Tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Tâm lý học trẻ em
Miêu tả:Nghiên cứu thực trạng mức độ sử dụng internet của học sinh trung học sơ sở (THCS) cũng như thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh THCS hiện nay. So sánh mối tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS. Tìm hiểu về các yếu tố tác động đến mối tương quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của internet đến các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự ra đời của mạng Internet là mốc đánh dấu cho bƣớc ngoặt phát triển của khoa
học và công nghệ. Từ khi đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi trên thế giới cho đến nay,
mạng Internet với rất nhiều tác dụng hữu ích đã và đang khẳng định vai trò không
thể thiếu đối với nhiều hoạt động của con ngƣời, nhất là trong công việc và giải trí.
Cùng với sự ra đời và phổ biến đó, nhu cầu của con ngƣời trong việc sử dụng
những ứng dụng của mạng Internet cũng không ngừng tăng lên: nhu cầu phục vụ
công việc, nhu cầu học tập, đặc biệt nhu cầu giải trí nhƣ: xem phim, nghe nhạc, chơi
game vv Với những ứng dụng mang tính cách mạng, Internet ngày càng trở thành
phƣơng tiện hữu ích cho đời sống con ngƣời và số lƣợng ngƣời sử dụng Internet
ngày càng tăng nhanh từ khi nó mới bắt đầu xuất hiện đến nay [2, tr.1].
Trên thực tế, bên cạnh những hữu dụng không thể thay thế của Internet, ngày
càng nhiều ngƣời ở nhiều nƣớc trên thế giới than phiền rằng Internet khiến họ sa sút
việc học, mất việc, ảnh hƣởng đến sức khỏe, các mối quan hệ xã hội... Hiện tƣợng
này có nguy cơ gia tăng nhanh bởi các dịch vụ Internet đang ngày càng thâm nhập
sâu hơn vào đời sống tâm thần của con ngƣời, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nghiên cứu của Greenfield (Trung tâm dành cho ngƣời nghiện Internet và công
nghệ) vào năm 1999 trên 18.000 ngƣời lạm dụng Internet quá mức. Ông cũng cho
rằng có nhiều dịch vụ trên Internet tạo ra sự chia ly, sự sai lệch về thời gian, ảnh
hƣởng đến cuộc sống. Ông cũng khẳng định tình dục, trò chơi, đánh bạc và mua
sắm trực tuyến có thể tác động làm thay đổi tâm trạng ngƣời sử dụng [29, tr. 4-9].
Châu Á đƣợc coi là khu vực mới nổi với sự công nghệ hóa diễn ra chóng mặt, số
lƣợng ngƣời sử dụng Internet cũng không ngừng tăng lên nhanh chóng. Trong nhiều
công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mức độ sử dụng Internet ở tần suất cao không
ngừng tăng lên. Tại Trung Quốc, các nghiên cứu cho thấy khoảng 8,4% ngƣời sử
dụng Internet ở mức độ nghiện, nghiên cứu tƣơng tự tại Đài Loan là 17,55%, tại
Hàn Quốc là 11,50% vv. [32, tr.26-28]. Các nghiên cứu chủ yếu trên cộng đồng
thanh thiếu niên.
Kể từ khi chính sách “đổi mới” ra đời vào năm 1986, Việt Nam đã có những
biến đổi nhanh chóng do sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và cơ sở hạ tầng. Việc
chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng mở cửa hơn đã tạo ra một lối sống tiêu dùng,
phong cách sống, sinh hoạt, quan hệ xã hội trong thanh thiếu niên. Một yếu tố quyết
định trong sự chuyển đổi này là việc tăng tiếp cận với các phƣơng tiện truyền thông
điện tử, chẳng hạn nhƣ Internet. [34, tr. 5-7].
Thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay là thế hệ đầu tiên đƣợc tiếp cận với
Internet một cách rộng rãi. Điều tra quốc gia về thanh thiếu niên mới đây (Bộ y tế,
Tổ chức y tế thế giới và Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc, 2005) cho thấy 50% thanh
thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng Internet.
