Truyền thông chuyển tiếp hai chiều trong môi trường vô tuyến nhận thức - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử -- Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Nghiên cứu các giao thức chuyển tiếp hai chiều hoạt động hiệu quả trong môi trường vô tuyến nhận thức. Các tham số đánh giá hiệu năng ở lớp vật lý như xác suất truyền hỏng (outage probability), tỷ lệ lỗi trung bình (symbol error rate) ở kênh truyền fading cũng sẽ đươc khảo sát và tập trung vào các nội dung nghiên cứu đã đề cập về mặt lý thuyết và đồng thời thực hiện chứng minh chi tiết các kết quả, thực hiện mô phỏng và so sánh với các kết quả đã trình bày. Phương pháp nghiên cứu là sự mô phỏng giữa mô hình toán xác suất và mô phỏng Monte-Carlo.
MỞ ĐẦU
Vô tuyến nhận thức (cognitive radio) là một khái niệm mới, được đề xuất bởi giáo
sư Mitola, cho phép các hệ thống vô tuyến có thể cảm nhận môi trường xung quanh
và tự điều chỉnh các tham số truyền phát của nó để đạt tối ưu. Vô tuyến nhận
thức hiện nay có rất nhiều ứng dụng và một trong những ứng dụng quan trọng
nhất của nó là để cải thiện hiệu suất sử dụng phổ tần, một phần gây ra bởi chính
sách phân bố phổ tần cố định. Ý tưởng cơ bản các hệ thống vô tuyến sử dụng công
nghệ vô tuyến nhận thức là có thể tiến hành hoạt động truyền phát mà không cần
phải đăng ký/mua trước tần số bằng cách truyền phát trong những băng tần trống
hay truyền song song với hệ thống sơ cấp (có bản quyền tần số) mà không gây
can nhiễu cho nó. So sánh hai phương pháp, thì phương pháp sau (còn được gọi là
phương pháp truyền nền theo đề xuất của giáo sư Goldsmith) cho hiệu suất phổ
tần cao hơn và hệ thống dễ dàng đảm bảo chất lượng dịch vụ đặc biệt cho những
dịch vụ đòi hỏi thời gian thực. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là công suất phát
của hệ thống thứ cấp (hệ thống sử dụng công nghệ vô tuyến nhận thức) phải bị
giới hạn để không gây can nhiễu cho hệ thống sơ cấp dẫn đến kết quả là vùng phủ
sóng của hệ thống thứ cấp bị giới hạn.
Chuyển tiếp hai chiều (two way relaying) là một ứng dụng quan trọng của mã
mạng (network coding) ở lớp vật lý cho phép cải thiện đáng kể hiệu suất phổ tần
bằng cách tận dụng tính chất quảng bá của kênh truyền vô tuyến. Với hai nút
nguồn và một nút chuyển tiếp, hiệu suất phổ tần sẽ được cải thiện 100% và do đó
nó nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng khoa học trên thế giới trong
những năm gần đây.
Có nhiều cơ chế được sử dụng cho mạng chuyển tiếp hai chiều. Việc lựa chọn
mô hình và cơ chế phù hợp của mạng chuyển tiếp như thế nào cần dựa vào các
nghiên cứu và đánh giá về mặt lý thuyết dựa vào các tiêu chí đánh giá mạng như
độ phân tập, xác suất truyền hỏng, thông lượng mạng và dung năng của mạng.
Để giải quyết các vấn đề đó, luận văn này nghiên cứu và so sánh một số mô
hình truyền chuyển tiếp hai chiều theo các tiêu chí như đã đề cập, cho chúng ta
cơ sở để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của mạng chuyển tiếp và đồng thời đưa ra
các đánh giá các mô hình mạng dựa theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đặc trưng của
một mạng vô tuyến.
Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu về các mức độ ảnh hưởng của phần cứng đến
hoạt động của mạng chuyển tiếp hai chiều như thế nào, cụ thể là các tham số SER
và xác suất truyền hỏng của mạng.
Luận văn được chia làm các phần như sau:
- Phần mở đầu.
- Chương 1: trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến mạng chuyển tiếp hai
chiều.
- Chương 2: nghiên cứu về mô hình truyền dữ liệu kết hợp kiểu trực tiếp và
chuyển tiếp.
- Chương 3: nghiên cứu về cơ chế chuyển tiếp chọn lọc trong mạng chuyển tiếp
hai chiều.
- Chương 4: đề cập về tác động suy giảm của phần cứng tại nút chuyển tiếp đến
các tham số hoạt động của mạng.
- Phần kết luận.
Các mô hình về mạng chuyển tiếp hai chiều ở chương 2 và chương 3 được tham
khảo ở tài liệu [1, 6]. Nội dung của chương 4 được đề cập ở tài liệu [7].
Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu các giao thức chuyển tiếp hai chiều hoạt
động hiệu quả trong môi trường vô tuyến nhận thức. Các tham số đánh giá hiệu
năng ở lớp vật lý như xác suất truyền hỏng (outage probability), tỷ lệ lỗi trung
bình (symbol error rate) ở kênh truyền fading cũng sẽ được khảo sát và tập trung
vào các nội dung nghiên cứu đề cập ở trên về mặt lý thuyết và đồng thời thực hiện
chứng minh chi tiết các kết quả, thực hiện mô phỏng và so sánh với các kết quả
mà các tác giả đã trình bày ở [1, 6, 7]. Phương pháp nghiên cứu là sự kết hợp giữa
mô hình toán xác suất và mô phỏng Monte-Carlo.
Các vấn đề đã đạt được trong luận văn này là nghiên cứu các mô hình truyền
thông chuyển tiếp hai chiều sử dụng cơ chế Amplify-and-Forward - khuyếch đại và
chuyển tiếp (AF), chứng minh chi tiết các kết quả được nêu ở [1, 6, 7] và thực hiện
mô phỏng chính xác các kết quả đó.


a9DMeE8iPMJ27v8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status