Xây dựng hệ thống theo dõi và quản lý nước ngầm cho một vùng địa lý - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chƣơng I Giới thiệu
Nước ngầm đã và đang đóngmột vai trò to lớn trong việc cung cấp nước thường
xuyên cho các sông suối, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân và sản xuất một cách
bền vững ở vùng núi cao, vùng trung du và hải đảo. Ở một số nước trên thế giới từ lâu
khai thác sử dụng nước ngầm rất lớn vào mục đích sinh hoạt và chăn nuôi. Ví dụ như,
Đan Mạch sử dụng hoàn toàn nước ngầm cho sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Một số
nước khác tỉ lệ sử dụng nước ngầm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng rất cao. Ví dụ như
ở Bỉ tỷ lệ nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt chiếm 90%, Phần Lan và Thủy Điển
chiếm 85-90%, Hà Lan chiếm 75%[1]. Bên cạnh đó, nước có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với cơ thể con người. Nó chiếm 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng
lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ và 50% trọng lượng xương. Nếu uống không đủ nước
thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, các hệ thống trong cơ thể, như suy giảm
chức năng thận, đau đầu, mệt mỏi. Mỗi người, nếu mất trên 20% lượng nước có thể
gây ra tử vong.Bên cạnh đó, vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp, trồng
trọt,chăn nuôi và các ngành kinh tế khác cũng rất quan trọng. Trong nông nghiệp, dân
gian có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Tất cả cây trồng và vật nuôi đều
cần nước để phát triển. Trong công nghiệp, nước được dùng làm nguội các động cơ, là
dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiệp
và mỗi loại hình sản xuất đều cần một lượng nước, loại nước khác nhau[2]. Nếu không
có nước thì hầu hết các hoạt động sinh hoạt, sản xuất đều bị ngừng hoạt động. Nước
ngầm là một dạng nước dưới đất, nó được tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời
như cặn, sạn, trong các khe nứt dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho hoạt động
sống của con người. Đặc điểm của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các
lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm được chia thành
nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Mực nước biến đổi nhiều và phụ thuộc
vào trạng thái của nước mặt.Nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Các phương pháp
phổ biến được sử dụng để lấy nước ngầm là địa chất, địa mạo, địa vật lý, khoan hay
đào.
Do khai thác tràn lan quá mức và chưa được kiểm soát chặt chẽ, hiện nguồn nước
ngầm đã và đang bị sụt giảm và ô nhiễm ở mức báo động. Ví dụ như hàng năm nguồn
nước ngầm ở tỉnh Sóc Trăng bị sụt giảm từ 0,2 tới 0,3cm với sối lượng giếng khoan hộ
gia đình tự ý khoan là 80.000 giếng và 130 trạm cung cấp nước tập trung đã gây hiện
tượng thiếu hụt nguồn nước trầm trọng[3]. Bên cạnh đó, khai thác nguồn nước ngầm
quá mức khiến cho hạ tầng sụt lún trên diện rộng [4]. Nguồn nước ngầm còn lại sẽ bị ô
nhiễm xâm nhập. Ngày nay, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhu cầu sử dụng nước lớn,
như thành phố Hà Nội nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước ngầm[5]. Vì vậy, các
thành phố khai thác nước ngầm sâu và nhiều hơn làm tài nguyên nước ngầm đang dần
cạn kiệt. Hậu quả của nó là làm ô nhiễm nguồn nước, các mạch nước ngầm tụt sâu,
nguy hiểm hơn là gây sụt lún trong đô thị. Biện pháp khắc phục tạm thời hiện nay của
ban quản lý tại các khu vực mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền nâng cao nhận thức
cộng đồng, tăng cường thực thi pháp luật, khảo sát thực địa và thống kê số lượng
giếng. Bên cạnh đó còn thực hiện chương trình bảo vệ nước ngầm ở các đô thị, từng
bước lập kế hoạch bảo vệ, khai thác sử dụng nguồn nước ngầm. Ngoài một số kỹ thuật
đo đạc thông số nguồn nước bằng tay, sự ra đời của các máy đặt đo tự động cho phép
ta theo dõi mực nước và các thông số liên quan một cách liên tục. Với lượng dữ liệu
khá lớn thu được từ các thiết bị đó, một hệ thống hỗ trợ việc theo dõi và quản lý nước
ngầm là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Chúng ta có thể xác định sự thay đổi hàng năm và
dài hạn lưu trữ nước ngầm, hướng và độ dốc của nước ngầm. Chúng ta xác định rõ các
vấn đề đó thì mới khai thác nước ngầm với lưu lượng hợp lý giúp bảo vệ tài nguyên
nước ngầm và tránh được những hậu quả do nguồn nước ngầm cạn kiệt gây ra. Ngoài
ra, chúng ta hiểu cách hệ thống tầng chứa làm việc và đạt được cái nhìn sâu sắc để xây
dựng, thiết lập máy bơm khai thác hiệu quả nước ngầm.
