹ năng của cá nhân đảm bảo thực hiện được
một dạng hoạt động nào đó.
1.2. Các nhóm năng lực cá nhân
Các năng lực cá nhân được hiểu là những tố chất hay những khả năng thiên
phú của mỗi cá nhân có được. Các năng lực cá nhân này sẽ giúp cho mỗi cá nhân có
được những kiến thức tốt hơn, thái độ tốt hơn và những kỹ năng hoàn thiện hơn



N85LpmPB7osk8WY

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status