Tìm hiểu bộ khuếch đại raman và khảo sát ứng dụng raman trong thiết kế tuyến - pdf 25

Link tải đồ án cho anh em
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ BỘ KHUẾCH ĐẠI RAMAN VÀ KHẢO SÁT ỨNG DỤNG RAMAN TRONG THIẾT KẾ TUYẾN

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Với nhu cầu về chiều dài đường truyền lớn, khuếch đại quang trở thành một thành phần thiết yếu trong hệ thống quang đường dài. Có ba loại thiết bị quang đang được sử dụng hiện nay là: EDFA, RAMAN và HFA. RAMAN mặc dù được phát hiện trước EDFA nhưng mới được triển khai trong những năm gần đây. Chính vì điều này em muốn tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lí hoạt động của sợi RAMAN để từ đó so sánh những ưu điểm và những hạn chế của thiết bị khuếch đại RAMAN so với thiết bị khuếch đại EDFA.
II. Ý NGHĨA THỰC TIỄN:
RAMAN ngày nay hứa hẹn sẽ được sử dụng rộng rãi vì vậy khi tìm hiểu được nguyên lí hoạt động, những ưu và nhược điểm của khuếch đại quang này sẽ giúp chúng ta áp dụng vào trong thiết kế, tận dụng được những ưu điểm khi sử dụng bộ khuếch đại này.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
THỜI GIAN CÔNG VIỆC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
TUẦN I
(26/3-02/4) - Viết đề cương sơ bộ
- Tìm, sưu tầm tài liệu về khuếch đại RAMAN
- Hoàn thành đề cương sơ bộ
TUẦN II
(03/4-10/4) - Soạn đề cương chi tiết
- Làm thêm phần 1.1
- Gặp giáo viên hướng dẫn
TUẦN III
(11/4-18/4) - Làm chương I Chương I
TUẦN IV
(19/4-26/4) - Làm chương II Chương II
TUẦN V
(27/4-04/5) - Làm chương III
Chương III
TUẦN VI
(05/5-12/5) - Làm slide
- Đọc, chỉnh sửa, bổ sung -Hoàn thành đề tài

CHƯƠNG 1: TÁN XẠ RAMAN
1.1 Tổng quan về tán xạ Raman
1.1.1 Sợi quang
1.1.2 Hiệu ứng tán xạ Raman SRS
1.2 Đặc tính của tán xạ Raman kích thích
1.2.1 Phổ khuếch đại Raman
1.2.2 Ngưỡng Raman
1.3 Ảnh hưởng của tán xạ Raman kích thích trong thông tin quang
1.3.1 Ảnh hưởng của SRS đối với hệ thống đơn kênh
1.3.2 Ảnh hưởng của SRS trong hệ thống WDM

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG TÁN XẠ RAMAN KÍCH THÍCH KHUYẾCH ĐẠI TÍN HIỆU QUANG
2.1 Bộ khuyếch đại quang Raman
2.1.1 Cấu tạo của bộ khuếch đại Raman
2.1.2 Nguyên lý bơm
2.1.3 Hệ số khuyếch đại và băng tần của bộ khuyếch đại Raman
2.1.4 Nhiễu trong các bộ khuyếch đại Raman
2.1.5 Khuyếch đại Raman phân bố DRA (Distributed Raman Amplifier)
2.1.6 Khuyếch đại Raman tập trung LRA (Lumped Raman Amplifier)
2.2 Ứng dụng bộ khuyếch đại quang Raman trong hệ thống WDM

CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT THIẾT KẾ TUYẾN CÓ ỨNG DỤNG KHUẾCH ĐẠI RAMAN ( dùng phần mềm optical system)
3.1 Tính toán tham số
3.2 Kết quả thiết kế tuyến có ứng dụng bộ khuếch đại Raman
3.2.1 Kết quả thay đổi phổ khuyếch đại Raman
3.2.2 Kết quả thay đổi bước sóng bơm
3.2.3 Kết quả mô phỏng ảnh hưởng của SRS
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHƯƠNG 1: TÁN XẠ RAMAN
1.1 Tổng quan về tán xạ Raman
1.1.1 Sợi quang
Sơi quang có cấu trúc như là một ống dẫn sóng hoạt động ở dải tần số quang , như vậy nó có dạng hình trụ bình thường và có chức năng dẫn sóng ánh sáng lan truyền theo hướng song song với trục của nó. Để đảm bảo được sự lan truyền cảu ánh sáng trong sợi, cấu trúc cơ bản của nó gồm có một lỡi hình trụ làm bằng sợi thủy tinh có chỉ số chiết xuất n1 lớn và bao quanh lõi là một vỏ phản xạ hình ống đồng tâm với lõi và có chiết suất n2<n1. Sự lan truyền của ánh sáng dọc theo sợi được mô tả dưới dạng các sóng điện từ truyền dẫn được gọi là các mode trong sợi. Mỗi mode truyền là một mẫu các đường trường điện và trường từ được lặp đi lặp lại theo sợi ở các khoảng cách tương đương với bước sóng . Chỉ có một và mode riêng biệt nào đó là có khả năng truyền dọc theo suốt chiều dài sợi trong số nhiều mode được ghép vào tại đầu sợi. Lớp vỏ phản xạ mặc dù không là môi trường truyền ánh sáng nhưng nó là môi trường tao ra ranh giới với lõi và nhăn chặn sự khúc xạ ánh sáng ra ngoài, tham gia bảo vệ lõi và gia cường thêm độ bền của sợi.
Vật liệu cấu tạo ra lõi sợi thông thường là thủy tinh, còn vỏ phản xạ có thể là thủy tinh hay chất dẻo trong suốt, loại sợi có cấu trúc vật liệu như vậy thường có suy hao nhỏ và trung bình. Để tránh cọ trầy xước vỏ , sợi quang thường bao bọc quanh một lớp chất dẻo. Lớp vỏ bảo vệ này sẽ ngăn chặn các tác động cơ học vào sợi , gia cường thêm cho sợi, bảo vệ sợi không bị răn lượn sóng, kéo dãn hay cọ xát bề mặt; mặt khác cũng tạo điều kiện để bọc sợi thành cáp sau này. Lớp vỏ này gọi là lớp vỏ bọc sơ cấp.


g2PnWosWo03bHn0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status