Quản lý hoạt động quảng bá thương hiệu Trường Đại học Hòa Bình - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Quản lý giáo dục -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiều trường đại học tại Việt Nam, đặc biệt là các trường có truyền
thống lâu đời với ảo tưởng về danh tiếng của mình, đang hùng hồn tuyên bố
sẽ phấn đấu trở thành một trường có trình độ ngang tầm khu vực hay thế
giới, mặc dù chưa bao giờ tìm hiểu hình ảnh và vị thế thực sự của mình so với
các trường khác là như thế nào? Không ít trường cho rằng: Không cần các
hoạt động quảng bá thương hiệu thì trường của mình cũng không thiếu thí
sinh dự thi, điểm chuẩn vẫn cao… Thậm chí, nhiều trường hoạt động theo
cách “hữu xạ… tự nhiên hương”. Quan điểm giáo dục không thể là dịch vụ
hay hàng hóa, quan điểm này không thể tồn tại đồng nghĩa với cụm từ
“thương hiệu đại học”. Quan điểm này bắt nguồn từ chế độ bao cấp đối với
các trường công lập. Chính sách xã hội hóa giáo dục đã cho ra đời một mô
hình giáo dục đại học mới ở Việt Nam: “Giáo dục đại học ngoài công lập”
hay nói một cách khác là giáo dục đại học phi bao cấp. Để tồn tại và phát triển
cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập phải hoạt động theo mô hình của một tổ
chức kinh doanh hay doanh nghiệp, và dĩ nhiên, một cơ sở giáo dục đại học
như trên không thể tách rời hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu.
Theo số liệu thống kê, cả nước năm 2014 có hơn 430 trường đại học,
cao đẳng. Như vậy, sự cạnh tranh thầm lặng giữa các trường đại học và cao
đẳng trở nên quyết liệt và nhạy cảm hơn. Để các bậc phụ huynh, thí sinh,
công chúng biết đến thương hiệu của một trường đại học thì ngoài chất lượng
đào tạo, đội ngũ giảng viên, công tác nghiên cứu khoa học, thì cần xây
dựng chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu - một trong những bước của
lộ trình xây dựng và phát triển thương hiệu nhà trường. Trong bối cảnh kinh
tế cạnh tranh như hiện nay, nền giáo dục có những bước chuyển mới, các
trường đã bắt đầu xây dựng các chiến lược nhằm thu hút người học, nâng cao
thị phần sinh viên tốt nghiệp cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho
nền kinh tế tri thức và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của nhà trường
không chỉ đối với người học mà còn đối với xã hội. Chính vì thế, để khẳng
định vị trí của mình, trường Đại học Hòa Bình đang từng bước xây dựng và
phát triển thương hiệu.
Với tầm quan trọng của Nhà trường như đã trình bày, tui lựa chọn đề
tài: “Quản lý hoạt động quảng bá thương hiệu Trường Đại học Hòa Bình”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Với hy vọng kết quả của đề tài sẽ xây
dựng và quảng bá hình ảnh của trường Đại học Hòa Bình trong xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lí những hoạt động quảng bá thương hiệu
để trong thời gian ngắn nhất những thông tin cơ bản về trường Đại học Hòa
Bình đến được với công chúng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu các cơ sở lý luận
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí quá trình xây dựng và phát triển
thương hiệu, từ đó đưa ra chiến lược quảng bá hình ảnh cho trường Đại học
Hòa Bình để góp phần xây dựng hình ảnh Nhà trường trong công chúng, nhấ
là khách hàng mục tiêu (học sinh cấp 3) trong mùa thi đại học sắp tới.
3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động quảng bá thương hiệu tạ
trường Đại học Hòa Bình
Khảo sát, điều tra xã hội học, nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập, chọn
lọc và tổng hợp một số kết quả nghiên cứu và thực tiễn của công tác quản lý
hoạt động quảng bá thương hiệu.
3.3. Đề xuất, kiến nghị
Xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh cho Nhà trường nhằm thu hút
được nhiều sinh viên vào trường ngay từ năm học tới, gây dựng được niềm tin
và là sự lựa chọn không phải thứ hai của mỗi sinh viên khi đăng ký nhập học.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status