Tác động của trị liệu hành vi - nhận thức đến học sinh Trung học phổ thông có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp : Luận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về học sinh trung học phổ thông và rối loạn lo âu thường gặp ở độ tuổi này. Xây dựng cấu trúc trị liệu bằng mô hình hành vi – nhận thức có thể áp dụng đối với học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu. Thiết kế mô hình định hình trường hợp đối với những thân chủ có rối loạn lo âu

MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Theo đánh giá chung của nhiều quốc gia trên thế giới, các rối loạn liên
quan đến tâm lý chiếm 20% -25% dân số. Trong đó rối loạn lo âu là rối loạn
thường gặp và phổ biến. Nghiên cứu của Rieger và cộng sự (1990) cho thấy
có khoảng 15% dân số nói chung đã trải nghiệm dấu hiệu đặc trưng của rối
loạn lo âu và 2,3% đến 8,1% đang có rối loạn lo âu hiện hành.
Hiện nay, rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm lý điển hình,
đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.Theo thống kê, tỉ lệ
mắc phải lo âu ước tính ở thanh thiếu niên và trẻ em khoảng từ 3% đến 20%,
làm cho rối loạn lo âu trở thành một trong những rối loạn thường gặp của trẻ
em và thanh thiếu niên (Albano, Chorpita, & Barlow, 2003).Học sinh trung
học phổ thông từ 15 đến 18 tuổi được gọi là lứa tuổi đầu thanh niên (thanh
niên học sinh). Độ tuổi này là giai đoạn hoàn thiện sự phát triển thể chất của
con người cả về phương diện cấu tạo và chức năng. Về thể lực thì đây là thời
kỳ sung mãn nhất của đời người. Ở độ tuổi này các em có nhiều vấn đề để lo
âu: học tập, bạn bè, hình ảnh bản thân hiện tại và tương lai, tình yêu đôi lứa,
gia đình, những kỳ vọng mà gia đình cũng như bản thân tự đặt ra. Đó chính là
những lo âu bình thường mà bất cứ người trưởng thành nào cũng từng trải
qua. Tuy nhiên, lo âu diễn ra quá mức sẽ ảnh hưởng đến các chức năng về
mặt xã hội như là công việc học tập, giao tiếp. Nếu quá nặng bệnh nhân sẽ bị
tàn tật về mặt xã hội. Điều đáng nói ở đây lo âu ở mức độ nhẹ và vừa thì ít
được thể hiện ra bên ngoài như hành vi nên ít được chú ý đến. Chỉ khi nào nó
thật sự ảnh hưởng đến các chức năng của cuộc sống hay chuyển sang những
rối loạn khác như trầm cảm thì lúc đó mới được đưa đi khám.
Hiện nay, việc điều trị cho bệnh nhân có rối loạn lo âu đạt được hiệu quả
thông qua việc dùng thuốc và trị liệu bằng hành vi – nhận thức. Với phương
pháp trị liệu bằng hành vi – nhận thức bao gồm nhiều nội dung khác nhau như

giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cho bệnh nhân cách xử lý khi có những biểu hiện
của lo âu, hoảng sợ như là tập thư giãn, tập hít thở sâu. hay có những liệu pháp
phơi nhiễm với những yếu tố gây cho bệnh nhân lo âu. Từ đó bệnh nhân sẽ dần
dần thích nghi được với những hoàn cảnh gây ra tình trạng lo âu và các triệu
chứng sẽ mất dần. Việc áp dụng trị liệu hành vi – nhận thức được chứng minh là
có tác động rất lớn đến học sinh trung học phổ thông tại Mĩ .Tuy nhiên, điều này
chưa được phổ biến tại Việt Nam.Đặc biệt tại các trường trung học phổ thông –
nơi học sinh mắc phải rối loạn này rất nhiều, nhưng vì là rối loạn hướng nội nên
ít biểu hiện ra bên ngoài. Do đó chưa được quan tâm chữa trị.
Từ những mong muốn mang đến cho học sinh một cuộc sống tinh thần
thoải mái nhất để có thể học tập và tham gia các hoạt động của nhà trường,
chúng tui chọn đề tài “Tác động của trị liệu hành vi – nhận thức đến học sinh
Trung học phổ thông có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khám phá những tác động đạt được khi sử dụng liệu pháp hành vi –
nhận thức đối với học sinh THPT có RLLA và những khó khăn được rút ra
trong quá trình làm việc.
Hướng dẫn các bước thực hành trị liệu lo âu cho học sinh trung học
phổ thông.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Xem xét mức độ phù hợp của mô hình hành vi nhận thức đối với học
sinh có rối loạn lo âu tại trường Trung học phổ thông Marie Curie thành phố
Hồ Chí Minh.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể tham gia nghiên cứu là 2 học sinh trường Trung
học phổ thông Marie Curie thành phố Hồ Chí Minh đã được sàng lọc từ 200
học sinh của khối lớp 10 và 11.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Cho đến nay phương pháp trị liệu bằng hành vi – nhận thức được
chứng minh là có tác động tích cực đến học sinh trung học phổ thông có rối
loạn lo âu tại các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, nó cũng có tác động tích cực
đến học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu tại Việt Nam.
Niềm tin và sự hợp tác của học sinh là một trong những điều kiện tiên
quyết góp phần tạo nên sự thành công trong trị liệu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về học sinh trung học phổ thông
và rối loạn lo âu thường gặp ở độ tuổi này.
Xây dựng cấu trúc trị liệu bằng mô hình hành vi – nhận thức có thể áp
dụng đối với học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu.
Xây dựng mô hình định hình trường hợp đối với những thân chủ có
rối loạn lo âu.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tui chỉ nghiên cứu: Việc ứng dụng trị liệu
hành vi – nhận thức cụ thể bằng hai kỹ thuật phơi nhiễm và tái cấu trúc nhận
thức đối với học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu.
6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Trị liệu học sinh có rối loạn lo âu đã qua sàng lọc ban đầu
6.3. Địa bàn nghiên cứu
Trường Trung học phổ thông Marie Curie thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp trắc nghiệm (sử dụng thang đo)
- Phương pháp tác động trị liệu


/uc?export=down ... ExDQnkwMkU

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status