Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Mầm non công lập tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, việc xây dựng, phát triển một nền giáo
dục vững mạnh là nhân tố then chốt, quyết định để thúc đẩy xã hội phát triển.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi
giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là quốc sách hàng đầu và là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục (QLGD), phát triển đội ngũ giáo viên (ĐNGV) và cán bộ
quản lý là khâu then chốt”.
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên và được coi là bậc học
nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Giáo dục mầm non có
vai trò quan trọng trong việc tạo cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện
nhân cách thế hệ trẻ. "Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ đầy đủ tâm thế bước vào lớp một" [22, tr. 98].
Chất lượng GDMN do đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN) quyết
định. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Không có thầy giáo thì không
có giáo dục... không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế
- văn hóa” [23, tập 8, tr.184]. Chất lượng, nhân cách, phẩm chất đạo đức và lý
tưởng của đội ngũ này như thế nào sẽ ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến sản
phẩm mà họ đào tạo ra - đó chính là những con người, những công dân xây
dựng xã hội. Do đó, xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và
GVMN nói riêng không chỉ là vấn đề mang tính lý luận mà còn có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc đối với sự phát triển giáo dục của nước ta.
Công việc của GVMN không đơn thuần là “dạy” mà còn phải “nuôi” vì
thế công việc của GVMN có đặc thù riêng. Bác Hồ đã căn dặn đối với giáo
viên: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thì trước hết
phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được
các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này
cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Công tác
giáo viên và mẫu giáo có khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích đào tạo
những công dân tốt, cán bộ tốt cho Tổ quốc, cho Chủ nghĩa xã hội. Điều trước
tiên là dạy các cháu về đạo đức để các cháu noi theo” [23, tập 8, tr.163], hay "
Mẫu giáo tốt là mở đầu cho một nền giáo dục tốt".
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục mầm non
thời kỳ CNH, HĐH được thể hiện với mục tiêu cụ thể trong Đề án Phát triển
GDMN giai đoạn 2006-2015 '' Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục mầm non đủ về số lượng, được đào tạo để có 80% giáo viên đạt
chuẩn tạo năm 2010 và 100% năm 2015,... nâng tỷ lệ các cơ sở GDMN đạt
chuẩn quốc gia từ 9% năm 2005 lên 20% vào năm 2015” [13]. Ngoài chuẩn
về chuyên môn cần quan tâm và dành thời gian để lãnh đạo chỉ đạo đội ngũ
rèn luyện phẩm chất của nhà giáo của người làm công tác giáo dục thế hệ trẻ
một cách trực tiếp, đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực dân chủ cơ sở.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, hướng tới mục tiêu đào tạo con
người Việt Nam, hệ thống GDMN đã ngày một mở rộng phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Mục tiêu phát triển GDMN tiếp tục được khẳng định
trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013) “Đối với GDMN, giúp trẻ phát triển thể chất,
tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp một. Hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5
tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo
và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường
mầm non. Phát triển GDMN dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện
của từng địa phương và cơ sở giáo dục”.

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ. Thực hiện
quyết định 161/2002/QĐ-TTg, ngày 01/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách phát triển GDMN, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và phối hợp của các ngành trong tỉnh, trong những năm
qua mạng lưới trường, lớp mầm non trong tỉnh Hưng Yên đã đã từng bước
phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, đáp ứng được những yêu cầu nhất
định trong sự nghiệp phát triển đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, do lịch
sử để lại và cũng do biến đổi của yêu cầu thực tế giáo dục, vẫn có một bộ
phận giáo viên mầm non của tỉnh còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm, độ tuổi, thiếu số lượng..., chưa thích ứng và đáp ứng với yêu cầu hiện
tại và sự chuẩn bị cho phát triển giáo dục trong tương lai.
Trong thời gian qua, đã có một số công trình ở trong nước nghiên cứu
những đề tài liên quan đến giáo dục, GDMN và phát triển đội ngũ GVMN.
Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, mỗi bậc học thì chất lượng giáo dục cũng như
ĐNGV lại khác nhau. Đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có công trình khoa
học nào nghiên cứu cụ thể về phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm
non công lập tỉnh Hưng Yên. Là một cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp
quản lý, chỉ đạo bậc học GDMN của địa phương, tui chọn nghiên cứu đề tài:
“Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh
Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay”, với mong muốn góp phần nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên cho nhà các trường mầm non công lập trong tỉnh Hưng
Yên đáp ứng yêu cầu phát triển ĐNGV trong sự nghiệp đào tạo con người.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non
công lập tỉnh Hưng Yên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên mầm non công lập.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

GhC06N88oKEzb69

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status