Lý thuyết trường nghĩa và việc phân tích văn bản thơ cho học sinh trung học phổ thông - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Trình bày cơ sở lý luận: Cơ sở ngôn ngữ học; cơ sở tâm lý và giáo dục học. Thực trạng việc phân tích văn bản thơ ở nhà trường THPT và việc ứng dụng trường nghĩa vào việc phân tích văn bản thơ. Đề xuất cách dạy ứng dụng trường nghĩa vào phân tích văn bản thơ cho học sinh THPT. Thực nghiệm sư phạm: Thiết kế giáo án thực nghiệm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, dạy thực nghiệm, kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trước sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, giáo dục trong những năm qua
đã có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm đào tạo những con người mới đáp
ứng yêu cầu của thời đại.
Trung tâm đổi mới của giáo dục là đổi mới hoạt động dạy học. Trong đó,
dạy học theo hướng tích hợp là một xu thế phổ biến trên thế giới. Dạy học
theo hướng tích hợp là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn giữa thời gian và
nội dung dạy học, giữa nhu cầu của người hoc và yêu cầu của người dạy
Dạy học văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Một trong những biểu
hiện của sự tích hợp trong bộ môn Ngữ văn là việc dạy phân môn Tiếng Việt
phải gắn kiến thức về ngôn ngữ với việc phân tích văn học và việc hình thành
các kiến thức, kỹ năng tạo lập văn bản. Phân môn tiếng việt giúp học sinh rèn
luyện việc phân tích, thẩm nhận từ ngữ, lựa chọn, trau dồi từ ngữ, phát triển
các kỹ năng đặt câu. Thực chất là những kiến thức, kỹ năng hữu ích cho việc
tiếp nhận văn bản( tăng cường kỹ năng đọc - hiểu văn bản) cũng như cho việc
tạo lập văn bản (tăng cường kỹ năng làm văn). Ngược lại, ở những giờ đọc –
hiểu về tác phẩm lại có giá trị cung cấp những từ ngữ mang giá trị biểu cảm
đặc sắc, có tác dụng rèn và phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, mang lai cho người
học những lợi ích to lớn; mở rộng những kiến thức và kỹ năng phong phú, đa
dạng thích hợp với cuộc sống.
Dạy học theo tinh thần tích hợp ở nhà trường phổ thông đã trở nên thực
sự cần thiết nhằm tăng hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian. Dạy học tích
hợp gắn nội dung dạy kiến thức với nội dung rèn luyện kỹ năng, nội dung các
môn học hỗ trợ lẫn nhau, đơn vị kiến thức sau bao hàm những kiến thức kỹ
năng đã học trước nhưng ở mức cao hơn và sâu hơn theo nguyên tắc đồng tâm
và phát triển.
Tuy nhiên, dạy học theo hướng tích hợp ở THPT còn nhiều bất cập do
việc biên soạn mảng ngôn ngữ còn trống và lặp lại chương trình cấp dưới,
chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mảng ngôn ngữ và văn học
1.2. Hơn nữa, khoa học hiện đại ngày càng mang tính liên ngành. Văn học và
ngôn ngữ lại là hai ngành khoa học có quan hệ ngày càng gắn bó chặt chẽ do
đối tượng của ngôn ngữ được mở rộng. Ngôn ngữ không chỉ được nghiên cứu
trong sự tồn tại mang tính hệ thống dưới dạng tĩnh mà ngôn ngữ được đặt
trong hoạt động hành chức ở trạng thái động. Vì vậỵ, việc vận dụng những
thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ vào quá trình nghiên cứu văn học là hết
sức cần thiết. Vận dụng các kiến thức ngôn ngữ vào nghiên cứu văn học
không chỉ là cơ sở giúp văn học giải thích các hiện tượng ngôn ngữ mà còn
giúp văn học giải thích được chính văn học. Cơ sở ngôn ngữ học có thể hỗ trợ
cho văn học đạt được mục đích của mình nhưng ngược lại bản thân ngôn ngữ
học khi nghiên cứu văn học cũng sẽ nhận ra được những quy tắc, những nhân
tố góp phần tự phát triển mình. “Một nhà ngôn ngữ không biết gì tới các chức
năng thi ca và một nhà văn học mà thờ ơ với các vấn đề ngôn ngữ thì đều lỗi
thời như nhau”( Jacopson-“Ngôn ngữ và thi ca”,Tài liệu dịch ĐHTH Hà Nội).
