Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở Trường Trung học cơ sở Vân Hà Đông Anh - Hà Nội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước đang trên đường phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng. Nhu cầu đào tạo được nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội đã
đặt ra cho ngành giáo dục nhiều khó khăn và thách thức. Trước thực tế đó đòi
hỏi ngành giáo dục cần có những đổi mới để đáp ứng được sự phát triển
của đất nước. Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nêu: Xây dựng nền giáo dục có tính nhân
dân, tính dân tộc, tiên tiến, hiện đại, XHCN, lấy Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục,
nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng
thời tạo điều kiện cho các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt
phá nhanh, đi trước một bước đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền
giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để ai cũng được đi
học, học tập suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo,
con em diện chính sách [7].
Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao
gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình
giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây
dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện
bảo đảm…, trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục đại học, đào tạo nghề)” Hội nghị đã đề ra phương hướng phát triển giáo
dục và đào tạo đến năm 2020: “Quán triệt đầy đủ và thể hiện bằng kế hoạch,
chương trình hành động cụ thể quan điểm giáo dục – đào tạo là quốc sách
hàng đầu, phải đi trước và được đầu tư trước”. [4]

Trong những năm qua, ngành GD&ĐT luôn nhận được sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội. Ngành GD&ĐT đã có những chiến
lược và các giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác quản lý dạy - học; đội
ngũ GV, cán bộ quản lý GD hoạt động có chất lượng và hiệu quả, đặc biệt
quản lý hoạt động của TCM. Đối với nhà trường THCS thì TCM là đơn vị
quản lý trực tiếp triển khai các hoạt động CM. Hoạt động TCM luôn có một
vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng DH
trong nhà trường. Đối với GV, TCM là nơi mà họ có thể thực hiện học tập,
trao đổi CM một cách gần gũi và thiết thực nhất. Hoạt động của tổ chuyên
môn hiệu quả thì chất lượng dạy và học trong nhà trường được nâng cao.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn ở
trường THCS còn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập. Nhiều trường chưa nhận
thức đúng và đầy đủ vị trí vai trò hoạt động của tổ chuyên môn trong hoạt
động chung của nhà trường. Các tổ chuyên môn chưa phát huy được hiệu quả
hoạt động để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Đó là đổi
mới tư duy, nhận thức, triết lý giáo dục, về sứ mạng của giáo dục; đổi mới
quan điểm phát triển giáo dục; đổi mới mục tiêu giáo dục; đổi mới và lành
mạnh hóa môi trường giáo dục; đổi mới nội dung và cách giáo dục;
đổi mới cơ chế phát triển giáo dục; đổi mới động lực – nguồn lực phát triển
giáo dục; đổi mới tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình đổi mới giáo dục.Vấn đề
quản lý hoạt động của tổ chuyên môn như thế nào vừa đảm bảo hoạt động
quản lý của hiệu trưởng vừa không làm rào cản hoạt động tổ chuyên môn, vừa
phát huy được vai trò, khả năng hoạt động sáng tạo, hiệu quả của tổ chuyên
môn trong hoạt động giảng dạy và thực hiện mục tiêu GD.
Trường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội có đội ngũ cán bộ quản lý
mới được bổ nhiệm (Hiệu trưởng năm 2013; Hiệu phó năm 2014) nên thâm
niên quản lý còn ít, kinh nghiệm thực tiễn quản lý còn yếu. Đối với TCM, các
tổ trưởng CM đều không còn trẻ, số năm công tác trên 20 năm. Các tổ trưởng
đều là những cá nhân có nhiều cố gắng, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm

trong công việc, có trình độ CM, nghiệp vụ, có kinh nghiệm giảng dạy và điều
hành tổ. Tuy nhiên các tổ trưởng chưa có phương pháp quản lý điều hành thực
sự khoa học, thiếu tính đồng bộ, hệ thống, chưa có sự nhanh nhạy và quyết
đoán trong việc cải tiến công tác điều hành quản lý điều hành tổ. Dẫn tới hiệu
quả, chất lượng giáo dục còn chưa cao.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn nghiên cứu đề
tài: “Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Trung học cơ sở Vân
Hà, Đông Anh, Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của tổ chuyên môn ở trường
THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
tổ chuyên môn của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên
môn ở trường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở xác định rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng hoạt
động của tổ chuyên môn ở trường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội đó là:
các tổ trưởng chưa có phương pháp quản lý điều hành thực sự khoa học, thiếu
tính đồng bộ, hệ thống, chưa có sự nhanh nhạy và quyết đoán trong việc cải
tiến công tác điều hành quản lý điều hành tổ. Sinh hoạt chuyên môn còn mang
nặng tính hình thức. Từ đó có thể đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt
động TCM một cách đồng bộ, có hệ thống. Nếu thực hiện đầy đủ các biện
pháp đó và áp dụng các phương pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của giáo
viên THCS thì có thể nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu


0A1Yd741cV0Y6NE

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status