Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở Trường Trung học cơ sở Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .16
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................16
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài.......................................................................16
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ..........................................................................17
1.2. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................19
1.2.1. Quản lý, quản lý nhà trường.........................................................................19
1.2.2. Đạo đức và giáo dục đạo đức .......................................................................22
1.2.3. Hoạt động giáo dục đạo đức.........................................................................25
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ............................................................26
1.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ..............................................26
1.3.1. Vị trí vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở..................26
1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh trung
học cơ sở ...............................................................................................................27
1.3.3. Đặc điểm học sinh trung học cơ sở ..............................................................29
1.3.4. Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
cơ sở......................................................................................................................31
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở ...33
1.4.1. Tổ chức nghiên cứu đặc điểm của học sinh, bối cảnh nhà trường, chương
trình giáo dục đạo đức, lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
..............................................................................................................................33
1.4.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch ...........................................34
1.4.3. Phối hợp các lực lượng tham gia quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức cho
học sinh trung học cơ sở ........................................................................................35
1.4.4. Xây dựng tập thể sư phạm mô phạm làm gương cho học sinh như một công
cụ hữu hiệu trong giáo dục đạo đức cho học sinh...................................................35
1.4.5. Xây dựng tập thể học sinh............................................................................35
1.4.6. Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức...............................................................36
1.4.7. Quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các hoạt động giáo dục đạo đức cho
học sinh.................................................................................................................37
1.5. Cơ sở pháp lý của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học
cơ sở......................................................................................................................37
1.6. Những yếu tố tác động quản lý giáo dục đạo đức............................................40
1.6.1. Yếu tố giáo dục nhà trường..........................................................................40
1.6.2. Yếu tố giáo dục gia đình ..............................................................................40
1.6.3. Yếu tố giáo dục xã hội .................................................................................40
1.6.4.Yếu tố tự giáo dục của bản thân HS ..............................................................41
1.6.5.Tính kế hoạch hóa trong công tác quản lý HĐ GDĐĐ ..................................41
1.6.6. Chất lượng đội ngũ giáo viên (đặc biệt là năng lực sư phạm) tham gia GDĐĐ
..............................................................................................................................42
1.6.7. Sự tích cực, hưởng ứng của người học .........................................................42
1.6.8. Mức độ XHH giáo dục trong lĩnh vực GDĐĐ..............................................42
1.6.9. Hoạt động của Đoàn -Đội ............................................................................43
1.6.10. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính..............................................................43
Tiểu kết chương 1..................................................................................................44
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNGGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ VÂN NỘI, ĐÔNG ANH , HÀ NỘI ...............................................................45
2.1. Khái quát về Trường trung học cơ sở Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội ................45
2.1.1. Đặc điểm giáo dục ở nhà trường trung học cơ sở Vân Nội ...........................45
2.1.2. Khái quát về địa bàn dân cư huyện Đông Anh .............................................46
2.1.3. Hoạt động giáo dục của nhà trường..............................................................48
2.2. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở
Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội .................................................................................50
2.2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh trường trung học cơ sở Vân Nội ...............50
2.2.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở
Vân Nội.................................................................................................................59
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học
cơ sở Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội ........................................................................64
2.3.1. Thực trạng kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức ....................................64
2.3.2. Thực trạng về công tác tổ chức giáo dục đạo đức.........................................65
2.3.3. Thực trạng về chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức ............65
2.3.4. Những lý do làm hạn chế hiệu quả của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh của trường trung học cơ sở Vân Nội..................................................67
2.3.5. Thực trạng đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường gia đình và
xã hội ....................................................................................................................68
2.3.6. Thực trạng về việc quản lý các hoạt động tự quản của các tập thể học sinh..69
2.3.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh trường trung học cơ sở Vân Nội .....................................................................70
Tiểu kết chương 2..................................................................................................72
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨCCHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÂN NỘI,.. ĐÔNG
ANH, HÀ NỘI .....................................................................................................73
3.1. Nguyên tắc để xác định biện pháp...................................................................73
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...............................................................73
3.1.2. Nguyên tắc cân đối - có trọng tâm................................................................73
3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả .............................................................................73
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung
học cơ sở Vân Nội.................................................................................................74
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục đạo đức cho cán bộ -
giáo viên - học sinh và phụ huynh trong bối cảnh hiện nay...................................74
3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức học sinh...................76
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng tập thể sư phạm mẫu mực nhằm thực hiện tốt công
tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.............................................................78
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới
phương pháp giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ..........................81
3.2.5. Biện pháp 5: Tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tích hợp nội dung bài
giảng với giáo dục đạo đức cho học sinh kết hợp dạy chữ với dạy người..............82
3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng công tác tự quản của học sinh trong các hoạt động tập
thể và vui chơi giải trí............................................................................................84
3.2.7. Biện pháp 7: Quản lý công tác thi đua khen thưởng cho các tập thể và chuẩn
hóa công tác đánh giá đạo đức cho học sinh ..........................................................86
3.2.8. Biện pháp 8: Đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình,
xã hội ....................................................................................................................89
3.2.9. Mối quan hệ giữa các biện pháp...................................................................91
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất
..............................................................................................................................93
3.4. Thực nghiệm biện pháp quản lý “Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng cho đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm thực hiện đổi mới giáo dục đạo đức”.....................................95
3.4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của biện pháp thực nghiệm..................................95
3.4.2. Mục đích thực hiện: .....................................................................................96
3.4.3. Giả thuyết thực hiện.....................................................................................96
3.4.4. Tiêu chuẩn và thang đánh giá thực nghiệm ..................................................96
3.4.5. Chọn mẫu thực nghiệm................................................................................97
3.4.6. Các bước thực nghiệm .................................................................................98
3.4.7. Kết quả thực nghiệm....................................................................................98
Tiểu kết chương 3................................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................104
1. Kết luận:..........................................................................................................104
2. Khuyến nghị:...................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................107
PHỤ LỤC ..........................................................................................................109
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn gắn liền với sự phát triển của loài người, sự tồn tại và phát
triển kinh tế xã hội luôn chịu sự chi phối của giáo dục và ngược lại việc phát triển
của kinh tế xã hội có vai trò to lớn trong việc phát triển giáo dục; giáo dục là công
cụ, phương tiện để cải tiến xã hội. Chỉ khi kinh tế xã hội phát triển thì giáo dục
được coi vừa là động lực vừa là mục tiêu cho việc phát triển xã hội.