Việc ứng dụng những thành tựu của ngôn ngữ vào phân tích văn học mở ra
những hướng tiếp cận, giải mã mới cho các văn bản văn học, đặc biệt là thơ.
Việc đọc hiểu các văn bản thơ chiếm một tỷ lệ khá lớn trong chương trình
THPT. Phân tích văn bản thơ là một công việc thường xuyên và không kém
phần khó khăn phức tạp của người dạy và người học. Giải mã ngôn ngữ thơ
sao cho đúng, trúng tư tưởng, chủ đề tác phẩm, sao cho ra cái được biểu hiện,
mạch ngầm văn bản của một thứ ngôn ngữ đa nghĩa, cô đọng, hàm súc, giàu
hình ảnh như thơ bằng một con đường gần nhất. Đấy là điều người viết hết
sức quan tâm.
1.3. Một vấn đề cốt lõi của ngôn ngữ học là ngữ nghĩa học vẫn luôn được lưu
tâm, việc nghiên cứu đã đạt được những thành tựu quan trọng trong đó lý
thuyết như lý thuyết về trường nghĩa( trường từ vựng ngữ nghĩa) là đối tượng
được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu. Nghiên cứu trường nghĩa
(trường từ vựng ngữ nghĩa) sẽ làm sáng tỏ các mối quan hệ ngữ nghĩa của hệ
thống từ vựng. Đặc biệt, nếu đặt các từ của trường nghĩa trong hoạt động,
người nghiên cứu sẽ có điều kiện phát hiện ra quy luật chuyển hóa từ trạng
thái tĩnh sang trạng thái động, qua đó phát hiện ra các đặc điểm sử dụng của
từ ngữ.
1.4. Phân tích văn bản thơ trong chương trình THPT đã có rất nhiều cách tiếp
cận như tiếp cận từ thể loại, từ hệ thống thi pháp. Cùng với việc tiếp cận văn
bản từ các yếu tố ngoài văn bản thì việc tiếp cận văn bản thơ từ chính hệ
thống ngôn ngữ ( yếu tố nội tại của văn bản) trong mối quan hệ với các yếu tố
ngoài văn bản là một công việc hết sức quan trọng. Vì khi phân tích văn bản
thơ, ngoài những yếu tố cần tìm hiểu như: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể
loại thì việc phân tích chính ngôn bản như câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu…là
hết sức cần thiết, đặc biệt là tìm ra nội dung cái được biểu đạt, mạch ngầm
văn bản đằng sau những câu chữ cụ thể.
Ngôn ngữ thơ, đặc biệt là thơ trữ tình nghiêng về biểu hiện với việc tổ
chức kép các lượng ngữ nghĩa vừa là một thử thách với người đọc, vừa là vẻ
đẹp độc đáo, thú vị của thứ ngôn ngữ “ý tại ngôn ngoại”.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học văn ở nhà trường THPT, do thói quen
của lối dạy học cũ (tách rời các phân môn) và đặc biệt là việc phân tích văn
bản thơ theo lối cảm tính, tách rời từng yếu tố ngôn ngữ riêng biệt mà không
đặt trong một hệ thống gắn với chủ đề, đề tài nên việc phân tích đi chệch khỏi
mạch ngầm văn bản, địa hạt nội dung cái được biểu đạt mà tác giả muốn
truyền tải tới người đọc.
