Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Quản lý giáo dục -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu cơ sở lý luận việc quản lý quá trình đào tạo nghề có liên quan đến chất lượng đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng trong các nhà trường. Nghiên cứu về thực trạng quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ thứ 21, vấn đề nguồn nhân lực ngày càng trở thành yếu
tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Việt Nam
đang trong thời kỳ đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
nên việc đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực có vai trò quyết định.
Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề luôn được coi là vấn
đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ kiến thức
chuyên môn, có kỹ năng và thái độ nghề nghiệp phù hợp yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội, đáp ứng sự biến đổi cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ
cấu lao động. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định : “Phát triển giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế,
trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi
trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng
lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng
giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,
kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”. Muốn cho sự nghiệp
CNH-HĐH thành công, thì điều cốt lõi là phải phát huy tốt nhân tố con người.
Bởi lẽ con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, giáo dục là
nhân tố chủ yếu để hình thành và phát triển nhân cách con người, là chìa khoá
mở cửa vào tương lai, là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội. Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, là trách nhiệm chung của toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân ta, trong đó vai trò của các trường, các cơ sở giáo dục
- đào tạo nghề là rất quan trọng.
Trong 10 năm gần đây, hệ thống dạy nghề trong cả nước đã được phục
hồi và có bước phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát
triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH và hội nhập, góp phần tăng trưởng kinh
tế và phát triển con người. Mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển nhanh,
rộng khắp trên toàn quốc, tính đến tháng 11 năm 2011 có 310 trường trung
cấp nghề, 130 trường cao đẳng nghề, 864 trung tâm dạy nghề và 1233 cơ sở
khác có tham gia dạy nghề. Quy mô dạy nghề tăng nhanh (năm 2001 dạy
nghề cho 887,3 ngàn người, đến năm 2011 là 1,86 triệu người), nâng ty ̉ lệ lao
đô ̣ ng qua đà o tạ o nghề năm 2011 lên 30%, dư ̣ kiế n năm 2012 là 33% (nguồn
:Tổng cục Dạy Nghề). Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều
chỉnh theo cơ cấu ngành nghề sản xuất, dịch vụ; Đã mở thêm nhiều nghề đào
tạo mới mà thị trường có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động; Đã tổ
chức dạy nghề đối với người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, người nghèo,
người khuyết tật, lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm cùng kiệt và nâng
cao mức sống cho người lao động. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là: "Số lượng
tăng phải kèm theo chất lượng tăng. Chúng ta được về số lượng, nhưng chưa
được về chất lượng. Nếu chúng ta tiếp tục cung cấp số lượng lớn với chất
lượng như hiện nay thì không đáp ứng nhu cầu mới và thách thức là rất lớn.
Việc đào tạo nghề còn một số điều chưa thỏa đáng. Nhận thức của người dân
chưa thỏa đáng; các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đến việc đào tạo
nghề, họ mới chỉ hưởng thụ chứ chưa đóng góp nhiều vào công tác đào tạo.
Nhà nước và ngay bản thân các cơ sở đào tạo nghề cũng chưa quan tâm đúng
mức đến chất lượng đào tạo.’’(Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu
trong một cuộc làm việc với Tổng cục Dạy nghề ).
Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 là một trường thuộc Bộ Xây dựng –
cái nôi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng
không chỉ cho các công ty Xây dựng ở Hà Nội mà còn cho cả toàn ngành Xây
dựng. Trường có chức năng chính là đào tạo cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ bậc
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật phục vụ nhu cầu
nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Trong những
năm gần đây do yêu cầu xã hội hoá giáo dục, trước nhu cầu của cơ chế thị
trường và xu thế phát triển của khoa học công nghệ xây dựng trong nước cũng
như hội nhập quốc tế, càng đòi hỏi ở công nhân sự lành nghề và có chuyên môn
kỹ thuật cao đáp ứng với nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Đây cũng chính là
thách thức đối với công tác quản lý đào tạo nghề công nhân xây dựng của trường
trong giai đoạn mới nhằm đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và xã
hội. Nhà trường đã xác định mục tiêu đào tạo trong chiến lược phát triển của
mình để đưa trường từ chỗ là một trường công lập chỉ đào tạo theo kế hoạch Nhà
nước trong lĩnh vực xây dựng trở thành một trường đa ngành, đa nghề từ đó từng
bước chuyển mình để phù hợp với yêu cầu thực tế của xã hội.
Chất lượng giáo dục trong các cơ sở đào tạo nghề hiện nay đang là một
“điểm nóng” cần nhiều giải pháp, trong đó giải pháp quan trọng là quản lý tốt
quá trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Bởi, quá trình đào
tạo nghề với các khâu của nó nếu có được quan tâm thực hiện một cách đồng
bộ thì mới đem lại chất lượng, hiệu quả. Những năm qua, Trường Cao đẳng
Xây dựng số 1 đã chủ động quan tâm đến việc duy trì, đảm bảo và nâng cao
chất lượng đào tạo nghề. Tuy nhiên, trong công tác đào tạo Trung cấp nghề
của Nhà trường còn một số vấn đề bất cập, hạn chế về mục tiêu, nội dung
chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, điều kiện cơ sở vật
chất… nên chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sử
dụng lao động đa dạng hiện nay của thị trường.
Xuất phát từ những lí do trên, tui chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp
quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây
dựng số 1’’ nhằm để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất một
số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề,
tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội nói chung và ngành Xây
dựng nói riêng.



a8Sv9i03s2208Cd

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status