Như ta biết nguồn nước nói riêng và mọi sự vật hiện tượng trong thế giới thực
nói chung là bất biến, chúng biến đổi liên tục theo không gian và theo thời gian. Mô
hình dữ liệu có khả năng biểu diễn các đối tượng tham chiếu địa lý như nguồn nước
ngầm là một trong những yêu cầu của hệ thống ứng dụng. Dữ liệu được đặc trưng bởi
thuộc tính không gian và biến đổi theo thời gian, thời gian có cấu trúc khá phức tạp về
mặt bản chất vì thế phương pháp biểu diễn cũng như các toán tử sử dụng trong tính
toán phải tinh vi và hiệu quả. Cho tới nay nghiên cứu liên quan tới phát triển các hệ
thống chuyên biệt như hệ thống thông tin địa lý GIS(Geographic Information Systems)
và hệ thống ứng dụng Cơ Sở Dữ Liệu(CSDL) không gian cho đối tượng tham chiếu
địa lý và biểu diễn mối quan hệ không gian giữa các đối tượng vẫn là một trong những
chủ đề rất quan trọng.Mô hình biểu diễn đối tượng dữ liệu có ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả của hệ thống cũng như biểu thị ngôn ngữ truy vẫn dữ liệu không gian[6].
Ngoài ra, gần đây rất nhiều nghiên cứu tập trung vào các ứng dụng không gian-thời
gian có tham chiếu địa lý. Những ứng dụng này hướng tới kiểm tra hiện tượng xảy ra
tại các khu vực cụ thể và thay đổi theo thời gian[7, 8].
Mục tiêu của luận văn này giới thiệu một kiến trúc hệ thống theo dõi quản lý
nguồn nước ngầm biến đổi liên tục theo thời gian thực trên một vùng địa lý. Tiếp đến
nghiên cứu đề xuất một mô hình dữ liệu không gian-thời gian để quản lý thông tin.
Định nghĩa lược đồ CSDL không gian-thời gian sẽ được mô tả chi tiết. Phương pháp
phân tích các mối quan hệ topo nhị phân giữa các đối tượng địa lý và đặc biệt mô hình
9-intersection[32] được tìm hiểu để tính toán mối quan hệ giữa các đối tượng. Nhằm
hỗ trợ tương tác nhanh chóng và hiệu quả cho đối tượng người dùng, tui thiết kế các
toán tử liên quan đến điều kiện tìm kiếm không gian, thời gian và không gian-thời
gian. Một số ví dụ truy vấn minh họa việc sử dụng các toán tử đó sẽ được trình bày.
Hệ thống thực nghiệm cuối cùng được xây dựng với các toán tử được nhúng vào hệ
thống. Kết quả thực nghiệm thu được với một số dữ liệu có được từ các giếng khoan
thuộc một số khu công nghiệp.
Nghiên cứu của luận văn đóng góp vào việc xây dựng các mô hình hệ thống
nguồn nước ngầm quý giá một cách tự động và tiện lợi đối với người sử dụng.
Luận văn có bố cục như sau:
Chương I -Giới thiệu tổng quan về tầm quan trọng của nguồn nước ngầm, động
cơ và mục tiêu của nghiên cứu.