1.5. Ứng dụng lí thuyết trường nghĩa vào phân tích văn bản thơ không chỉ
hướng đến việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ vào việc tiếp nhận văn
bản sao cho có hiệu quả mà còn có hiệu lực lớn trong việc phân tích, giải
thích sự dùng từ nhất là cách diễn đạt chứa các hiện tượng ngôn ngữ bất
thường trong các văn bản thơ. Không chỉ ở việc tiếp nhận mà sử dụng lí
thuyết trường nghĩa vào phân tích văn bản thơ còn giúp cho học sinh khả
năng tạo lập ( sản sinh) lời nói thông qua một giờ dạy tác phẩm văn chương.
Là một hoạt động hữu hiệu đối với quá trình huy động và lựa chọn từ ngữ
thích hợp nhất với nội dung cần diễn đạt. Chỉ huy động đủ các từ ngữ thuộc
về trường nghĩa, người viết mới dễ dàng tìm từ ngữ thích hợp để tạo lời.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu các tác phẩm thơ
Thơ ca ra đời từ rất sớm và là hiện tượng độc đáo của văn học. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu lớn, nhiều hướng tìm tòi để giải mã các tác phẩm thơ.
Từ thời cổ đại Điđơrô đã bàn nhiều đến những vấn đề của thi ca. Có thể nói,
học thuyết của họ là tiền thân của ngành khoa học gọi là thi pháp học. Có thể kể
đến một số công trình nghiên cứu về thơ như: “Nghệ thuật thơ ca” của Aritxtôt,
“Thi pháp học” của Tz Todrov, “Ngôn ngữ và thơ ca” của Jakobson v.v..
Hiện nay, việc nghiên cứu văn học, trong đó có thi ca từ hướng tiếp cận
của “Thi pháp học” đang được quan tâm. Từ những thành tựu của môn khoa
học này,các công trình nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều điều mới về thơ,tạo
cho người đọc một môi trường giao tiếp thuận lợi để tiếp xúc với thơ. Tuy
khái niệm “Thi pháp” rộng hẹp khác nhau, trong nghiên cứu cũng không
giống nhau (từ kí hiệu học, ngôn ngữ học, lí luận văn học…) nhưng các công
trình đều coi tổ chức ngôn ngữ là trung tâm của thi pháp thơ.
Đặc biệt, là từ sự ra đời của chủ nghĩa cấu trúc ở những năm sáu mươi
của thế kỷ XX tại Pháp. Tư tưởng cấu trúc bắt đầu từ lý thuyết ngôn ngữ học
của F.de Saussure.Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học bắt nguồn từ chủ nghĩa
hình thức Nga, là sự vận dụng lý thuyết ngôn ngữ vào văn học với các đại
diện tiêu biểu như R.Jakobson,Iu.Tưnhanốp, Mucarốpxki. R.Jakobson đi tìm
các nguyên tắc tạo ra văn bản thơ làm nên “tính thơ”, “tính văn học” để phân
biệt văn bản văn học với phi văn học, mà tính văn học, tính thơ là do cách cấu
tạo chất liệu ngôn ngữ mà thành. Mục tiêu số một của thi pháp học cấu trúc là
tìm ra mô hình cấu trúc của văn bản, từ đó tìm cách để giaỉ mã văn bản. Lý
thuyết đọc của chủ nghĩa cấu trúc kết hợp với ký hiệu học nghệ thuật chú ý
thêm phần ngữ nghĩa học và dụng học, trong đó phương diện ý nghĩa, tạo
nghĩa đóng vai trò quan trọng. Mà nói đến ý nghĩa thì cấu trúc học phải mở ra,
biến đổi, chứ không khép kín, bất biến như trường phái hình thức Nga và phê
bình mới Anh, Mỹ quan niệm.