Phần lớn thanh thiếu niên trong nghiên cứu này (69%) cho biết họ sử dụng Internet
để trò chuyện và (62%) cho biết họ sử dụng Internet để chơi trò chơi trực tuyến.
Một nghiên cứu (2004) đã xác định Internet là một không gian mới ở Việt Nam, nơi
mà thanh thiếu niên có thể trao đổi khá thoải mái [34, tr.10-15].
Nhƣ vậy, không thể phủ nhận những hữu dụng mà Internet mang lại đối với hoạt
động làm việc, học tập vv. Nhƣng khi ngƣời sử dụng internet cuốn hút đến mức ảnh
hƣởng đến cuộc sống, công việc, học hành vv. thì thực sự là vấn đề đáng báo động
cần đƣợc quan tâm, xem xét đề xuất hƣớng giải quyết.
Với học sinh THCS các em đang trong giai đoạn phát triển, những nét nhân cách
của các em chƣa định hình rõ nét, dễ thay đổi. Ở giai đoạn tuổi này nhu cầu khám
phá, tự khẳng định bản thân của các em rất lớn nhƣng khả năng tự kiềm chế, khả
năng làm chủ những hành động của mình lại chƣa cao. Hơn nữa, các em cũng chƣa
có khả năng phân biệt đƣợc đúng sai, ƣu điểm, nhƣợc điểm của tất cả các hoạt động
mà mình đang tiến hành. Vì vậy, khi tiếp xúc với những hoạt động mới lạ, hấp dẫn
của Internet, các em rất dễ tiếp nhận, bị cuốn hút, sẵn sàng dành nhiều thời gian cho
những hoạt động này và điều đó có thể ảnh hƣởng đến các vấn đề về sức khỏe tâm
thần của các em. Nếu nhƣ vấn đề này sớm đƣợc nghiên cứu, phát hiện sẽ góp phần
trong việc đƣa ra những giải pháp nhằm phòng ngừa giúp các em tránh rơi vào tình
trạng sử dụng Internet quá mức. Đồng thời, trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp
giải quyết tình trạng sử dụng internet nếu nhƣ các em sử dụng quá nhiều.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về mức độ sử dụng Internet và những tác động của
Internet tới đời sống của con ngƣời đã bắt đầu đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ở những
lĩnh vực khác nhau quan tâm. Năm 2009, Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Đồng
Nai tổ chức hội thảo khoa học “Nghiện Internet – Game online: Thực trạng và giải
pháp” với 10 báo cáo khoa học tham dự. Tuy nhiên, các báo cáo tại hội thảo mới chỉ
dừng ở mức độ đề cập đến các vấn đề lý luận, chƣa đi sâu vào nghiên cứu chuyên
sâu các vấn đề liên quan đến việc sử dụng Internet. Báo cáo tham luận của Trung
tâm tham vấn tâm lý (thuộc Bệnh viện tâm thần trung ƣơng 2) cho thấy hàng năm
có khoảng 5 – 7% trên tổng số ngƣời đến khám và điều trị rơi vào trạng thái sử
dụng Internet quá mức ở mức độ nghiện, đa số là thanh thiếu niên. Tuy nhiên, cho
đến nay ở Việt Nam vẫn chƣa có các nghiên cứu sâu sắc và hệ thống về tác động
của Internet đến đời sống tâm thần của ngƣời sử dụng.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tui thấy rằng việc nghiên cứu đề tài “Mối
tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của
học sinh THCS ở địa bàn thành phố Hà Nội” là cần thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức
khỏe tâm thần của học sinh THCS ở thành phố Hà Nội. Qua đó đề xuất một số giải
pháp nhằm giảm thiểu tác động của mức độ sử dụng internet đến các vấn đề sức
khỏe tâm thần của học sinh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng mức độ sử dụng internet của học sinh THCS.
- Tìm hiểu về thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh THCS.
- So sánh mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe
tâm thần của học sinh THCS.
- Tìm hiểu về các yếu tố tác động đến mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng
Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của internet đến các vấn đề
sức khỏe tâm thần của học sinh THCS
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tƣơng quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần
của học sinh THCS.


8eRgYeHbc8L199K

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status