Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Quản lý giáo dục -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên các vấn đề lý luận về tổ chức hoạt động giáo dục hương nghiệp (GDHN) cho học sinh (HS) tại Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX). Khảo sát và đánh giá hiện trạng tổ chức hoạt động GDHN tại Trung tâm GDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS tại Trung tâm GDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc luận văn
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh tại các Trung tâm GDTX
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Ở nước ngoài
1.1.1.1. Ở các nước phương tây
1.1.1.2. Các nước Đông Nam Á
1.1.1.3. Nghiên cứu UNESCO
1.1.2. Ở trong nước
1.2. Các khái niệm cơ bản:
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục
1.2.3. Giáo dục hướng nghiệp
1.2.3.1. Khái niệm giáo dục hướng nghiệp
1.2.3.2. Các thành phần của hoạt động GDHN
1.2.3.3. Các nhiệm vụ của hoạt động GDHN trong trường phổ thông.
1.2.3.4. Các hình thức tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh bao gồm:
1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động GDHN cho học sinh tại TTGDTX.
1.3.1. Trung tâm GDTX và yêu cầu GDHN cho học viên
1.3.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của TTGDTX
1.3.1.2. Đặc điểm học viên BTTHPT
1.3.1.3. Yêu cầu về GDHN cho học viên BTTHPT
1.3.2. Trung tâm GDTX với công tác GDHN cho HS BTTHPT
Kết luận chương 1.
Chương II: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh tại Trung tâm GDTX Phố Nối, Tỉnh Hưng Yên
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, truyền thống lịch sử,
văn hóa của huyện Yên Mỹ.
2.2. Quá trình phát triển của TTGDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên.
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của trung tâm qua các thời kỳ.
2.2.2. Các kết quả giáo dục của TTGDTX Phố Nối.
2.2.2.1. Quy mô phát triển HV BTTHPT, tin học, ngoại ngữ, nghề phổ
thông.
2.2.2.2. Chất lượng giáo dục của học viên
2.3. Giới thiệu chung về khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDHN
cho HV tại TTGDTX Phố Nối.
2.3.1. Mục đích, nội dung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDHN
tại TT GDTX Phố Nối.
2.3.1.1. Mục đích
2.3.1.2. Chọn mẫu khách thể, địa bàn và thời gian khảo sát thực trạng
2.3.1.3. Nội dung khảo sát
2.4. Kết quả khảo sát cho HV tại TTGDTX Phố Nối
2.4.1. Thực trạng phân luồng HV tại TTGDTX Phố Nối
2.4.2. Nhận thức về GDHN tại TTGDTX Phố Nối
2.4.3. Nhận thức về nghề và những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề
của HV. 2.4.4. Thực trạng triển khai các hình thức GDHN tại TTGDTX Phố Nối.
2.4.4.1. Những quy định về hoạt động GDHN
2.4.4.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động GDHN.
2.4.5. Quản lý hoạt động GDHN tại TTGDTX.
2.4.6. Các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động GDHN.
2.4.7. Đánh giá chung về thực trạng
2.4.7.1. Đánh giá những mặt mạnh và thuận lợi.
2.4.7.2. Những mặt hạn chế, tồn tại.
2.4.7.3. Nguyên nhân của các hạn chế và bất cập
Kết luận chương 2.
Chương III: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh tại Trung tâm GDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Tính kế thừa
3.1.2. Tính thực tiễn
3.1.3. Phát triển và ổn định
3.1.4. Tính đồng bộ
3.1.5. Phù hợp đối tượng
3.1.6. Hiệu quả và khả thi
3.2. Những vấn đề quan tâm khi đề xuất các biện pháp
3.2.1. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về GD
ĐT.
3.2.2. Chỉ đạo của Bộ GDĐT về GDHN
3.2.3. Định hướng phát triển GDĐT và phát triển nhân lực của địa phương
3.2.4. Xu hướng kết hợp nội dung giáo dục phổ thông với nội dung giáo
dục kỹ thuật nghề nghiệp.
3.2.5. Chương trình giáo dục cho HV tại TTGDTX Phố Nối.
3.2.6. Xu hướng phân luồng học sinh sau THCS và THPT.
3.3. Một số biện pháp tổ chức GDHN cho học sinh tại TTGDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên theo định hướng phát triển nhân lực.