Chủ nghĩa cấu trúc ra đời có ảnh hưởng rất lớn tới việc nghiên cứu, giải
mã tác phẩm thơ. Mở ra nhiều hướng tiếp cận mới mang tính liên ngành cho
hai ngành khoa học ngôn ngữ và văn học.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay việc tiếp cận thơ ca từ góc độ ngôn ngữ
chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Ngoại trừ một số bài báo đăng rải rác
trên các tạp chí (“Ngôn ngữ thơ mới và ngôn ngữ thơ kháng chiến”-T.S Vũ
Duy Thông, Tạp chí ngôn ngữ số1/2001; “Một cách nói của ngôn ngữ thơ”-
Hồng Diệu, Tạp chí ngôn ngữ số3/2001, “Ngôn ngữ thơ hiểu thế nào cho
phải?”-Trần Nhuận Minh,Tạp chí ngôn ngữ số6/2001; “Ngôn ngữ và nhà thơ”
-Đào Duy Hiệpv.v..) Chỉ đi vào một số mặt về ngôn ngữ của mảng thơ kháng
chiến, về một cách sử dụng số từ trong thơ Nguyễn Bính, một cách lý giải về
ngôn ngữ thơ, một ý kiến bàn luận về ngôn ngữ thơ, một nhận định về mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và ngôn ngữ thơ, giữa ngôn ngữ thơ và nhà thơ trong
công việc sáng tạo v.v..
Chỉ thấy một số ít chuyên luận đi vào miêu tả những hoạt động của ngôn
ngữ thơ ca dưới các góc độ khác nhau :Bùi Công Hùng-Góp phần tìm hiểu
phong cách nghệ thuật thơ ca, H, 1989. Phan Ngọc-Góp phần tìm hiểu phong
cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, H, 1985. Nguyễn Phan Cảnh- Ngôn ngữ
thơ,H, 1987. Hữu Đạt- Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học
Nga,M, 1993. Và một số luận văn, luận án nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật
của từng tác giả khác nhau như: “Ngôn từ nghệ thuật trong thơ Nguyễn
Bính”, “Tìm hiểu ngôn từ thơ Hàn Mặc Tử” v.v..
2.2. Lịch sử nghiên cứu văn học dựa trên trường nghĩa
Trường nghĩa và việc nghiên cứu trường nghĩa đã có từ lâu.Song, việc
nghiên cứu sự hành chức của một trường nghĩa mới đang ở giai đoạn đầu.
Trước tiên phải kể đến công trình của nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu, song
song với việc nghiên cứu, giới thiệu về trường nghĩa và các ứng dụng của nó,
ông cũng đề cập đến việc ứng dụng trường nghĩa vào phân tích văn học.
Trên tạp chí ngôn ngữ số 3 năm 1974, Đỗ Hữu Châu có bài viết “Trường
từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm văn học nghệ thuật”.
Ngoài ra trong các cuốn sách của ông như “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”
(NXBGD,1999), “Từ vựng học tiếng Việt” (NXB ĐHSP, 2004) Sau khi trình
bày lí thuyết về trường nghĩa tác giả cũng gợi mở hướng nghiên cứu ngôn
ngữ tác phẩm văn học theo trường nghĩa bằng việc lựa chọn một số trích đoạn
văn chương để phân tích. Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở hướng gợi mở.
Đỗ Việt Hùng trong bài viết “Một số khía cạnh ứng dụng trường nghĩa
trong hoạt động giao tiếp (Tạp chí ngôn ngữ số 3 năm 2010) cũng đề cập đến
việc ứng dụng trường nghĩa trong quá trình tạo lập, sản sinh lời nói và quá
trình lĩnh hội, tiếp nhận lời nói, trong đó quá trình tiếp nhận và phân tích lời
nói nhất là cách diễn đạt chứa hiện tượng ngôn ngữ bất thường đặc biệt được
quan tâm. Tuy nhiên Đỗ Việt Hùng mới chỉ đề cập đến sự ứng dụng của lý
thuyết trường nghĩa trong hoạt động giao tiếp nói chung, đồng thời cũng chỉ
ra rằng: “Quan hệ trường nghĩa giữa các từ ngữ trong từ vựng không chỉ là
một bằng chứng về tính hệ thống của từ vựng mà việc sử dụng tốt các quan hệ
trường nghĩa còn có tính hành dụng cao trong cả hai quá trình giao tiếp là
tạo lập lời nói và lĩnh hội, phân tích các giá trị diễn đạt nhất là các giá trị
diễn đạt văn chương”[17, 13].