Những năm vừa qua, đất nước ta đang chuyển mình trong công cuộc đổi mới
sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với
công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển
kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp
giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến
đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài
bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành
tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện
như phim ảnh, games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về
tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa
được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VIII) đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là
một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý
tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của
bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo
đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù
hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Trường THCS Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội cũng không đứng ngoài thực
trạng đó. Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền,
không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc
lên với với đủ loại các trò chơi , bi A, games, chát…để móc tiền học sinh. Số thanh
niên đã ra trường không có việc làm thường xuyên tụ tập, lôi kéo học sinh bỏ học
tham gia hút thuốc, uống rượu, trộm cắp, cắm quán, đánh nhau và nhiều tệ nạn
khác, làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức của trường ngày càng tăng.
Trường THCS Vân Nội những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến trong
các mặt giáo dục như các chỉ tiêu về học sinh tốt nghiệp, chỉ tiêu học sinh giỏi, học
sinh tiên tiến... nhưng bên cạnh đó hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh còn
có nhiều hạn chế và tồn tại:
- Giáo dục đạo đức học sinh chưa được tiến hành thường xuyên liên tục,
chưa được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc; còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà
trường và gia đình, các cấp uỷ Đảng chính quyền, các ban ngành hữu quan, các tổ
chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân.
- Giáo viên lên lớp còn nặng dạy kến thức, chưa chú trọng đến vấn đề dạy
người, môn giáo dục công dân nhiều giáo viên và học sinh còn coi là “môn phụ’’,
nặng lí luận thiếu sự đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
- Có một bộ phận cán bộ giáo viên còn né tránh, thậm trí còn làm ngơ trước
những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp còn
một bộ phận không nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa thực sự tâm huyết với
nghề, chưa có sự quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Vẫn tồn tại một bộ phận học sinh thường xuyên có biểu hiện vi phạm về
đạo đức, có lối sống hưởng thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật,
xúc phạm tới nhân cách nhà giáo.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của trường lên một bước
mới, góp phần tạo bước đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010
- 2020. Đáp ứng việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Trường trung học cơ sở Vân Nội góp phần đào tạo ra những con người phát triển
toàn diện đức, trí, thể, mỹ - nguồn nhân lực chính thúc đẩy sự phát triển của địa
phương và đất nước trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
Vì vậy trong công tác quản lý trường trung học cơ sở Vân Nội thấy cần
định hướng tìm tòi các biện pháp quản lí tốt nhất hoạt động giáo dục đạo đức cho
học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, là người
làm công tác quản lý một trường trung học cơ sở, tui mạnh dạn chọn đề tài: “Quản
lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở Vân Nội, Đông
Anh, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”. Với hy vọng đây là sự kế thừa các nghiên
cứu đi trước và cùng góp phần thêm công sức vào vận dụng hệ thống lý luận quản
lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung
học cơ sở Vân Nội, cũng như các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông
Anh, Thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất và lý giải một số
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở
Vân Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh Trường trung học cơ sở.
3.2. Khảo sát thực trạng của việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
Trường trung học cơ sở Vân Nội.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Trường trung học cơ sở Vân Nội trong giai đoạn hiện nay
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở
Vân Nội
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Những vấn đề lí luận và thực tiễn nào qui định các biện pháp quản lí hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay?
- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay như
thế nào?
- Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường trung
học cơ sở nên lựa chọn cách tiếp cận theo hướng nào?
- Biện pháp nào có thể sử dụng để quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho
học sinh Trường trung học cơ sở Vân Nội có hiệu quả?
6. Giả thuyết khoa học
Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường trung học cơ sở Vân Nội còn
nhiều vấn đề cần giải quyết và chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế- xã hội
khác nhau. Tuy nhiên trường trung học cơ sở nếu tìm và áp dụng một cách đồng bộ
một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh , thì chất lượng
giáo dục đạo đức có thể được nâng cao, góp phần giáo dục toàn diện đáp ứng yêu
cầu của giai đoạn mới.
7. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh Trường trung học cơ sở Vân Nội
Đề tài nghiên cứu trong khoảng phạm vi thời gian từ năm học 2012-2013 đến
nay, được tiến hành trên tất cả các khối, lớp.
Giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý trường trung học cơ sở
Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội
8. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các nhóm nghiên cứu sau:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu kinh điển.
Nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm liên quan
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quan sát, khảo sát thực tế.
Thống kê số liệu, phân tích thực trạng
Tổng kết rút kinh nghiệm
Điều tra cơ bản bằng phiếu hỏi
Lấy ý kiến chuyên gia, trao đổi, tọa đàm
8.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Thống kê toán học: Sử dụng công thức toán học để thống kê, xử lý số liệu đã
tìm được từ các phương pháp khác
Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ

vx1uMVThH3t8sYt

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status