Nhận xét của sinh viên đối với trung tâm anh ngữ Minh Phương - pdf 25

Link tải miễn phí cho anh em
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Đào tạo ngoại ngữ nói chung và đào tạo tiếng Anh nói riêng được xem như một
ngành dịch vụ, một hoạt động kinh doanh: các trung tâm ngoại ngữ là doanh nghiệp
cung cấp hàng hóa dịch vụ, còn khách hàng là những phụ huynh, người học bỏ tiền ra
để đầu tư và sử dụng một dịch vụ mà họ đánh giá là tốt nhất. Tuy nhiên, không thể đánh đồng
giáo dục với các ngành nghề kinh doanh khác, bởi nó không đơn thuần chỉ là được lòng
khách mua vừa lòng người bán, mà nó còn mang một nhiệm vụ cao cả đó là đào tạo nên
những con người có ích cho xã hội, đất nước. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo tiếng Anh luôn là một trong những vấn đề chiến lược dài hạn hàng đầu
trong xu thế hội nhập với thể giới của Việt Nam.
Đào tạo ngoại ngữ khi đã trở thành một ngành kinh doanh thì hoạt động này khó
tránh khỏi sự cạnh tranh khắc nghiệt từ thị trung tâm. Bị cạnh tranh đi đôi với trình độ
quản lý yếu kém cũng như việc thiếu ý thức, đạo đức đã dẫn đến việc nảy sinh các vấn
đề tiêu cực trong giáo dục đào tạo như chất lượng đào tạo kém, hay sự xuống cấp đạo
đức học đường,... Chính vì vậy việc làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo là một
bài toán nan giải đặt ra cho tất cả các trung tâm, trong đó chất lượng đào tạo tiếng Anh
lại càng được quan tâm hơn khi nước ta đang trong thời kì thu hút đầu tư nước ngoài.
“Đào tạo những gì xã hội cần” – theo xu thế ấy, nhiều trung tâm không chuyên về
ngoại ngữ cũng đã phát triển đào tạo thêm tiếng Anh. Từ khi thành lập đến nay, trung
tâm đã gặt hái được những thành tựu và vấp phải những trở ngại nhất định. Sự hài lòng
của “khách hàng” mà cụ thể là học viên sẽ là bằng chứng hiệu quả nhất để đánh giá chất
lượng đào tạo của trung tâm. Nắm bắt sự thiết yếu của vấn đề, xuất phát từ thực tiễn đào
tạo, đề tài “Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Tiếng Anh Của Trung Tâm Ngoại Ngữ Trung Tâm Đại Học Bách Khoa TPHCM (Cơ Sở I)” đã được đặt ra và tiến hành thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đối với
trung tâm.
1.2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài
a. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích trước mắt: Đánh giá mức độ hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo Tiếng Anh Của Trung Tâm Ngoại Ngữ Trung Tâm Đại Học Bách Khoa TPHCM (Cơ Sở I) và tìm hiểu một số yếu tố tác động đến yếu tố này.
- Mục đích sâu xa: Nhằm phát huy những thế mạnh, hạn chế những điểm yếu trong công
tác đào tạo, giúp hệ thống kịp thời có những điều chỉnh hợp lý nhằm phục vụ cho công
tác đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo Tiếng Anh Của Trung Tâm Ngoại Ngữ Trung
Tâm Đại Học Bách Khoa TPHCM (Cơ Sở I)
b. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mức độ hài lòng của học viên đến chất lượng đào tạo tiếng Anh của Trung
Tâm Ngoại Ngữ Trung Tâm Đại Học Bách Khoa TPHCM (Cơ Sở I) qua các yếu tố:
 Giáo viên;
 Môi trường học tập;
 Tài liệu học tập;
 Chương trình học tập;
 Cơ sở vật chất;
 Giá cả dịch vụ.
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo Tiếng
Anh Của Trung Tâm Ngoại Ngữ Trung Tâm Đại Học Bách Khoa TPHCM (Cơ Sở I)
- Nguồn cung cấp thông tin: Những học viên hiện đang theo học khối ngành ngoại ngữ
tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Trung Tâm Đại Học Bách Khoa TPHCM (Cơ Sở I)
b. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: 3 tuần
- Không gian: Học viên của Trung Tâm Ngoại Ngữ Trung Tâm Đại Học Bách Khoa
TPHCM (Cơ Sở I)
- Số lượng khách thể khảo sát: 79 học viên
- Thời gian để thực hiện nghiên cứu đề tài chỉ vỏn vẹn 3 tuần, khoảng thời gian khá ngắn
để đi sâu vào nghiên cứu và phân tích một đề tài khoa học. Bên cạnh đó, vấn đề về chi
phí nghiên cứu còn rất nhiều hạn chế (bởi nhóm nghiên cứu là các học viên nên chưa có
được kinh phí để thực hiện các cuộc điều tra lớn) nên chỉ nghiên cứu ở Cơ sở I và các
lớp tiếng Anh. Một yếu tố nữa, các học viên thực hiện nghiên cứu đều là các học viên

https://mega.nz/#!RJcm2BRb!V3x66u8IQRSc ... ZojO9ioAoY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status