Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý tại Quận Ba Đình - Hà Nội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
RLTĐGCY là một trong những rối loạn trẻ em hay gặp phải. Trẻ có
RLTĐGCY sẽ gặp phải rất nhiều các vấn đề trong cuộc sống và trong sự phát
triển của các em[1,tr. 36]. Đặc biệt là các vấn đề trong nhà trường khi các em
bắt đầu bước vào thời kỳ mà hoạt động học tập là chủ đạo và bắt đầu thiết lập
những mối quan hệ bạn bè.
Theo DSM –IV TR thì tỷ lệ này là 3- 7% ở trẻ trong độ tuổi đi học
(DSM-IV-TR), và theo số liệu của viện sức khỏe tâm thần quốc gia Hoa Kỳ
(NHIM) rối loạn này có xu hướng tăng lên trong những năn gần đây [27]. Ở
nước ta, tại bệnh viện, phòng khám chuyên môn hay các trung tâm can thiệp
sớm đều tiếp nhận được trẻ có biểu hiện RLTĐGCY đến thăm khám và điều
trị. Nhóm trẻ trong độ tuổi tiểu học được bố mẹ đưa đến bởi họ thấy con của
mình vận động và phản ứng theo xu hướng không kiểm soát được, mất tập
trung trong các công việc đòi hỏi sự chú ý; không thể hay rất khó khăn hoàn
thành các công việc đòi hỏi phải làm trong một khoảng thời gian dài nhất
định; gây ra những rắc rối và phiền phức không đáng có trong học tập, trong
sinh hoạt thường ngày như đánh mất đồ dùng học tập, quên mất công việc
được giao, mất trật tự trong lớp học, không tuân thủ được các yêu cầu của
giáo viên….vì thế, Thuật ngữ RLTĐGCY hiện nay được dùng khá phổ biến
không chỉ trong trường học mà còn được đề cập nhiều trên các phương tiện
thông tin đại chúng ở một phương diện nào đấy về các biểu hiện của chứng
rối loạn này trên trẻ em.
Một xu hướng nhìn nhận của nhiều người đối với RLTĐGCY là số
lượng trẻ mắc phải rối loạn này rất nhiều và ngày một tăng do điều kiện và
bối cảnh của đời sống xã hội ngày một phát triển.
Thực tế ở rất nhiều nước trên thế giới đã có các nghiên cứu dịch tễ về
tỷ lệ trẻ có rối loạn RLTĐGCY, tuy nhiên các nghiên cứu này là nghiên cứu
trong giới hạn của một khu vực nhất định mà không phải là nghiên cứu đa văn
hóa vì vậy những nghiên cứu này chỉ có hiệu lực trong khu vực địa lý đó,
không thể sử dụng để khái quát cho các khu vực khác.
Ở Việt Nam các nghiên cứu tập chung chủ yếu vào thống kê, mô tả và
ứng dụng các phương pháp trị liệu cho rối loạn này, việc nghiên cứu tỷ lệ còn
hạn chế hay là một kết quả đi kèm theo các mục đích nghiên cứu khác.
Nghiên cứu “Đặc điểm tâm lý lâm sàng của HSTH có rối loạn tăng động giảm
chú ý - Nguyễn Thị Thanh Vân – Viện Tâm Lý Học năm2010” bên cạnh việc
làm rõ các đặc điểm tâm lý lâm sàng đặc trưng của trẻ có RLTĐGCY và đề
xuất một số phương pháp trị liệu đề tài cũng đã chỉ ra một tỷ lệ trẻ có
RLTĐGCY là 1,63% trên 1.594 HSTH tương đương với 26 mẫu [7]. So với
tỷ lệ RLTĐGCY được tìm thấy trong quần thể học sinh trên thế giới nói
chung (3 – 5%) được thống kê bởi DSM – 4 [11] thì tỷ lệ này khá thấp và
thấp hơn nhiều so với số liệu của Tổ chức Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh
Hoa Kỳ (CDC) là 3 – 10% trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 12 trên toàn thế giới[33].
Trong giáo trình Tâm lý học thần kinh của Võ thị Minh Chí (2003 đưa
ra một tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở là 1,28 % [2, tr.67 - 127]. So với số liệu
của DSM - 4 và các báo cáo số liệu gần đây của CDC hay Viện sức khỏe tâm
thần quốc gia Hoa Kỳ (NHIM) thì tỷ lệ này vẫn là thấp. Ngoài ra còn có một
số nghiên cứu mô tả khác có đề cập đến RLTĐGCY như nghiên cứu “Tìm
hiểu ảnh hưởng của hội chứng RLTĐGCY đối với học tập ở trẻ em tiểu học”
của Đặng Hoànng Minh và TS. Hoàng Cẩm Tú (2001); “Bước đầu thích nghi
hoá các thang đánh giá những hành vi kém thích nghi của Conners trên
HSTH và trung học cơ sở” của T.S Nguyễn Công Khanh (2002),… nhưng
chưa đề cập đến tỷ lệ có rối loạn RLTĐGCY.
Với những lý do trên tui chọn cho mình đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tỷ
lệ HSTH có rối loạn tăng động giảm chú ý tại quận Ba Đình – Hà Nội”. Nhằm
nghiên cứu sự phân bố TĐGCY trong quần thể HSTH của quận.
2. Mục đích và nhiệm vụ ngiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra tỷ lệ trẻ có RLTĐGCY của HSTH thuộc khu vực quận Ba Đình
thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu mối tương quan giới tính với rối loạn RLTĐGCY.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rối loạn RLTĐGCY.
- Xác định tỷ lệ HSTH có RLTĐGCY của quận Ba Đình – Hà Nội.
- Tìm hiểu tương quan của RLTĐGCY với giới tính.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tỷ lệ học sinh có RLTĐGCY trong của các trường Tiểu học thuộc khu
vực quận Ba Đình thành phố Hà Nội.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 400 HSTH quận Ba Đình.
- 400 phụ huynh hay người chăm sóc của 400 HSTH nêu trên.
- 20 giáo viên của các trẻ nêu trên.
4. Giả thuyết khoa học
- Độ Lưu hành TĐGCY của HSTH quận Ba Đình được ước tính khoảng 3-7%
- RLTĐGCY ở học sinh nam chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh nữ trong độ tuổi
tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rối loạn RLTĐGCY.
- Xác định tỷ lệ HSTH có RLTĐGCY của quận Ba Đình – Hà Nội.
- Tìm hiểu tỷ lệ về giới đối với rối loạn RLTĐGCY.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về khách thể nghiên cứu
- Học sinh tiểu học


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status