Xây dựng bộ chỉ số đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giảng viên đại học – thử nghiệm tại đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nghiên cứu tài liệu, khảo sát ý kiến của giảng viên của trường đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội về nhiệm vụ của giảng viên. Đề xuất xây dựng bộ chỉ số thực hiện nhiệm vụ của giảng viên để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên của nhà trường trong mỗi năm học; kiểm chứng độ tin cậy của chỉ số (đề tài nghiên cứu lấy mẫu của tất cả giảng viên đang tham gia giảng dạy của 8 khoa trong trường đại học Khoa học Tự nhiên). Tìm hiểu những ảnh hưởng tác động của bộ chỉ số thực hiện đó đến giảng viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhiều chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ
trong việc đổi mới giáo dục đại học đã mang lại những kết quả quan trọng và tạo ra
những thách thức to lớn cho sự đổi mới hoạt động quản lý giảng viên đại học,
nguồn lực quan trọng nhất trong hệ thống đảm bảo chất lượng của một cơ sở đào tạo
đại học. Các trường đại học hiện nay đang tập trung vào những vấn đề then chốt là
xác định cụ thể vai trò và nhiệm vụ giảng viên, một vấn đề có tính định hướng liên
quan toàn diện tới mục tiêu phát triển của nhà trường, nâng cao chất lượng các sản
phẩm đầu ra - nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Ở hầu hết các quốc gia phát triển, vấn đề không ngừng nâng chất lượng giáo
dục đại học nói chung, đồng thời với việc phát triển đội ngũ giảng viên nói riêng rất
được coi trọng, do đó việc đầu tư nhân lực và vật lực cho hoạt động của giảng viên
được quan tâm thường xuyên. Với quan điểm luôn luôn thích ứng trong đào tạo và
nghiên cứu, các trường đại học thấy được sự cần thiết hình thành các phương pháp
có hệ thống và phản hồi thường xuyên về hiệu suất của giảng viên đại học, nguồn
lực quan trọng nhất của họ. Như vậy, trong việc quản lý đội ngũ giảng viên trước
hết cần xác định nhiệm vụ cụ thể của từng giảng viên theo định hướng phát triển
của nhà trường.
Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo luôn được xem là lực lượng cốt
cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết
định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương 2 khoá VIII đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo
dục”. Do vậy, muốn phát triển giáo dục – đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải
chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giảng viên đại học là
nguồn lực quan trọng nhất, là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao,
được xã hội, nhà trường, sinh viên tôn vinh, đồng thời tạo mọi điều kiện để họ học
tập, tu dưỡng và thăng tiến trong sự nghiệp của mình, vì đội ngũ này có thâm niên
và chuyên môn nghề nghiệp rõ nét. Kết quả là việc quản lý tốt đội ngũ giảng viên
trong trường đại học có thể trở thành nhân tố quan trọng nhất trong việc nâng cao
chất lượng và cải thiện hiệu quả đầu tư. Mặt khác, xã hội, nhà trường, sinh viên
cũng đòi hỏi cán bộ giảng dạy có tinh thần trách nhiệm cao, toàn tâm toàn ý với
công việc của họ. Chính vì vậy việc xác định nhiệm vụ của giảng viên cũng phải
nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển của cá nhân họ, đồng thời cũng phải giúp
cho sự tiến bộ của nhà trường.
Những thay đổi gần đây trong môi trường các trường đại học đem lại những
kết quả quan trọng và tạo ra những thách thức chủ yếu cho sự đổi mới hoạt động
của giảng viên trường đại học. Các trường đại học hiện nay tập trung vào vấn đề
then chốt là phát triển và đánh giá giảng viên, một vấn đề có tính thời sự liên quan
toàn diện đến cải tiến chất lượng các sản phẩm đầu ra là kết quả giáo dục đại học.
Muốn đánh giá giảng viên, trước hết cần xác định được chức trách, nhiệm vụ
cụ thể của giảng viên theo mục tiêu của từng trường trong giai đoạn mới, thay cho
những quy định có tính khái quát hay không còn phù hợp với mục tiêu của từng
trường. Đề tài nêu lên cơ sở của việc xây dựng chức trách, nhiệm vụ giảng viên
trong thời gian tới, làm căn cứ cho việc xây dựng quy định về đánh giá giảng viên.
Mặc dù có những khó khăn ban đầu nhưng việc xác định nhiệm vụ của giảng
viên là một xu thế tất yếu và là một việc làm bắt buộc, vì vậy cần chuẩn bị đầy
đủ cả về lí luận lẫn thực tiễn nhằm thực hiện thành công công tác quan trọng này,
góp phần đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt trong giai
đoan ̣ hiên ̣ nay , khi các trườ ng đang từ ng bướ c chuyển đổi từ đào tao ̣ theo niên chế
sang đào tao ̣ theo tín chỉ, coi “ngườ i hoc ̣ là trung tâm” , thì việc xác đ ịnh nhiệm vụ
của giảng viên là môṭ điều cần thiết cho viêc ̣ góp phần nâng cao chất lươn ̣ g giảng
dạy của giảng viên.
Với sứ mạng của mình, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN là
trường đại học nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng. Trường có
trách nhiệm sáng tạo, phổ biến và phát triển kiến thức; cung cấp nguồn nhân lực tài
năng, chất lượng cao và sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị cao cho xã hội,
đóng góp tích cực vào sự phát triển khoa học cơ bản của nước nhà. Cùng với những
đặc thù riêng của nhà trường, ngoài chương trình đào tạo hệ cử nhân thì nhà trường
còn có các chương trình đào tạo tiên tiến, cử nhân khoa học tài năng, chất lượng
cao, đạt chuẩn quốc tế, chính vì thế việc xác định nhiệm vụ của giảng viên là rất cần thiết.

