Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Quản lý giáo dục -- Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đánh giá, đánh giá trong giáo dục và đánh giá giảng viên theo hướng chuẩn hóa. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đánh giá đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Hàng hải I. Đề xuất các tiêu chuẩn, tiêu chí và quy trình đánh giá đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa ở trường Cao đẳng Hàng hải I
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ quốc gia nào, giáo dục cũng giữu vai
trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Một vấn đề cấp thiết hiện nay
trong ngành giáo dục của nước ta là đảm bảo và nâng cao chất lượng Giáo
dục và Đào tạo. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của Đảng đã khẳng
định: “Giáo dục và Đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh về
chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất
lượng dạy – học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục và
đào tạo đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước, thực hiện nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước”
Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, hơn bao giờ
hết vấn đề phát triển nguồn lực ở nước ta đặt ra như một cấp bách.Đồng thời
phát triển nguồn nhân lực đã được nhận thức như là yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững, trong đó GD&ĐT là con đường quan trọng nhất.
Đảng ta đã xác định phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; giáo dục vừa
là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong hệ thống giáo
dục quốc dân, giáo dục ĐH có vị trí quan trọng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài phụ vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH , HĐH và hội nhập đất nước.
Đánh giá trong giáo dục về cơ bản là một hoạt động mang tính xã
hội, có tầm quan trọng hàng đầu đối với vấn đề chất lượng.. Ewell (1993)
thừa nhận rằng việc đánh giá thường xuyên có tác động tích cực tới việc nâng
cao không ngừng chất lượng của quá trình dạy và học. Do chất lượng giáo
dục là trách nhiệm của tất cả mọi người đặc biệt là những người có liên quan
trực tiếp tới hoạt động giảng dạy, GV trở thành những người đóng vai trò chủ
chốt trong việc đánh giá công việc của chính họ. Vấn đề là làm sao cho GV
tham gia vào việc đánh giá một cách hợp lý và có hiệu quả, trong đó họ vừa là
người được đánh giá vừa là người hỗ trợ cho việc đánh giá.
Mặc dù việc đánh giá GV có chung lịch sử với nền giáo dục nước
nhà, song ở một chừng mực nào đó nó vẫn là vấn đề cần được đổi mới để có
thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV thông qua đó nâng
cao chất lượng của giáo dục và đào tạo.
Trường Cao đẳng Hàng hải I là đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ
đào tạo cán bộ, sĩ quan, thuyền viên trình độ Cao đẳng. Hiện tại Trường Cao
đẳng Hàng hải I là trường Cao đẳng mới được thành lập năm 2007 nên việc
đánh giá giảng viên, giáo viên được nhà trường luôn được coi trọng, được cụ
thể bằng nhiều tiêu chí như: Quy chế nội bộ,thanh tra, kiểm tra…tất cả đó mới
chỉ là bước đầu. Để trường ngày một phát triển, hội nhập và bền vững thì
việc đánh giá Giảng viên, giáo viên theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn
hiện nay là việc cấp bách.Vì những lý do nêu trên, chúng tui chọn đề tài:
“Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hàng Hải I theo hướng chuẩn hóa
trong giai đoạn hiện nay”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các tiêu chuẩn, tiêu chí và quy trình đánh giá GV trường Cao
đẳng Hàng hải I theo hướng chuẩn hoá góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
GV của trường trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác đánh giá GV của trường Cao đẳng chuyên nghiệp
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn và quy trình đánh giá GV trường Cao đẳng Hàng hải I theo
hướng chuẩn hóa.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu tiêu chí và quy trình đánh giá GV Trường Cao đẳng Hàng hải I
được định hướng bằng khung chuẩn nghề nghiệp và phương pháp, kỹ thuật
đánh giá đa dạng thì việc đánh giá giảng viên sẽ được chuẩn hoá và có hiệu
quả cao hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thông hóa một số vấn đề lý luận về đánh giá, đánh giá trong giáo dục
và đánh giá giảng viên theo hướng chuẩn hóa
5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đánh giá đội ngũ GV của trường
Cao đẳng Hàng hải I.
5.3. Đề xuất các tiêu chuẩn, tiêu chí và quy trình đánh giá đội ngũ GV theo
hướng chuẩn hoá ở trường Cao đẳng Hàng hải I.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác đánh giá
giảng viên và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và vận
hành việc đánh giá giảng viên của trường Cao đẳng Hàng hải I theo hướng
chuẩn hoá.
Việc đánh giá con người, nhất là đối với đội ngũ GV- đội ngũ trí thức có
vị trí xã hội đặc biệt là vấn đề nhạy cảm, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu xây
dựng quy trình đánh giá các hoạt động chính theo chức năng nhiệm vụ của
GV. Phạm trù tư tưởng, đạo đức,lối sống chỉ được phản chiếu qua việc thực
thi nhiệm vụ của người GV.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu lí luận
và thực tiễn có liên quan đến công tác đánh giá trong giáo nói dục nói chung
và đánh giá GV nói riêng bao gồm.
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước… có liên quan đến luận văn về vấn đề
cán bộ, đánh giá cán bộ;
- Các tác phẩm về tâm lí học, giáo dục học, các công trình NCKH quản lí
giáo dục…
Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt phục vụ trực tiếp cho
việc giải quyết các nhiệm vụ của luận văn.
7.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn
Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu, lấy ý kiến chuyên gia.
Điều tra bằng bảng hỏi.
7.3. Nhóm các phương pháp xử lí thông tin
Sử dụng toán thống kê để xử lí các kết quả nghiên cứu thu được.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,nội
dung luận văn trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và pháp lý của đánh giá giảng viên theo hướng
chuẩn hóa.
Chương 2. Thực trạng đánh giá giảng viên ở trường Cao đẳng Hàng hải
I – Cục Hàng hải Việt Nam.
Chương 3. Tiêu chuẩn và quy trình đánh giá giảng viên theo hướng
chuẩn hóa ở trường Cao đẳng Hàng hải I.


W2WGBZI77YlwG48

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status