Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hội nhập và cạnh tranh toàn cầu là xu thế tất yếu của lịch sử nhân loại . Sự cạnh
tranh về hàng hóa và công nghệ tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh nguồn nhân lực, do vậy
cải cách giáo dục là hệ quả tất yếu nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu
về nhân lực của xã hội. Cạnh tranh giáo dục theo khía cạnh nguồn nhân lực chủ yếu là
cạnh tranh về chất lượng và hiệu quả giáo dục ở bậc đại học và sau đại học.
Cạnh tranh giáo dục trực tiếp dẫn đến đổi mới quản lí giáo dục nhằm tạo
động lực phát triển mới cho toàn bộ hệ thống giáo dục và tạo động lực phát triển
cho từng cơ sở giáo dục, cho từng trường đại học.
Do nhu cầu luôn nâng cao về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực từ khu
vực sử dụng lao động tốt nghiệp đại học, do vậy đổi mới quản lí đào tạo trong các
trường đại học là khâu đột phá đầu tiên nhằm tạo động lực phát triển mới cho các
trường đại học và trực tiếp tạo ra chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và các trường đại học Việt
Nam nói riêng đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình phát triển từ thể chế chỉ
huy bao cấp sang thể chế của kinh tế thị trường toàn cầu định hướng XHCN. Đây là
giai đoạn quá độ phức tạp đòi hỏi các trường đại học cần có những quyết sách đúng
đắn trong việc lựa chọn mô hình quản lí đào tạo phù hợp nhằm tạo ra động lực phát
triển có giá trị thực tiễn bảo đảm sự phát triển bền vững của nhà trường trong bối
cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các trường đại học trong và ngoài nước
hiện nay.
Luận án tiến sĩ quản lí giáo dục: Quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả (RBM). Đây là đề tài khoa học có
đóng góp và tạo phần đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt
Nam, thiết thực góp phần nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo nhằm đáp ứng sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước.
Đề tài xuất phát từ 3 lí do cơ bản như sau:
1. Căn cứ các chủ trương của Đảng, Chính phủ Việt Nam về đổi mới quản lí giáo
dục và quản lí giáo dục đại học
Đây là những đòi hỏi có tính pháp lí nhằm nâng cao năng lực quản lí của các
trường đại học Việt Nam, thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả đào
tạo gắn với nhu cầu xã hội.
- Đánh giá của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tháng 4 năm
2010 về những yếu kém và tụt hậu về chất lượng đào tạo của giáo dục đại học Việt
Nam và yêu cầu đổi mới về quản lí chất lượng giáo dục trong các trường đại học.
- Đề án đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam của Chính phủ nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với nhiệm vụ quan trọng là đổi mới quản lí giáo
dục đại học.
- Chính Phủ Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Thủ tướng
Chính phủ, 771/QĐ -TTg ngày 15/6/2012 ở trang 4 cũng đã khẳng định: "Chất
lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì mới và
so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới.
Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất
lượng; năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa đáp
ứng được yêu cầu của công việc; có biểu hiện lệch lạc về hành vi lối sống trong một
bộ phận học sinh, sinh viên" [15, tr. 4]
"Quản lí giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự
vụ và chồng chéo, phân tán, trách nhiệm và quyền hạn quản lí chuyên môn chưa đi
đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lí về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật
và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Sự phối hợp
giữa ngành giáo dục và các bộ phận, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Chính sách
huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lí. ... Quyền tự chủ
và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục chưa được quy định cụ thể, sát thực".
"Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lí chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm
vụ giáo dục trong thời kì mới. Tỉ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học còn thấp, tỉ lệ
giảng viên trên sinh viên chưa đạt mức chỉ tiêu đề ra". [15, tr.4]


41cK769Gn4J5s9X

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status