3.3.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động GDHN cho HV tại TTGDTX Phố Nối.
3.3.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động GDHN cho các lực
lượng giáo dục trong và ngoài TT.
3.3.3. Nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng quản lý hoạt động GDHN
của Giám đốc TTGDTX.
3.3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, GV, nhân viên với hoạt
động GDHN.
3.3.5. Đổi mới nội dung, cách GDHN phù hợp với đặc điểm của
HV và môi trường GDTX.
3.3.6. Tăng cường nguồn tài chính, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho hoạt động GDHN.
3.3.7. Tăng cường xã hội hóa hoạt động GDHN cho HV tại TTGDTX
Phố Nối.
3.3.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp.
3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
3.4.1. Mục tiêu
3.4.2. Nội dung và cách thực hiện
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
2. Kiến nghị
2.1. Đối với chính phủ và Bộ GD ĐT
2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở GDDT Hưng Yên
2.3. Đối với TTGDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên
2.4. Đối với đội ngũ GV của TTGDTX
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC I. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang có những thay đổi sâu sắc về mọi mặt. Giáo dục thế giới
đang xuất hiện những xu thế lớn và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục
Việt Nam: (1) Giáo dục mang tính đại chúng mạnh mẽ; (2) tăng cường tính
nhân văn trong giáo dục; (3) giáo dục thế kỷ 21 là một nền “giáo dục suốt đời”;
(4) Giáo dục được coi là sự nghiệp quốc gia hàng đầu, phát triển mạnh mẽ xã
hội hóa giáo dục, thu hẹp bất bình đẳng trong giáo dục; (5) Chất lượng giáo dục
hướng vào “phát triển người”, phát triển nguồn nhân lực, hình thành những
năng lực cơ bản mà xã hội đòi hỏi phải có; (6) Sứ mạng mới của người thầy
thay đổi căn bản, quan hệ mới giữa dạy và học đang xuất hiện. Quá trình dạy
học được coi là quá trình dạy – tự học; (7) Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ QLGD
đòi hỏi một văn hóa điều hành, văn hóa tự quản, tự chịu trách nhiệm, văn hóa
đánh giá; (8) Xu hướng áp dụng rộng rãi và sáng tạo CNTT tạo ra sự đổi mới
giáo dục hiệu quả.
Trong thời đại toàn cầu hóa, cạnh tranh và hội nhập với những ưu thế
đặc biệt của khoa học – công nghệ nói chung và CNTT nói riêng hiện nay để có
được một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, nhất thiết phải làm
tốt công tác GDHN, phân luồng HS phổ thông, đồng thời, nghiên cứu để đưa
giáo dục nghề nghiệp vào trong nhà trường, giúp HS có được những “tiền đề
nghề nghiệp” ban đầu, trong đó, cần quan tâm đến đối tượng HS theo các hệ
đào tạo không chính quy, có những khó khăn nhất định trên con đường học vấn.
GDHN cho HS là một hoạt động được hầu hết các nước trên thế giới
quan tâm. Mặc dù nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau nhưng xu thế chung của
các nước đều coi việc giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả giai đoạn “Tiền nghề
nghiệp” ở phổ thông. Hiện nay một số nước đã nghiên cứu đưa chương trình giáo
dục nghề nghiệp triển khai song song với chương trình giáo dục phổ thông để
góp phần phân luồng HS, kết hợp việc học nghề ngay trong quá trình học phổ thông sau khi đã thực hiện phân loại học sinh và định hướng cho các em lựa chọn
nghề nghiệp.
Đối với nước ta, nhiều công trình khoa học đã khẳng định: GDHN cho
HS thông qua các hoạt động lao động nghề nghiệp là rất cần thiết trong việc
giúp cho các em làm quen với lao động, có hứng thú nghề nghiệp và những kỹ
năng ban đầu đối với nghề mà các em được học. Giáo dục và đào tạo cần quan
tâm đến việc hình thành những năng lực nghề nghiệp cho thế hệ trẻ để tự tìm ra
việc làm ngay khi rời ghế nhà trường.
