Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen Luận văn thạc sỹ - pdf 25

Link tải miễn phí cho anh em
MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Cách đây hơn 200 năm, vào ngày 02 tháng 4 năm 1805, có một người
đã cất tiếng khóc chào đời đầu tiên tại một ngôi làng nằm trong thung lũng
giữa những quả đồi thấp quanh năm lẩn khuất sương mù, ngày đêm ngập
tràn gió biển vùng Odense của xứ sở Đan Mạch xa xôi với những đỉnh đồi
được bao phủ bởi một màu trắng thanh khiết của muôn ngàn cánh hoa thạch
thảo. Như một thiên thần được Thượng đế phái xuống trần gian để thay
Người thực hiện sứ mệnh cứu rỗi nhân loại, người đó, ba mươi năm sau đã
trở thành một nhà văn mà tác phẩm đã được dịch ra “hơn 90 thứ ngôn ngữ
trên khắp năm châu bốn biển” [17, tr. 18], từng được hàng triệu người trên
thế giới mến yêu đến ngưỡng mộ, sùng bái. Và cho đến nay, dù đã cách xa
chúng ta 137 năm nhưng tên tuổi của ông đã đi vào thế giới huyền thoại như
một người kể chuyện hay nhất hành tinh. Đó chính là Hans Christian
Andersen - người kể chuyện thiên tài của mọi thời đại.
Andersen là một nhà văn kì diệu. Với trí tưởng tượng phong phú, tài
năng thiên bẩm, tâm hồn nhạy cảm và thánh thiện, ông đã niệm thần chú lên
ngòi bút nhiệm màu của mình đánh thức “đứa trẻ thơ muôn thuở” “luôn tồn
tại và yên ngủ” [6, tr. 109] trong lòng mỗi con người, đưa chúng ta đến với
cuộc sống “kỳ diệu và đẹp đẽ” (Pauxtôpxki) với những ánh nhìn hồn nhiên,
trong sáng và thánh thiện nhất. Andersen đã thử sức ở rất nhiều lĩnh vực
nhưng đạt đến đỉnh cao hơn cả là hơn 160 truyện cổ được bắt đầu viết từ
năm 1835. Và chính những truyện thần tiên đó đã làm cho ông trở thành bất
tử.
Bản thân người viết đã từng gắn bó với những câu chuyện cổ của
Andersen suốt thời thơ ấu và cho đến khi trưởng thành vẫn luôn mang bên
mình thế giới cổ tích ấy, đọc và nâng niu nó như một thứ Kinh thánh của
riêng mình. Tuổi thơ đắm chìm trong một thế giới cổ tích lung linh, rực rỡ,
huy hoàng, đầy biến ảo của Andersen với những dãy núi phủ đầy tuyết trắng
xứ Anpơ, những tảng băng lóng lánh, những bông tuyết trắng muốt một màu
thanh sạch phủ lên đất đai cây cỏ; một thế giới diễm ảo với màu xanh ngát
của bầu trời Bantích, với lòng biển khơi sâu thẳm, “nước xanh hơn cánh hoa
mua biếc nhất, trong vắt như pha lê”, những đỉnh đồi nở đầy hoa thạch thảo,
những đoá oải hương thơm ngát một mùi hương dịu dàng, những hồ nước
trong veo từng đàn thiên nga trắng muốt bơi lội cạnh những ngôi nhà xinh
xinh, cổ kính, những cánh đồng lúa mì vàng rộm trải rộng đến tận chân trời,
những gác chuông nhà thờ cứ mỗi chiều lại đổ hồi dóng dả, những khu vườn
sum suê cây cối, những cánh rừng, những con đường mòn… Tất cả thế giới
thiên nhiên diễm tuyệt ấy đã in sâu vào tâm trí tui suốt thời thơ ấu. tui đã
từng say mê với tiếng hát của những Nàng tiên cá, cuốn mình theo những
cuộc phiêu lưu của Chú lính chì dũng cảm, mải mê dõi theo bước chân của
cô bé Giecđa trong hành trình tìm bạn; và cũng đã từng rơi nước mắt khóc
thương cho số phận bất hạnh của Cô bé bán diêm… Mỗi lần đọc Andersen
tưởng như thấy lại bóng dáng thời thơ ấu của mình trong đó (“Bất ngờ ta
bỗng gặp lại mình – Quyển Andersen ngày xưa bụi dày như năm tháng” –
Ngọc Lan). Tâm hồn được bồi đắp không chỉ bởi sự lung linh, đẹp đẽ của thế
giới cổ tích diệu huyền mà còn bởi những triết lí nhân sinh đậm tính nhân
văn sâu sắc. Có cảm giác tận thẳm sâu tâm hồn được thấm mát bởi những
giọt nước diệu kỳ thoát ra từ những trang sách ướt đẫm tình yêu con trẻ của
“người canh giữ những linh hồn cổ tích” – Andersen. Mang trong mình niềm
say mê và một tình yêu trầm lắng với những câu chuyện cổ Andersen, tui hiểu rằng chính ông là người đã truyền cho tui một niềm tin bất diệt : “Dù ai
nói với bạn điều gì đi nữa thì xin bạn hãy cứ tin rằng cuộc sống này là kỳ
diệu và đẹp đẽ” (Pauxtôpxki).
Truyện cổ Andersen chinh phục được đông đảo bạn đọc qua nhiều thế
hệ không chỉ bởi những hình ảnh lung linh, huyền ảo của một thế giới cổ tích
thần tiên hay nội dung mang những triết lí sâu sắc, thâm trầm mà còn bởi
những hình thức nghệ thuật độc đáo. Khám phá Nghệ thuật tự sự trong
Truyện cổ Andersen, chúng tui muốn qua ánh nhìn của thi pháp học hiện đại
để thêm một lần nữa khẳng định tài năng của người con xứ Odense này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu
Có một thực tế đáng ngạc nhiên là mặc dù Andersen đến Việt Nam
khá sớm, thu hút được số lượng đông đảo bạn đọc và tác phẩm của ông có
một tầm ảnh hưởng sâu rộng, song Andersen và những truyện kể của ông
chưa thực sự được nghiên cứu một cách rộng rãi và chuyên sâu. Cho đến nay
chưa có một cuốn sách nào nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về ông.
Cuộc đời và thân thế của Andersen mới được nhắc đến trong một hai
trang từ điển. Gần đây có một số cuốn sách viết về cuộc đời ông dưới dạng
truyện kể như cuốn Hans Christian Andersen – truyện về các nhà bác học
và danh nhân thế giới (Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin) và cuốn
H.C.Andersen – người kể chuyện thiên tài của tác giả Viết Linh (Nhà xuất
bản Thanh niên, xuất bản năm 2006).
Tên tuổi của Andersen xuất hiện quả là khiêm tốn, bằng chứng là các
giáo trình lớn không đề cập đến ông như rất nhiều nhà văn phương Tây khác.
Phải tìm hiểu rất kĩ, chúng tui mới tìm được hơn hai trang viết về tiểu sử
Andersen cùng một số đặc điểm nội dung nghệ thuật các tác phẩm của ông

2I1k0r4tlb9kbhw
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status