Chương II - Khảo sát một số hệ thống theo dõi nguồn nước ngầm hiện có và tìm
hiểu một số mô hình dữ liệu không gian-thời gian. Các toán tử tính toán đối với đối
tượng không gian và thời gian cũng sẽ được giới thiệu trong chương này.
Chương III - Thiết kế mô hình CSDL không gian-thời gian cho hệ thống theo dõi
nguồn nước ngầm cho một khu vực địa lý.
Chương IV - Trình bày kiến trúc hệ thống, thiết kế CSDL và thuật toán cho các
toán tử hỗ trợ tìm kiếm dữ liệu theo các điều kiện không gian, thời gian và không gian
thời gian.
Chương V - Triển khai hệ thống thực nghiệm với một số kết quả thu được từ việc
ứng dụng các toán tử xây dựng ở chương IV cho dữ liệu thu được từ các giếng khoan
thuộc một số khu công nghiệp.
Chương VI - Tổng kết những kết quả đạt được của nghiên cứu và hướng nghiên
cứu tương lai.
Chƣơng II Cơ sở lý thuyết
Chương này khảo sát kỹ thuật tạo biểu đồ quản lý nguồn nước dùng trong hệ
thống thông tin địa lý và một số hệ thống theo dõi quản lý nguồn nước ngầm hiện có.
Tiếp đó một số mô hình dữ liệu không gian-thời gian để biểu diễn sự biến đổi của đối
tượng sẽ được trình bày. Các toán tử tính toán trên đối tượng không gian và thời gian
cũng sẽ được giới thiệu trong chương này.
2.1 Mô hình dữ liệu không gian-thời gian
Một đối tượng chiếm lĩnh một vị trí cụ thể trong không gian được gọi là một đối tượng
không gian. Đối tượng có vị trí thay đổi theo thời gian được gọi là một đối tượng
không gian-thời gian [9]. Mô hình dữ liệu là mô hình có cấu trúc mô tả dữ liệu cho các
loại đối tượng và có một chương trình khung để tổ chức và quản lý những dữ liệu đó.
Nó có ba thành phần [10]: tập hợp các kiểu đối tượng, tập hợp các toán tử, và thiết lập
các quy tắc toàn vẹn.
Mô hình dữ liệu không gian-thời gian có thể được định nghĩa như là một mô hình
dữ liệu được thiết kế cho mô hình hóa thế giới thực nơi các đối tượng thay đổi vị trí và
hình dạng của chúng theo thời gian [11]. Hiện nay, giả sử rằng các mô hình dữ liệu
không gian-thời gian là cho các đối tượng có ranh giới rõ nét và các mối quan hệ được
xác định chính xác với các đối tượng khác. Một số mô hình dữ liệu không gian-thời
gian đã được trình bày bằng cách ghi lại sự thay đổi về không gian và thời gian của đối
tượng đó[12, 13].
Các đối tượng không gian có thể được ghi lại và biểu diễn ở một thời điểm nào
đó mà chúng tồn tại bởi mô hình kết xuất nhanh (snapshot). Mô hình snapshot không
thể xác định những thay đổi một cách rõ ràng về vị trí và hình dạng của các đối tượng.
Cách tiếp cận khác là mô hình dữ liệu dựa trên gán nhãn thời gian, có nghĩa là, gán
nhãn thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cho tất cả các đối tượng [14]. Vì vậy, với
cách tiếp cận này sẽ theo dõi được các phiên bản khác nhau của cùng một đối tượng
trên một số bộ dữ liệu không liên quan (nonrelated) trong cùng một bảng. Nhưng để
xác định lịch sử của một đối tượng đơn lẻ [15] lại rất khó khăn. Đã có những phương
pháp tiếp cận khác nhau được đề xuất để giải quyết vấn đề này bao gồm việc thực hiện
một mô hình hướng đối tượng được gọi là đối tượng thay đổi theo thời gian [16], gán
tham chiếu tới các phiên bản trước của đối tượng, trong tương lai, và hiện tại của cùng

p2XAVtTa9b086I7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status