Những năm vừa qua, GDHN đã được nhà nước quan tâm và đã đạt được
những kết quả ban đầu. Đối tượng GDHN chủ yếu tập chung vào HS trong các
cơ sở giáo dục phổ thông chính quy, được giáo dục khá toàn diện với sự kết hợp
hài hòa của một tổng thể các môn học. Trong chương trình đó, nội dung hoạt
động GDHN được phân bổ và tích hợp trong cả chương trình chính khóa và các
hoạt động ngoại khóa, tạo cơ hội để HS có được các định hướng nghề nghiệp
phù hợp với năng lực, sở trường và các yêu cầu về nhân lực của xã hội. Do
những lý do khác nhau, do đối tượng HS có những đặc điểm riêng về điều kiện
và môi trường học tập nên hoạt động GDHN chưa được triển khai một cách nề
nếp đối với đối tượng HS trong các trung tâm GDTX.
Khi vấn đề GDTX, học tập suốt đời đã trở thành xu thế nên GDHN cho
HS cần thiết phải được gắn với quan điểm xây dựng xã hội học tập, tạo điều
kiện để tất cả mọi người ở các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau đều “được học”
và có thể “ học được”, thì rất cần định hướng HS bổ túc văn hóa vào ngành
nghề theo các nhu cầu xã hội và đặc điểm tâm sinh lý HS. Vì vậy, cần đặt
ra vấn đề tổ chức tốt công tác GDHN cho HS ở các trung tâm GDTX. Ngày
19/3/1981 Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định 126/CP về Công tác hướng
nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý HS các cấp PTCS và
PTTH tốt nghiệp ra trường. Ngày 17/11/1981, Bộ Giáo dục đã ra Thông tư số
31/TT hướng dẫn các cơ quan, trường học trong ngành thực hiện. Sau đó, ngày 27/4/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Thông tư số
48/BT quy định rõ nhiệm vụ của các ngành, các cấp và Bộ Giáo dục trong việc
thực hiện quyết định 126/CP. Văn kiện Đại hội Đảng IX, Nghị quyết
40/2000/QH10, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Chỉ thị 33/2003/CT
BGD&ĐT và Luật Giáo dục năm 2005 đều nhấn mạnh đến yêu cầu tăng
cường GDHN nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng HS,
chuẩn bị cho HS đi vào cuộc sống lao động hay tiếp tục đào tạo phù hợp với
năng lực bản thân và nhu cầu về nhân lực của xã hội.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Hưng Yên phấn đấu đến năm
2015 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Hưng Yên là một tỉnh tuy nhỏ
nhưng có nhiều các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới hình thành đang
cần rất nhiều nhân lực đặc biệt là lao động kỹ thuật. Song, nguồn nhân lực của
tỉnh chưa đáp ứng cho tiến trình CNH - HĐH. Nhiều lao động chưa qua đào tạo,
còn thiếu trầm trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật trình độ cao. Trong khi
đó, HS phổ thông ở Hưng Yên hầu như chưa quan tâm đến nhu cầu lao động
của địa phương. Vì vậy, để định hướng nghề nghiệp cho HS tại các Trung tâm
GDTX trong đó có Trung tâm GDTX Phố Nối phù hợp với nhu cầu lao động
với nhu cầu lao động của toàn xã hội và của tỉnh Hưng Yên là việc làm rất quan
trọng và cần thiết.
Trung tâm GDTX Phố Nối tiền thân là Trung tâm GDTX Yên Mỹ. Ngày
14/11/2006 trung tâm đã được UBND tỉnh phê duyệt và công nhận là trung tâm
GDTX cấp tỉnh trực thuộc Sở GDĐT. Trường Trung tâm GDTX Phố Nối nằm
ở trên địa phận xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, giữa Trung tâm
thương mại Phố Nối. Trung tâm thuộc vùng trọng điểm kinh tế về giao thông
phát triển rất thuận lợi là một khu vực phát triển nên đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao. Do vậy mà sự quan tâm đầu tư của nhân dân cho con em
được chú trọng. Nằm trong khu công nghiệp, hằng năm Trung tâm GDTX Phố
Nối thu hút khoảng 2.000 cán bộ công nhân trong vùng theo học với đầy đủ các
ngành đào tạo.



54Kn67TA2mD4y8M

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status