Với những vấn đề đặt ra như vậy, tui quyết định chọn đề tài “Xây dựng bộ
chỉ số đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giảng viên đại học – thử nghiệm tại
trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN” để nghiên cứu. Với việc trường
Đại học Khoa học Tự nhiên đang chuyển đổi toàn diện từ đào tạo theo niên chế
sang hình thức đào tạo theo tín chỉ, đề tài có ý nghĩa cung cấp một cơ sở khoa học
để lãnh đạo nhà trường , các giảng viên có s ự nhìn nhận đúng đắn đối với nhi ệm vụ
của giảng viên, ủng hộ chủ trương này của Bộ Giáo dục và Đào tạo , góp phần nâng
cao chất lươn ̣ g giáo duc ̣ .
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích đầu tiên của nghiên cứ u này là xây d ựng bộ chỉ số thực hiện nhiệm
vụ của giảng viên đại học.
- Hình thành cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc xây dựng bộ chỉ số thực
hiện nhiệm vụ của giảng viên
- Mô tả nội dung bộ chỉ số thực hiện nhiệm vụ của giảng viên.
- Kiểm chứng độ tin cậy của bộ chỉ số.
Sau đó xa hơn sẽ là thử nghiệm và tìm hiểu những ảnh hưở ng tác đ ộng của
bộ chỉ số thực hiện đó đến giảng viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên -
ĐHQGHN như thế nào.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài này, chúng tui chỉ tập trung vào việc nghiên cứu tài liệu, khảo sát
ý kiến của giảng viên của Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN về nhiệm vụ của giảng
viên. Trên cơ sở đó, chúng tui đề xuất xây dựng bộ chỉ số thực hiện nhiệm vụ của
giảng viên để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên
của nhà trường trong mỗi năm học.
Đề tài nghiên cứu lấy mẫu của tất cả giảng viên đang tham gia giảng dạy của 8
khoa trong Nhà trường.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những chỉ số thực hiện nào được dùng để đánh giá thực hiện
nhiệm vụ của giảng viên đại học ?

Câu hỏi 2: Bộ chỉ số thực hiện được xây dựng và hoàn thiện như thế
nào từ kết quả thử nghiệm tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQGHN.
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Nghiên cứu và xây dựng bộ chỉ số thực hiện đánh giá thực hiện nhiệm vụ
của giảng viên đại học.
- Nghiên cứu, phân tích các kết quả thử nghiệm và hoàn thiện bộ chỉ số thử
nghiệm tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Bộ chỉ số thực hiện KPI đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giảng viên đại học.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Sự phân công nhiệm vụ, chức năng và thực hiện nhiệm vụ của giảng viên đại
học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Là đề tài nghiên cứu về chỉ số thực hiện nhiệm vụ của giảng viên trong trường
đại học nên trong quá trình tiến hành, đề tài sẽ sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu sau đây :
- Phương pháp luận: Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm
trong giáo dục đại học.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
- Công cu ̣thu thâp ̣ và xử lý thông tin:
+ Xây dưn ̣ g bảng hỏi thu ậ th p thông tin từ giảng viênvà lãnh đạo của nhà trườ n.g
+ Sử dụng các phần mềm SPSS, QUEST để xử lý số liêu ̣ .
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương với tổng số ……. trang, trong đó:
Phần I: Mở đầu (5 trang)



/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status