Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày cơ sở lý luận: lịch sử nghiên cứu vấn đề stress và stress ở giảng viên đại học, khái niệm stress và những vấn đề lý luận, khái niệm học sinh tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi. Tìm hiểu tổ chức và phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội. Phân tích kết quả nghiên cứu: stress của học sinh tiểu học trong quá trình học tập, những nhân tố liên quan đến mức độ stress ở học sinh tiểu học, ảnh hưởng của stress tới các mặt hoạt động của học sinh tiểu học. Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu những nhân tố có ảnh hưởng đến stress ở học sinh, qua đó giúp học sinh đạt được những thành tích cao trong học tập và trong cuôc sống
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tình trạng học sinh có khó khăn về tâm lý biểu hiện thành các
rối nhiễu không còn là chuyện cá biệt mà đang trở thành một hiện tượng khá
phổ biến, thu hút mối quan tâm chung của các thầy cô giáo, phụ huynh học
sinh và của cả cộng đồng. Theo số liệu nghiên cứu về dịch tễ học do tổ chức y
tế thế giới (WHO) công bố ở hầu hết các quốc gia trên thế giới thì rối loạn
tâm lý do những căn nguyên ngoại sinh chiếm 20 - 25% dân số. Ở Việt Nam
rối nhiễu tâm lý học đường (trong đó có stress) đã trở thành vấn đề được
nhiều nhà khoa học, nhà qu+ản lý giáo dục, phụ huynh học sinh quan tâm. Đã
có một số công trình nghiên cứu về vấn đề học đường đã nhấn mạnh cách yếu
tố như sức ép xã hội, gia đình, chương trình học quá tải, tình trạng dạy thêm
học thêm, bệnh thành tích trong thi cử... là những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng stress học đường ngày càng tăng cao. Hậu quả stress học đường có ảnh
hưởng rất lớn tới sinh hoạt và học tập của trẻ. Trẻ trở nên rất khó tập trung
trong học tập, học hành sa sút ở tất cả các môn bất chấp mọi nỗ lực cố gắng.
Nặng hơn, trẻ có những hành vi bột phát, thiếu kiểm soát như bỏ học, phá rối,
bỏ nhà, đánh nhau thậm chí tự sát hay trở nên loạn thần. Đối với học sinh
bậc tiểu học hiện nay, các em có đang gánh chịu những sức ép học đường hay
không? Nếu có chúng ảnh hưởng như thế nào tới kết quả học tập và đời sống
của các em? Và đâu là giải pháp để ngăn chặn stress học đường ở học sinh
tiểu học? Để làm rõ vấn đề này, chúng tui đã lựa chọn lựa chọn đề tài: Đánh
giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu thực trạng mức độ căng thẳng tâm lý
(stress) của học sinh tiểu học và những yếu tố có liên quan, qua đó đề xuất
những kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiếu những tác nhân có liên quan
đến stress ở học sinh hiện nay.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ căng thẳng tâm lý (stress) của học sinh bậc tiểu học
3.2.Khách thể nghiên cứu
- 200 học sinh bậc tiểu học.
- 20 giáo viên của các trẻ nêu trên.
4. Giả thuyết khoa học
- Tỷ lệ trẻ gặp stress ở mức độ vừa và cao ở bậc tiểu học chiếm từ 10 –
17% trên tổng số trẻ đang theo học trong nhà trường. Nguyên nhân chính là
do những gánh nặng trong học tập mà các em phải thực hiện trong quá trình
học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cho đề tài.
- Xác định tỷ lệ học sinh mắc stress ở các mức độ khác nhau.
- Xác định những yếu tố có liên quan đến stress trong học tập ở học
sinh tiểu học.
- Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu những nhân tố có
ảnh hưởng đến stress ở học sinh, qua đó giúp học sinh đạt được những thành
tích cao trong học tập và trong cuộc sống.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Cấp tiểu học hay còn được gọi là cấp I, bắt đầu năm 6 tuổi đến hết năm
11 tuổi. Cấp I gồm có 5 trình độ, từ lớp 1 đến lớp 5. Trong nghiên cứu này,


3E8frl1z02OVEbM

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status