Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Luận văn ThS. Tâm lý học -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông. Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ sở
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Tình trạng cùng kiệt nàn, lạc hậu dần dần được khắc phục. Đời sống vật chất,
tinh thần của mọi người, mọi nhà đang từng bước được cải thiện. Song xã hội
càng phát triển thì những vấn đề của đời sống tâm lý, tình cảm cũng càng nảy
sinh phong phú, đa dạng và bức xúc hơn. Các hoạt động tham vấn tâm lý xuất
hiện và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhất là ở
những đô thị đông dân. Tham vấn tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình
tham vấn khác nhau, trong đó trợ giúp tâm lý học đường đang trở thành một
nhu cầu cấp bách của xã hội cần được đáp ứng kịp thời. Hoạt động trợ giúp
tâm lý học đường không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với học sinh, sinh
viên mà nó còn rất cần thiết cho giáo viên, phụ huynh học sinh – những người
có liên quan đến sự nghiệp “trồng người”.
Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội,
các yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong
thực tiễn giáo dục; thêm vào đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô
đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng thẳng cho học sinh trong cuộc
sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Mặt khác, sự hiểu biết của
học sinh về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn
chế trước những sức ép nói trên. Thực tế cho thấy, học sinh trong nhà trường
phổ thông có thể có những rối loạn về phát triển tâm lý, rối loạn phát triển các
kỹ năng nhà trường (như đọc, viết, tính toán…), những rối loạn về cảm xúc
như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi (như vô kỷ luật, bỏ học,
trốn học, trộm cắp, hung bạo…). Theo số liệu điều tra, tỷ lệ có dấu hiệu rối
nhiễu tâm lý trong trẻ em ở tuổi học đường là khoảng 20% (Hà Nội và các
tỉnh lân cận, theo điều tra năm 1999 của Bệnh viện Nhi Trung ương là 10 –
24% và năm 2003 là 20 – 30%; tại Biên Hòa, theo điều tra của sở Giáo dục và
Đào tạo Đồng Nai, năm 2000 là 10 – 24%; tại Hà Nội ở 1023 học sinh tiểu
học và trung học cơ sở là 19,46% theo điều tra năm 2005 của Bệnh viện Tâm
thần Ban ngày Mai Hương). Hậu quả là ngày càng có nhiều học sinh gặp
không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống
cho mình cũng như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp trong các mối
quan hệ xung quanh. Vì vậy, những học sinh này rất cần được sự trợ giúp của
các nhà chuyên môn, của thầy cô giáo và cha mẹ.
Đứng trước thực trạng trên cho thấy rất cần có những hoạt động trợ giúp tâm
lý học đường cho học sinh. Việc xây dựng các hoạt động trợ giúp tâm lý cho học
sinh trong nhà trường sẽ giúp cho giáo viên và học sinh hiểu biết rõ hơn về
những vấn đề liên quan tới sự hình thành và phát triển nhân cách của các em, để
giúp đỡ và hướng cho các em phát triển một cách đúng đắn, lành mạnh, hiểu về
bản thân và người khác tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, các hoạt động trợ
giúp tâm lý trong trường học còn chưa được thực hiện một cách phổ biến; một số
trường phổ thông ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.
HCM) có lập các phòng tư vấn nhưng hoạt động chưa có hiệu quả cao. Riêng ở
huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội, hiện nay chưa có trường phổ thông nào
trên địa bàn huyện thành lập phòng tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh; tổ chức
hoạt động trợ giúp tâm lý cho học sinh tại các trường phổ thông còn rất ít. Các
em chưa được biết, chưa được tiếp cận nhiều với các hoạt động trợ giúp tâm lý.
Vì vậy việc tìm hiểu nhu cầu trợ giúp tâm lý trong trường học của của học sinh
là rất cần thiết, trên cơ sở đó đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý theo các mức độ
khác nhau để từ đó xác định phương hướng tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm
lý nhằm đáp ứng nhu cầu của các em.
Từ lý luận và thực tiễn trên chúng tui chọn đề tài: “Nhu cầu được trợ giúp
tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan
Phượng – thành phố Hà Nội” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh
trung học phổ thông nhằm đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt
động trợ giúp tâm lý học đường tại trường học.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông
huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội.
3.2.Khách thể nghiên cứu
Tổng số lượng khách thể nghiên cứu: 516 học sinh
Trong đó: 248 học sinh trường THPT Đan Phượng
268 học sinh trường THPT Hồng Thái
(Số khách thể này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên)
Tại các trường, chúng tui lựa chọn khách thể ngẫu nhiên ở cả 3 khối: khối
10, khối 11, khối 12 để làm tăng tính khách quan và đa dạng của kết quả
nghiên cứu.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông huyện
Đan Phượng rất đa dạng và phong phú. Có sự khác nhau nhưng không nhiều
về mức độ và sự biểu hiện nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường giữa các
nhóm khách thể.
- Học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng hầu như chưa được tiếp
cận với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường vì nhiều lý do khác nhau.
- Phần lớn khách thể vẫn có nhận thức chưa đầy đủ về dịch vụ trợ giúp tâm lý
học đường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học
sinh trung học phổ thông.
-Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung
học phổ thông.
-Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học
đường tại cơ sở.


8Frguflq24WHHma

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status