Xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu không gian PostGIS - pdf 25

Chia sẻ cho ae ketnoi đồ án thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu không gian PostGIS


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ 5
1.1. Giới thiệu 5
1.2. Các thành phần của GIS 5
1.2.1. Đối tượng 5
1.2.2. Các thuộc tính 7
1.2.3. Hình ảnh 7
1.2.4. Bề mặt 9
1.3. Hiển thị dữ liệu địa lý 11
1.3.1. Ảnh Vector 11
1.3.2. Ảnh Raster 13
1.4. Tổ chức thông tin địa lý 15
1.4.1. Các lớp bản đồ 15
1.4.2. Chủ đề dữ liệu 16
1.5. Hệ tọa độ và tham chiếu địa lý 17
1.5.1. Tham chiếu địa lý 17
1.5.2. Hệ tọa độ trong GIS 18
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ POSTGIS RASTER 22
2.1. Giới thiệu 22
2.1.1. So sánh PostGIS Raster với Oracle GEORaster 23
2.2. Cơ sở nền tảng trong PostGIS Raster 32
2.2.1. Sự thực thi 32
2.2.2. Cấu trúc 33
2.2.3. Xác định tham chiếu không gian 35
2.2.4. Dữ liệu Raster 35
2.2.5. Độ phân giải không gian 45
2.2.6. Loại điểm ảnh 46
2.2.7. Giá trị Nodata 47
2.2.8. Các khối ảnh 47
2.2.9. Tháp ảnh 49
2.2.10. Sự sắp xếp lớp Raster 51
2.2.11. Lưu trữ vật lý 55
2.2.12. Chỉ mục 58
2.2.13. Chuyển đổi 60
2.2.14. Sự giao nhau 61
CHƯƠNG 3: THỰC THI POSTGIS RASTER 66
3.1. Lưu trữ và quản lý Raster 66
3.1.1. Nhập Raster 66
3.1.2. Lấy và thiết lập các thuộc tính Raster 67
3.1.3. Chuyển đổi Vector sang Raster 68
3.1.4. Chuyển đổi Raster sang Vector 69
3.2. Xuất Raster 69
3.3. Hiển thị Raster 70
3.4. Chỉnh sửa và tính toán Raster 70
3.5. Chuyển đổi Raster sang định dạng GDAL 72
3.5.1. Raster sang Tiff 72
3.5.2. Raster sang JPEG 72
3.5.3. Raster sang PNG 72
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG 74
4.1. Giới thiệu 74
4.2. Một số hình ảnh của chương trình 75
4.3. Quantum GIS 78
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84



LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, lượng thông tin cần lưu trữ cũng tăng theo cấp số nhân theo từng năm, từng thời kỳ, thì việc lưu trữ số lượng thông tin đó trở nên vô cùng khó khăn, đặc biệt khi một lượng lớn thông tin vẫn được lưu trữ trên những tài liệu, sổ sách qua thời gian cùng với các tác động bên ngoài có thể làm cho những tài liệu đó bị hỏng hóc, khó phục hồi. Do đó, nhu cầu sử dụng các phần mềm hỗ trợ khả năng lưu trữ các dữ liệu đảm bảo các yếu tố an toàn và tiện lợi trong thao tác với dữ liệu đó là vô cùng cần thiết.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hệ quản trị CSDL khác nhau : từ phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy trên một hay nhiều siêu máy tính trong đó có thể kể tới các hệ quản trị CSDL như: MySQL, Oracle, SQL Server, PostgreSQL…Mỗi loại trên có những chức năng, lợi ích riêng. Đặc biệt hơn cả, hệ quản trị CSDL PostgreSQL có những chức năng và lợi thế hơn hẳn các hệ quản trị CSDL khác.
PostgreSQL là sự lựa chọn sử dụng của nhiều người vì nó có nhiều ưu điểm nổi trội so với các hệ quản trị CSDL khác. Thứ nhất, PostgreSQL là phần mềm mã nguồn mở, miễn phí hoàn toàn trong sử dụng. Thứ hai, hiệu suất làm việc của PostgreSQL chênh lệch so với các hệ quản trị khác trong sai số +/-10%. Thứ ba, đây là hệ quản trị có độ tin cậy cao, bằng chứng là quá trình phát triển của nó. Thứ tư, PostgreSQL còn có thể chạy được trên rất nhiều hệ điều hành khác nhau như Window, Linux, Unix, MacOSX…Và cuối cùng, một chức năng nổi trội của PostgreSQL là khả năng mở rộng hàm, kiểu dữ liệu, toán tử…người sử dụng có thể tự định nghĩa hàm, kiểu dữ liệu, kiểu toán tử…và có thể thêm những kiểu dữ liệu, toán tử…vào hệ quản trị CSDL PostgreSQL. Ngoài ra PostgreSQL còn hỗ trợ kiểu dữ liệu hình học (geometry) như Point, Line, Polygon…Và PostGIS chính là công cụ được bổ sung cho PostgreSQL để hỗ trợ hiển thị đối tượng địa lý. PostGIS là một mã nguồn mở, mở rộng không gian cho PostgreSQL giúp cải thiện được tốc độ truy cập, dễ dàng quản lý và đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu khi thao tác với dữ liệu không gian.
Một đặc điểm nổi trội của PostGIS đó là trong khi hầu hết các hệ thống thông tin địa lý khác chỉ cung cấp dữ liệu vector để thực thi thì PostGIS hỗ trợ một kiểu dữ liệu mới cho phép miêu tả sự phân bố của các hiện tượng vật lý thay đổi liên tục theo thời gian và không gian (gọi là các trường liên tục) như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm…Đây chính là cơ sở để chọn đồ án “Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu không gian PostGIS”. Đóng góp lớn nhất của đồ án là đi nghiên cứu làm rõ một kiểu dữ liệu mới PostGIS Raster- hỗ trợ các trường liên tục trong cơ sở dữ liệu PostgreSQL đồng thời cũng mô tả một ứng dụng cho phép người dùng quản lý cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh trong PostGIS Raster.
Đồ án chia làm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở hệ thống thông tin địa lý: giới thiệu qua những thành phần cơ bản nhất của một hệ thống thông tin địa lý.
Chương 2: Tổng quan về PostGIS Raster: tập trung giới thiệu về PostGIS, so sánh với những hệ quản trị khác; những cơ sở kiến thức nền tảng về Raster cũng được giới thiệu làm rõ trong chương này.
Chương 3: Thực thi PostGIS Raster: giới thiệu chi tiết cách thức làm việc với dữ liệu Raster trong PostGIS.
Chương 4: Xây dựng chương trình ứng dụng: thiết kế, xây dựng chương trình ứng dụng quản lý ảnh vệ tinh kết nối đồng thời cả PostGIS và Quantum Gis.








CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
Dữ liệu địa lý được lưu trữ, thao tác, phân tích bởi một hệ thống thông tin địa lý GIS. Phần này sẽ đi mô tả các thành phần trong hệ thống này.
1.1. Giới thiệu
Dữ liệu địa lý nhiều hơn so với hình ảnh điện tử. Dữ liệu địa lý không chỉ mô tả các đối tượng thật và các quan hệ trong không gian mà còn thể hiện tham chiếu không gian , hình học và các thông tin chuyên đề. Tuy nhiên để khai thác một cách đầy đủ các đặc trưng đó, cần có một công cụ bổ sung. Một hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống thông tin được thiết kế để tương thích, lưu trữ, chỉnh sửa, phân tích, chia sẻ và hiển thị thông tin địa lý cho các nhà xây dựng, thiết kế. Ứng dụng GIS là những công cụ cho phép người sử dụng tạo ra các truy vấn tương tác, phân tích thông tin không gian, chỉnh sửa dữ liệu trong bản đồ và hiển thị kết quả của tất cả các hoạt động đó.
Một hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐL) là sự kết hợp của bản đồ, phân tích, thống kê và công nghệ cơ sở dữ liệu. Đó là thiết kế có thể tùy chỉnh cho một tổ chức. Một HTTTĐL được phát triển với mục đích thẩm quyền hay các doanh nghiệp có thể không nhất thiết phải tương thích hay tương thích với hệ thống GIS đã được xây dựng cho các ứng dụng khác.
1.2. Các thành phần của GIS
Tất cả GIS cung cấp các cách xử lý cho việc hiển thị và quản lý thông tin địa lý dựa trên bốn yếu tố cơ bản:
• Đối tượng
• Thuộc tính
• Hình ảnh
• Bề mặt
1.2.1. Đối tượng
Một đối tượng được sử dụng để mô tả một thực thể trong không gian – thời gian. Bên cạnh một số đối tượng được thêm vào, các đối tượng địa lý cơ bản là tập hợp các điểm, đường và vùng. Chúng thể hiện những điều xảy ra tự nhiên, đối tượng rời rạc ( như sông, thảm thực vật) đối với các công trình xây dựng (như đường sá, đường ống, giếng, các tòa nhà…) hay các khu đất ( quận, khu vực chính trị và các mảnh đât…)
Điểm: xác định những vật rời rạc mà chúng quá nhỏ để mô tả theo kiểu đường hay vùng như địa điểm, bốt điện thoại, và các điểm máy đo dòng chảy…Điểm cũng có thể thay mặt cho vị trí địa điểm nào đó, tọa độ GPS hay đỉnh núi.

Hình 1.1: Đối tượng điểm
Đường: đường thể hiện hình dạng của đối tượng địa lý quá hẹp để mô tả theo kiểu một vùng (như đường phố, dòng chảy). Đường cũng được sử dụng thể hiện các đối tượng có chiều dài nhưng không phải vùng như đường đồng mức và địa giới hành chính.

Hình 1.2: đối tượng đường
Vùng: thể hiện hình dạng của các đối tượng lớn như các tiểu bang, quận hạt, loại đất, hiện trạng sử dụng đất…




lG74U11FhN062s8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status