Dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập I) theo hướng tiếp cận liên văn bản - pdf 25

Link tải miễn phí luận văn dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập 1) theo hướng tiếp cận liên văn bản.

Nhà xuất bản:ĐHGD
Ngày:2013
Miêu tả:Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học - Trường đại học giáo dục -- . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Electronic Resources
Ngôn ngữ:vie
Kiểu:Text
Định dạng:105 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………… . ……………………i
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………… ……………….….ii
Danh mục các bảng……………………………………………… ……………….iii
Danh mục các biểu đồ…………………………………………… . ………………iv
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 12
1.1. Lí thuyết về liên văn bản . 12
1.1.1. Khái niệm liên văn bản 12
1.1.2. Các cấp độ liên văn bản . 13
1.1.3. Đặc trưng của liên văn bản hậu hiện đại 15
1.2. Đặc thù văn học trung đại Việt Nam . 16
1.2.1. Tính song ngữ trong các thể loại văn học trung đại . 16
1.2.2. Văn học trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo 17
1.2.3. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian 17
1.2.4. Văn học trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua
một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt. 18
1.2.5. Con người trong văn học trung đại là con người vô ngã và con người hữu
ngã. . 19
1.2.6. Tư duy nguyên hợp và quan niệm “văn – sử - triết bất phân” trong các thể
loại văn học trung đại Việt Nam. . 20
Chƣơng 2: DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (NGỮ VĂN LỚP 10,
TẬP I) THEO HƢỚNG TIẾP CẬN LIÊN VĂN BẢN . 21
2.1. Thực trạng dạy và học các tác phẩm văn học trung đại trước đây. 21
2.1.1. Thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại. . 21
2.1.2. Thực trạng của việc học các tác phẩm văn học trung đại 26
2.1.3. Hiện trạng dạy học văn theo hướng tiếp cận liên văn bản 27
2.2. Những yêu cầu của việc dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập I)
theo hướng tiếp cận liên văn bản. . 28
2.3. Một số giải pháp dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập I) theo
hướng tiếp cận liên văn bản 30
2.3.1 Giúp học sinh vượt qua rào cản ngôn ngữ theo hướng tiếp cận liên văn bản . 30
2.3.2 Giúp các em hình dung và sống lại không khí trung đại . 42
2.3.3. Dạy văn chương cổ trong sự so sánh giữa bản dịch với nguyên tác. . 47
2.3.4. Đặt các bản bản so sánh với các văn bản khác theo hướng liên văn bản . 54
2.3.5. Dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập I) theo hướng liên văn bản
với điện ảnh. . 61
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM . 64
3.1. Những vấn đề chung của việc Thực nghiệm dạy học phần văn học trung đại lớp
10 tập I- Ban cơ bản theo hướng tiếp cận liên văn bản 64
3.1.1. Mục đích thực nghiệm 64
3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm . 64
3.1.3. Nội dung thực nghiệm 65
3.2. Tiến trình và kết quả thực nghiệm 66
3.2.1. Tiến trình thực nghiệm . 66
3.2.2. Kết quả thực nghiệm 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77
PHỤ LỤC . 80

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam (gọi tắt là văn học cổ) là một di sản vô cùng
quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú đa dạng về nội dung và hình thức.
Nghiên cứu di sản này là quá trình chúng ta tìm về với cội nguồn của dân tộc. Nhờ
có di sản này, chúng ta hiểu được gốc gác của nền văn học Việt cùng với quá trình
phát triển đi lên của nó. Nhờ có di sản này mà cuộc sống văn hóa, tinh thần của
chúng ta ngày nay thêm phần phong phú. Trong nhà trường, di sản này có khả
năng bồi dưỡng cho học sinh những năng lực và năng khiếu thẩm mĩ, nhận thức
thẩm mĩ, góp phần xây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, bồi đắp
tâm hồn tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Các em thêm tự hào về quá khứ vẻ vang
của dân tộc từ đó hiểu rõ hơn về trách nhiệm đối với đất nước.
Trong thời đại ngày nay với bao biến động có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng,
tính cách của học sinh, các em thích cái mới, cái hiện tại nhưng lại không biết cái
đã qua, cái quá khứ đầy hào hùng vẻ vang của dân tộc. Các em không cảm thấy
rung động trước một bài thơ hay, một câu chuyện hấp dẫn, lạnh lùng với số phận
của nhân vật trong tác phẩm, thờ ơ trước cảnh đời, … Điều đó thật đáng lo ngại.
cần khơi dậy tình cảm nhân văn cho các em từ ngay khi còn trên ghế nhà
trường, mới mong đào tạo các em thành những công dân có ích trong tương lai.
Những tác phẩm văn học cổ dạy trong nhà trường chính là công cụ quan trọng để
bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nhân văn cho tâm hồn các em. Bởi lẽ giá trị to lớn
của văn học cổ, cái cốt lõi của nó chính là vấn đề nhân văn. Cho nên, dạy văn học
cổ ngoài mặt cung cấp cho học sinh hiểu biết về cuộc sống, xã hội và cung cấp cho
các em về vốn văn học, lại còn phải biết khơi gợi tinh thần nhân văn cho các em
bởi như M.Gorki đã nói “văn học là nhân học”. Văn học thời đại nào cũng mang
những chức năng riêng biệt. Văn học cổ là sản phẩm tinh thần của con người thời
đại xưa, in đậm dấu ấn, suy nghĩ tâm hồn họ. Cho nên học xưa để hiểu nay, “học
cũ để làm mới”, “từ mới để hiểu cũ” đó chính là phương châm tiếp thu tinh thần di
sản văn hóa của chúng ta.
Tiếp nhận tác phẩm văn học cổ đối với học sinh THPT ngày nay gặp nhiều
khó khăn:
Link tải Free download cho anh em Ket-noi:

Gy2e0w32t7J2mwJ

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status