Tác giả Phạm Minh Diện trong luận văn thạc sỹ “Tìm hiểu một số
phương pháp phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn học( một thử nghiệm so sánh
các phương pháp qua việc phân tích một bài thơ)” (1985) đã phân tích bài thơ
“Từ ấy” của Tố Hữu theo một số hướng phân tích của các tác giả Hoàng Tuệ,
Đái Xuân Ninh, Nguyễn Thái Hòa và theo trường từ vựng-ngữ nghĩa của Đỗ
Hữu Châu. Người viết luận văn này cũng đã nhận xét rằng: “Phương pháp
ngôn ngữ học thực thụ (như phương pháp ngữ nghĩa học của Đỗ Hữu Châu)
bao giờ cũng cho phép ta bắt đầu từ các từ ngữ với những ý nghĩa rõ ràng
của nó, trên cơ sở đó mới tuần tự chỉ ra các lớp nghĩa do phối hợp hay do đối
lập với ngữ cảnh. Bởi vậy những hình ảnh, cảm xúc bao giờ cũng hiện ra với
tư cách là những “ý nghĩa” thuộc các lớp khác nhau. Và cũng do vậy, chúng
có một cấu trúc cực kỳ tinh vi, phức tạp nhưng lại khá rõ ràng. Đó chính là
chỗ mạnh của phương pháp ngữ học”[ 12, 46 ] Cũng theo người viết luận văn
trên, tuy phương pháp này không phải không có hạn chế( tác phẩm bị chẻ ra
thành những yếu tố nhỏ, dễ làm mất tính chỉnh thể) nhưng sự phân tích lại đạt
tới trình độ chính xác, khoa học như vậy là khá tối ưu.
Trong luận văn này, tác giả mới thử nghiệm phân tích một số tác phẩm
thơ ca nhưng còn hết sức sơ lược về hướng phân tích văn học theo trường
nghĩa, việc phân tích lại chủ yếu nhằm so sánh giữa các phương pháp nên
chưa thực sự đi sâu vào hướng phân tích này.
Tuy nhiên, việc ứng dụng trường nghĩa như môt phương pháp vào dạy
học bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là ngôn ngữ thơ cho học sinh trong nhà trường
THPT thì vẫn còn là một khoảng trống, Đây là công việc người viết muốn tìm
tòi đi sâu nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đề xuất một hướng tiếp cận văn bản thơ cho học sinh nhà
trường THPT, phân tích ngôn ngữ thơ dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa của hệ
thống từ vựng (trường ngữ nghĩa) với đề tài, chủ đề của văn bản thơ.
Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu chung, trong qua trình triển khai nghiên cứu, đề
tài sẽ tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây.
3.1. Phân tích ngôn ngữ thơ đặt trong mối quan hệ với các trường nghĩa:
Trường nghĩa biểu vật
Trường nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Trường nghĩa liên tưởng.
3.2. Chỉ ra các hiện tượng sử dụng đúng trường nghĩa, chuyển trường nghĩa.
Từ đó lí giải các biện pháp tu từ các hiện tượng lệch trường trong ngôn ngữ
thơ. Từ đó tìm ra mạch ngầm văn bản, cái được biểu đạt của ngôn ngữ thơ
3.3. Chỉ ra hướng tiếp cận văn bản thơ từ lí thuyết trường nghĩa



270FtfUm8oD8qk9

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status